Bạch Dinh (TP.Vũng Tàu) thì mình chả lạ. Cứ theo Bãi Trước về phía núi Lớn, là nhìn thấy ngay dinh thự trắng, ngói đỏ trên sườn núi xanh.
Vũng Tàu nói vậy nhưng bé tý xíu, quanh đi quẩn lại, chỉ có tắm biển, đi lượn và... ăn nhậu. Tắm biển thì mình lười. Lượn thì mãi cũng mỏi chân.
Còn cái khoản thích nhất là ăn nhậu, thì riêng đến Vũng Tàu mình cạch, chả dám léng phéng "tìm hiểu đặc trưng ẩm thực", bởi đất này đã - đang nổi tiếng... "máy chém", hơn cả Sầm Sơn, Hạ Long ngòai Bắc, đến nỗi UBND tỉnh phải họp đến ong đầu, ra cả tập công văn chỉ đạo, chỉ để dẹp mấy quán ăn chặt chém, đếm trên đầu ngón tay, chuyên đầu têu cho bà con "thi đua chặt chém khách du lịch", mà tình hình cũng chửa đâu vào đâu.
Hôm rồi vào Vũng Tàu, cái loại lọ mọ như mình cũng... dính chưởng và phải cầu cứu đến Minh Tuấn và Đông Hà, 2 bạn hữu thường trú Báo Nhân dân và Tuổi trẻ TP ở Vũng Tàu, chở đi tìm chỗ ăn nhậu.
Ngồi bàn chuyện "chặt chém", 2 tay ma xó bạn mình, vốn người Hà Nội và Quảng Trị xịn, cười lăn bảo: "Bác không biết là ngày xưa đất này mang tên Côn Đảo Vũng Tàu à?. Bây giờ là Con Dao Vũng Tàu, cũng có gì lạ?".
Ối giời!. Nếu có "truyền thống" vậy, thì xin lạy. Đã thế, cứ đến bữa ăn là mình ới 2 lão bạn, còn ngoài... giờ ăn, mình lang thang đi chơi bời, tìm hiểu, ngắm cảnh cho nó... nhã. Và Bạch Dinh là địa chỉ mình tìm đến.
Theo thông tin trên... mạng (Phải khẳng định vậy vì cả di tích rộng lớn, chỉ có duy nhất 1 tảng đá ghi vắn tắt, giới thiệu về Bạch Dinh, chừng khoảng 200 chữ): Trước khi có Bạch Dinh, nơi đây là pháo đài thành Phước Thắng (năm Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này đã nổ phát súng đầu tiên (10/2/1859) vào hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn - Gia Định (bằng đường biển), cản trở bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm.
Sau khi bình định xong xứ Nam Kỳ, viên Toàn quyền Đông Dương người Pháp Paul Doumer đã lệnh san bằng pháo đài thành Phước Thắng (1898), để xây biệt thự cho mình và đặt tên là Villa Blanche (nghĩa Hán Việt là Bạch Dinh). Để xây dựng Bạch Dinh, 800 người tù khổ sai đã phải lao động trong 10 năm trời. Từng tấc đất, viên đá, ngọn cây ở đây đều thấm mồ hôi, nước mắt và máu người tù.
Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người Pháp. Đặc biệt từ ngày 12/9/1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng vua Thành Thái (một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp). Từ năm 1926, Bạch Dinh là nơi vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình và trước 1975, là nơi nghỉ mát của Tổng thống chế độ cũ.
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối Thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những đường hoa văn cổ xưa, cùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các Thánh thời Cổ Hi Lạp. Toà nhà cao 19m, dài 25m, rộng 8m, gồm 3 tầng.
Ngôi nhà được quét vôi trắng, lợp ngói đỏ, phía dưới là mảng viền trang trí tinh tế và mỹ thuật.
Sứ men màu là nguyên liệu chính để trang trí, tạo hình ảnh: Đôi chim công màu xanh ngọc, điểm xuyết những chấm bạc lấp lánh đang xoè cánh múa; đôi cá chép uốn lượn; hoa Cúc, Hướng Dương viền từng mảng quanh ngôi nhà...
Gây ấn tượng đặc biệt là 8 bức tượng bán thân mang phong cách nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, bao quanh 3 mặt tường chính của ngôi nhà. Các bức tượng là những bức tượng chân dung về một số vị danh nhân trong lịch sử Châu Âu.
