24 tháng 7, 2012

BÁO CHÍ VIỆT VÀ DU LỊCH TÀU

Mạnh Quân -... Anh bạn Hiệu Minh viết mail, gửi cho một bài, biên tập lại như sau:

Nhớ lại những chuyện tổ chức đi tour, quảng bá cho du lịch Tàu, có nhiều chuyện không biết nên cười hay nên mếu:

Một chuyện buồn cười khó quên nhất là nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc và Năm Hữu nghị Việt – Trung 2010.

Có một cái lễ là Lễ phát động quảng bá du lịch “Năm Hữu nghị Trung - Việt, chung tay vì phát triển du lịch”, kết hợp dạ tiệc Đêm Trung Hoa tại Hà Nội tối 9/8/2010 (quảng bá điểm đến Tàu cho ngành du lịch và nhân dân Việt Nam), do Cục Du lịch quốc gia Tàu và Bộ VHTTDL Việt phối hợp tổ chức. Nhớ lại càng thấy nực cười.


Sau khi khách quảng bá điểm đến Trung Hoa bằng những màn biểu diễn nghệ thuật, phim ảnh cực kỳ hấp dẫn, chẳng rõ do rượu vào hay "tình đồng chí" hưng phấn đến cực điểm, lãnh đạo cơ quan quản lý du lịch TƯ hai bên, hăng máu nhảy lên sân khấu tay nắm tay, khoác vai nhau hét váng: “Việt Nam – Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông, chung tình hữu nghị sáng như trời Đông… A À Á Á… Anh nhìn sang đấy, tôi nhìn sang đây!..".

Ở dưới bục, lổn nhổn cả đám người cầm máy ảnh, máy quay phim chen lấn nhau tác nghiệp tới tấp.


Sau, có cậu phóng viên ở Đài Truyền hình than thở về chương trình đó: “Đi làm buổi tối, tao làm chương trình gần 10 phút phát hoành tráng mà hôm sang tặng đĩa phim, bọn nó đưa có 1 triệu, về chi nhau mỗi thằng được 2 lít” (tức là phía đơn vị mời nhóm phóng viên này đến Đêm Trung Hoa làm chương trình, bồi dưỡng có nhõn 200.000 đồng/người).

Hỏi: "Chê ít sao còn làm chương trình?". Đáp: “Không làm thì biết phát cái gì thay vào!”.

Thế là có thằng vỗ vai bảo cậu: “Lần sau, mày bảo tao, tao sẽ đưa cho nhóm của mày đúng số tiền mà bọn nó đưa. Với điều kiện là mày đừng làm những chương trình buồn nôn như thế nữa. Hoặc để giữ quan hệ, lần sau có việc gì bọn nó vẫn gọi mày, thì mày làm cái tin 30 - 40 giây thôi. Du lịch nội địa thiếu gì cái hay, cái đẹp mà sao không làm!”..


Nhưng quả thật, làm phim về du lịch nội địa có khi còn chẳng được xu nào!..


Anh bạn tôi kể tiếp: Nhưng làm phóng viên theo mảng du lịch cũng lắm cái nhục khác. Đôi khi, cái giá để làm cái bài nó thật rẻ mạt.

Chỉ cần được “ai đó” mời đi khảo sát Tàu miễn phí (giá một chuyến đi bằng máy bay tính ra chỉ 7 – 8 triệu/người) là về đăng bài + ảnh to đùng, làm những phim hoành tránh 10 - 12 phút phát đi phát lại vài ba lần, ca ngợi hết lời du lịch Trung Hoa và giấu đi những thối tha trong chuyến khảo sát.


Nếu tính thời lượng, nội dung bài - ảnh - phim này ra quảng cáo thuần túy, thì giá sẽ đắt hơn hàng chục lần. Mấy anh Tàu khựa khôn lắm: Đã mất tiền thuê thì phải thuê với giá rẻ mạt nhất..

Có đứa kể hồi tháng 3/2009, Shanghai Airlines và một Tập đoàn du lịch lớn của Tàu, tài trợ một Đoàn trên 10 phóng viên cả báo giấy, báo hình, báo điện tử TƯ và địa phương (nhiều báo thuộc diện cực kỳ lề phải) sang khảo sát Thượng Hải – Hàng Châu – Tô Châu 5 ngày 4 đêm, nhân dịp khai trương đường bay thẳng Thượng Hải – Hà Nội.

Nhục một nỗi, phía chi tiền dặn Đoàn phải giấu tung tích (Đoàn khảo sát Hải Nam tháng 9/2009 cũng vậy), nhập cảnh như đoàn khách du lịch thuần túy, vì phía Tàu xét duyệt rất chặt chẽ thủ tục cấp thị thực nhập cảnh cho báo chí nước ngoài.

Xuống sân bay Phố Đông, đám báo giấy, báo điện tử qua hết, chỉ tội cho đám Truyền hình:

Đài Truyền hình H. không thèm mang máy quay (cán bộ đi chơi thôi), 1 cuốn sổ ghi chép cũng không.

Đài Truyền hình V. sơ ý mang máy quay cỡ lớn chuyên dụng, bị 2 em nhân viên Hải quan Cửa khẩu nghi ngờ ra mặt, cầm máy lên xoay ngược xoay xuôi, xủng xoẻng trao đổi một hồi rồi quyết định tạm giữ máy – khi nào đoàn xuất cảnh thì trả lại.

Khi 2 em Hải quan sờ đến cái máy quay của Đài Truyền hình V., cả nhóm lo ra mặt vì bị tạm giữ nốt thì cả 3 Đài hết đường “trả nợ” nhà tài trợ.

May sao, sau một hồi săm soi kỹ lưỡng, 2 em béo Hải quan đồng ý cho cái máy nho nhỏ này qua.

Gần kết thúc tour  khảo sát, Đoàn tới thăm trụ sở Shanghai Airlines và gặp gỡ đại diện của hãng.

Một phóng viên hỏi phía chi tiền: Xác định cơ cấu hành khách sử dụng đường bay Thượng Hải – Hà Nội như thế nào (qua thông ngôn)?..

+ Chủ yếu là khách du lịch chi trả cao ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố xung quanh!.

- Shanghai Airlines có tổ chức quảng bá tour đến Việt Nam ở Thượng Hải và vùng phụ cận không?.

+ Chúng tôi không có ý định đưa khách du lịch sang Việt Nam...

Hai phóng viên trẻ (chắc không biết kiềm chế như mấy bác già lặng thinh) phản ứng ra mặt trước câu trả lời này:

+ Tại sao các vị mở đường bay mà chỉ muốn thu hút khách du lịch Việt Nam mà không muốn gửi khách sang?. Như vậy là chơi không đẹp!…

- Vậy Sở Du lịch Hà Nội hoặc Tổng cục Du lịch Việt Nam đã bao giờ sang xúc tiến ở Thượng Hải đâu. Các vị hãy xem Bộ Du lịch Campuchia đấy, họ sang xúc tiến ở Thượng Hải nên khách du lịch Thượng Hải sang Campuchia khá đông!


+ Thế Cục Du lịch Thượng Hải đã tổ chức xúc tiến điểm đến ở Hà Nội bao giờ chưa mà muốn thu hút khách sang?. (phóng viên này chắc nóng mắt quá, nên quên mất rằng, phía Tàu bỏ tiền mời đoàn sang chuyến này, cũng là một cách xúc tiến điểm đến Thượng Hải tại Hà Nội rồi – Than ôi, há miệng mắc quai rồi, bây giờ đứng trước mặt người ta thành ra cãi cùn...).


Thông ngôn người Việt không dám dịch câu hỏi móc này.

Mà cũng may là không dịch, vì dịch, nó bật lại: “Thế chúng tôi bỏ tiền cho các vị đi miễn phí chuyến này, không phải để về tuyên truyền cho du lịch Thượng Hải à?”, thì ê chề cả đám.

Một phóng viên báo điện tử xua tay, bảo mọi người: "Không hỏi nữa!. Về thôi!".

Cả Đoàn phóng viên ấm ức lên xe, chờ đến 30 phút sau, đại diện Công ty Du lịch Việt Nam kết nối giữa bên chi tiền với báo chí, mới từ trong trụ sở Shanghai Airlines ra.

Anh này kể: Vừa cự nự với cán bộ cấp cao của hãng này về việc trả lời báo chí Việt Nam như thế là không được…


Sau chuyến đi, đại đa số phóng viên đều đăng bài to – phim dài mang chủ đề ngợi ca cả.

Kể cả hai bác cán bộ Đài Phát thanh-truyền hình H, “tay đút túi quần, miệng huýt sáo vang”, không máy không móc cũng vẫn phát được phim hoành tráng (bắt đàn em đi xin băng của phóng viên kênh V., rồi về xào xáo), khuyến khích nhân dân Thủ đô và vùng phụ cận đi du lịch Tàu bằng máy bay Tàu.

Cũng phải thôi, đăng chuyện thối lên, lần sau nó không mời nữa thì thiệt, chẳng dại!..

Chỉ có 2 phóng viên không viết bài với lý do: “Tàu thâm hiểm chỉ khai thác khách Việt như thế, viết bài ca ngợi tour Tàu làm gì” hoặc “chẳng có gì hay hớm để viết cả”.

Thế là, chuyến khảo sát Hải Nam (nơi xuất phát của những đội tàu hải giám, tàu đánh cá xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam, bắt bớ, cướp bóc ngư dân Việt Nam…), 5 ngày 4 đêm sau đó vào tháng 9/2009 – giá tour trọn gói khoảng 7 triệu đồng/khách, bên kết nối kia không mời 2 người này nữa.