Khuôn viên Bạch Dinh rộng chừng 6 ha, một nửa là rừng Giá tỵ (còn gọi là cây Báng súng). Nửa kia trồng bông sứ. Rừng Bạch Dinh là một góc thanh bình và nên thơ của Vũng Tàu...".
Thế nhưng "nói zậy hổng phải zậy", vào Bạch Dinh, mình hơi ngạc nhiên khi thấy trong Khu di tích hơi bị nhiều quán cà phê, đầy ắp mùi tiền trong việc cho thuê, từ lề đường vào sân di tích.
Ngạc nhiên biến thành... sửng sốt, khi vào trong Khu chính, thấy 1 bảng ảnh to đùng dài thườn thượt, tô chữ dán ảnh trên nền đỏ chót, toàn những nội dung tuyên truyền về các thời kỳ hoạt động của Đảng, các lãnh đạo và... "thành tựu hôm nay" của không chỉ "Con Dao Vũng Tàu" mà ra tận Hà Nội.
Mình hơi bị lạ về cách tuyên truyền này. Di tích lịch sử - văn hóa chứ đâu phải di tích cách mạng mà làm vậy?.
Giá như thay tấm bảng đỏ chót, chi chít hình ảnh này bằng tấm bảng giới thiệu lịch sử di tích (như mình đã tra trên mạng và viết lại ở trên), cùng bản đồ giống như liên kết các di tích khác trong thành phố, nghe ra còn có tính... văn hóa.
Mình đã tự hỏi và tự tìm câu trả lời bằng cách đứng ở đó theo dõi, kết quả: Khách Việt Nam (khách Châu Á, nhất là Trung Quốc), nhìn thấy là đi nhanh qua, không 1 bước dừng lại; khách các Châu lục khác (nhất là Châu Âu), nếu đi theo kiểu "bụi" thì hùng hục tra sách cẩm nang du lịch, gãi đầu dựng hết cả tóc, để xem "cái đó viết cái gì", không có câu trả lời, lần khân đi hỏi và khi nhận được câu trả lời, đều lắc đầu, đi thẳng; khách Châu Âu đi theo đoàn, các phiên dịch - Hướng dẫn viên bỏ qua tấm bảng, nhưng phần lớn bị níu áo lại, chỉ tay "Đây là cái gì?". Khi được giải thích, các khách đều "Ôi Giời!", lắc đầu quầy quậy và... lại đi thẳng.
Mình lân la hỏi, mấy cô cậu hướng vẫn, mặt đỏ bừng: "Ai cũng bảo: Di tích văn hóa, đừng làm mất đi sự văn hóa" và lắc đầu: "Thiếu gì cách mà phải đưa vào... di tích?".
Mình đưa hình lên cho mọi người cùng ngắm vậy, để mọi người biết thêm một nét "đặc sắc mới" nữa, (ngoài "chặt chém") của ngành Du lịch TP. Vũng Tàu. Hi! Hi!..
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thần công 1 bên... |
Rất đỏ chót và rất rực rỡ |
Rất nhiều hình ảnh minh họa |
Hoa sứ cũng... ngả đầu kính chào |
Duy nhất 1 tấm bia bé tý, giới thiệu về Bạch Dinh |
Từ Bạch Dinh, nhìn thẳng ra Biển Đông |
Khách nước ngoài đến thăm Bạch Dinh rất đông |
Kiến trúc cổ |
Nhà cổ |
và ngoảnh mặt ra về, không chịu đọc - xem bảng ảnh tuyên truyền |
Câu đúc kết biến thành khẩu hiệu, oách thế này sao chẳng ai xem?.. |
Biến thành nơi... đỗ xe chờ khách |
Làm vầy, ai đọc đây? Liệu có phí công tuyên truyền không?.. |
Mong mãi một bài về Vũng Tàu của ông anh...huhu nay hóa ra lại chê quê hương thứ 2 của thằng em...huhuhu
Trả lờiXóaƠ! Anh khen quê thứ 2 của chú mà. Đâu ai dám chê!
Trả lờiXóaMa nó xem. Chi phí thì đã có ngân sách.