Còn lịch sử vẫn phải lặp lại thôi, hàng loạt bài viết, chùm ảnh, chương trình phim hoành tráng sau đó liên tiếp được đăng tải, bỏ qua vô số tình tiết tệ hại, phẫn nộ trong chương trình tour.

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/du-lich/2009/11/3ba154aa/

http://ngoisao.net/tin-tuc/an-choi-xem/2009/11/hai-nam-dao-ngoc-tinh-yeu-129896/

http://baobacgiang.com.vn/271/48081.bgo (bài này trên Hà Nội mới điện tử đã rút xuống)

Chỉ có 1 phóng viên không chịu viết bài Hải Nam vì “có cái đếch gì mà viết”!.

Tất nhiên, trong chuyến khảo sát Hà Nội - Ma Cao vào tháng 2/2010 (đoàn báo chí đã vào khu cách ly ở sân bay Nội Bài chờ hàng tiếng đồng hồ thì nghe tin Hãng hàng không Viva Macao ngừng bay vì phá sản), nhà kết nối không mời người này nữa.

Mới đây nhất, tháng 3/2012, một đoàn cán bộ và doanh nghiệp lữ hành Hà Nội sang khảo sát Hồ Nam – Trương Gia Giới - phim trường quay bộ phim 3D Avatar, kéo theo 1 đám phóng viên truyền hình chuyên mảng du lịch.

Đi về, Giám đốc một Công ty Lữ hành nhắn tin cho mình: "Nhớ bật đài truyền hình H.., kênh du lịch trên truyền hình cáp V.., lúc mấy giờ, mấy giờ xem có quay mặt tao trên tivi đấy!".

Mình thì xem làm đếch gì, chỉ buồn cười tuần trước gặp, thấy anh này phàn nàn: "Mới bán được 3 đoàn đi Hồ Nam, trong khi mất bao nhiêu chi phí quảng cáo. Đó là còn được truyền hình hỗ trợ tích cực, phát mấy phim toàn trên dưới 10 phút đấy!".

Thật ra, tour Tàu trở nên ít khách là nhiều người dân mình  chủ động quay lưng với tour Tàu sau khi Trung Quốcngày càng tỏ ra ngang ngược, ngày càng rõ bụng dạ thâm hiểm muốn cướp thêm nhiều vùng biển, đảo của ta, chứ không phải báo chí Việt Nam (được mời) không chịu “hoàn thành trách nhiệm" nhé!.

Lần sau khảo sát nước ngoài miễn phí, thì nhớ mời báo chí tiếp nhé!.

Tàu hay Tây cũng đăng, phát được tất!..


Ngó tới chùm tour kích cầu nội địa (bay VNA, Vietjet) giảm giá trọn gói tới 25 - 40% mà lữ hành 2 đầu Hà Nội, Sài Gòn vẫn trầy trật bán.

Thị phần tour nội địa lãi mỏng, nên có mấy doanh nghiệp lữ hành đủ khả năng tài chính để mời phóng viên truyền hình đi khảo sát, tuyên truyền đâu?.

Thế là chịu cảnh tour ngoại cao cấp giật mất “quần chúng” ngay trên sân nhà!..


Một chuyện khác  cần ghi lại: Báo Gia đình & xã hội vừa đăng bài 13 cán bộ, Đảng viên của Bảo tàng Hà Nội đi du lịch Tàu gần 10 ngày (trong đó có cả lãnh đạo) dù chuyến đi này không được sự đồng ý của lãnh đạo cơ quan chủ quản là Sở VH,TT&DL Hà Nội và UBND TP. Hà Nội.

Theo đơn thư phản ánh, giá tour 17 triệu/khách song mỗi người chỉ phải đóng có 3 triệu!..

Tất cả những người "yêu mến đất nước Trung Hoa" này đang bị lãnh đạo Sở VHTTDL Hà Nội bắt viết kiểm điểm, chờ xử lý…
***
Hình ảnh do thành viên OF ghi lại tại Trung Quốc, chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.

3 nhận xét:

  1. sao nghe vừa buồn vừa cười thế anh Hải ơi!ngoài biển chúng nó đang ra sức lấn chiếm,trong này thì ta lại tay bắt mặt mừng nào là kỉ niệm,hữu nghị,rồi tổ chức quảng bá du lịch với chúng nó,có ngày kết hợp quảng bá du lịch HOÀNG SA - TRƯỜNG SA cho chúng nó

    Trả lờiXóa
  2. mình không làm ăn với nó thì mình sẽ thiệt rất lớn đấy, nhưng đỗi với nó thì chả đáng kể đâu! đừng nghĩ đơn giản thế!!!

    Trả lờiXóa