Trả lờiXóaXem làm chi cái đó ngán quá rồi,chỉ thích mấy cây sứ thôi,không biết là nó đã bao tuổi mà to vậy ta
Trả lờiXóahix bac Hai noi VT the la hoi qua nha hix hix e o Vt bao nhiu nam nay thay VT la nhat roai hehe
Trả lờiXóaVừa qua từ trên núi xuống Vũng Tàu tắm biển, thấy quy hoạch phố phường khá tốt, đường sá phong quang (hơn quê mình nhiều). Ăn uống chắc có lẽ mình tìm chưa đúng nơi, nên không bị chém (hic!). Mặc dù giá cả hơi cao, nhưng mình thấy Vũng Tàu khá dễ thương. Riêng hôm vô Bạch Dinh, cũng thấy nhột nhột con mắt, nhưng chẳng biết nói với ai (e rắng bị cho ... mất quan điểm). Nay bác Hải nói giùm, khỏi phải nhỏ Rohto! Cám ơn bác!
Trả lờiXóaMấy cái bậc thang đặc trưng Việt Nam quá nhỉ.
Trả lờiXóaTuyên truyền bòn mót, nhặt nhạnh, chèo kéo!
Trả lờiXóaMột người đàn ông bước ra từ một con xế hộp bóng tứng,đầu chải gôm keo bóng lộn,áo comle,caravat phẳng lừ,chân đi dầy da ngoại đen bóng.Nhưng lại chỉ mặc mỗi cái quần đùi cụt lủn.
Trả lờiXóaTay này chắc bị chặt chém nên đâm ra cay cú với Vũng Tàu. Nhưng mà bổ ích. Mong ai đó có quyền ở Vũng Tàu vô đây đọc để mà sửa. Lại chả hút thêm khối khách du lịch.
Trả lờiXóa5 năm ở vt em có thèm lên bạch dinh đâu. thấy bác viết vậy hum nào mò lên cho biết
Trả lờiXóaChuyện thường ngày ở Huyện em nó thế mà Bác.
Trả lờiXóa* Phạm Ngọc Tiến: Em chỉ bị nhè nhẹ, nên cũng không cay cú, chỉ bị... cay mắt khi lên cái nơi đẹp đẽ ấy thôi. Hi! Hi!..
Trả lờiXóa* Hà Duy lên đi, xem có còn cái quả đo đỏ này không và báo mình biết với nhá!
* Chấn Phong: Đọc bác, em cười suýt ngã lộn xuống đất.
* Nguyễn Thông: Đấy là bác nói đấy nhá! Hi! Hi!..
* giang hồ núi: Đấy nhá! Nói hộ rồi nhá! Hôm nào phải cho chung rượu đấy bác nhá!..
Vũng Tàu muốn chê thì chê đến hết ngày và muốn khen thì cũng có thể khen đến hết ngày. Di tích này xưa(khoảng 1990)rất nên thơ, không quán cafe, không súng thần công, không khẩu hiệu văn bia.. chỉ có khung cảnh thần tiên cho những ai có lòng đặt chân đến, nay thì đỗ đốn thế.. lâu lắm rồi không lên đấy nữa.
Trả lờiXóaP/s: chê thì dễ rồi, mời Bác khen VT em cái để còn vớt một chút khách du lịch, không thì VT em đói mất!
Tôn trọng các vị tiền bối của Đảng cũng phải đúng cách, không phải cứ thấy "hở" chỗ nào là "nhồi" vào chỗ ấy; đặt, để lung tung.
Trả lờiXóaMTH PR cho Bạch Dinh. Sắp tới,bảo vệ Bạch Dinh xé vé mỏi tay, hi ...hi....
Trả lờiXóaNhà ở cũng gần BD, hy vọng ăn theo ,có tý chút đổi đời.
Em có thằng bạn đang ở VT. Tên nó là: Mai Thanh Toán cơ bác ạ. "Mai mới Thanh Toán" nhé. Em cũng ở VT ngót chục mùa cóc, cũng lên Bạch Dinh chơi, uống cafe nhiều, nhưng ngày xưa không có mấy cái "Rất đỏ chót và rất rực rỡ" này. Hay lúc đó mình bị mù màu ta!
Trả lờiXóaMời cả nhà, cuối tuần đến thăm Bạch Dinh. Nếu có gì mới, rất mong... gửi hình cho nhà cháu nhá! (Nhất là anh chị em đang ở Vũng Tàu).
Trả lờiXóaĐại ca,
Trả lờiXóaCái tay ma xó phóng viên thường trú báo Nhân Dân ở Vũng Tàu nó là Anh Tuấn (Lê Anh Tuấn) chứ không phải là Minh Tuấn.
Bác coi lại.