Tháng
9.2011,khi từ Suối Giàng về, kế hoạch của chúng tôi là lập một ‘dự án “
nhỏ, để gần hai trăm học sinh nội trú dân nuôi của Suối Giàng được ăn
một hai miếng thịt mỗi bữa ăn. Mấy người chúng tôi định rủ nhau làm việc
đó (như nhiều lần đã làm), chứ không định vận động rộng rãi ra ngoài.
Nhưng chính những người không quen trên cộng đồng mạng qua những tâm
tình và thúc giục đã khiến mọi việc nhanh chóng đi theo hướng khác: Một
“Quỹ” ra đời với cái tên Cơm có thịt.
Cho đến hôm
nay, tài khoản Cơm có thịt đã nhận được 3.650.000 .000 (Ba tỷ, sáu trăm
năm mươi triệu) tiền ủng hộ. Sau Suối Giàng, Cơm có thịt lan dần đến các
vùng khác. Đến bây giờ đã có 46 trường học nhận tiền mua thịt cho học
sinh. 5100 em nhỏ hiện trong danh sách được hỗ trợ.
Chúng tôi đi những chuyến đi lên Mù Căng Chải, qua Bát xát, rồi Mường Khương, Bắc Hà, Simacai, Hoàng Xu Phì, Xín Mần,Điện Biên Phủ.
Chúng tôi đã hứa một lời với những người gửi tiền, rằng từng đồng trong số tiền đó đều được gửi đến cho các em học sinh. Và về điều này, không thể có bất cứ một sự đơn sai nào.
Tất cả mọi đồng tiền ủng hộ đều được dành trọn vẹn cho các em, không một chi phí nào về quản lý, vận hành. Không qua một nấc trung gian nào, đến thẳng các trường.
Nhưng hơn cả cam kết đó: Chúng tôi muốn gửi đến đúng chỗ cần nhất, và sau khi gửi đến rồi, ở mỗi trường những đồng tiền trên phải trọn vẹn thành cá, thịt cho các cháu.Vì muốn vậy, chúng tôi phải đi nhiều, rà soát nhiều.
Những chuyến đi ấy ngày càng đông bạn bè tham gia hơn, nhưng ai cũng tự lo cho chuyến đi của mình, không một xu nào từ tiền ủng hộ phải chi cho chuyện đó.
Một năm học đã trôi qua, và giờ đây, tôi có thể thay mặt bạn bè nói với tất cả những ai ủng hộ một lời giản dị: Những đồng tiền các bạn gửi đến , chúng tôi đã cố gắng đến hết sức mình để chúng được sử dụng hiệu quả nhất.
Từ những
đồng tiền ấy, các em học sinh Suối Giàng (tất nhiên, không chỉ các em
Suối Giàng), đã tăng cân đến mức thày cô giáo quá ngạc nhiên.
Từ những
đồng tiền ấy, các em bé Tiểu học Lao Chải không phải tự nấu ăn, rồi
chuyền tay nhau (những bàn tay đen nhẻm bụi khói củi than) chiếc thìa
chung xúc cơm từ nồi ăn mỗi bữa. Nay chúng có bếp, nhà ăn ấm cúng, chúng
quây quần bên bữa cơm chung có thịt, có rau.
Từ những
đồng tiền ấy, các bé Mẫu Giáo Dền Thàng không phải mang cập lồng đi học
nữa. Chúng ăn cơm bằng những bát mới, thìa mới, và các cô giáo trẻ hàng
ngày xúc vào bát chúng những miếng thịt, miếng cá – chưa nhiều nhặn như
ta muốn, nhưng có hàng ngày (mà trước kia với chúng miếng thịt chỉ là
điều hiếm hoi dịp lễ tết).
Từ những
đồng tiền ấy, nhiều bà mẹ ở Mường Nhà thôi không phải nén tủi hổ thả con
hàng sáng cách cổng trường Mẫu Giáo rất xa, để con tự lon ton chạy vào,
còn mẹ lẩn nhanh về, sợ cô bảo mẫu nhìn thấy, sẽ hỏi sao chưa đóng tiền
ăn cho con .
Giờ đây, mẹ có thể bế cháu trao tận tay cô, trong lòng không vương vấn nỗi khổ tâm ngày trước.
Giờ đây, mẹ có thể bế cháu trao tận tay cô, trong lòng không vương vấn nỗi khổ tâm ngày trước.
Từ những
đồng tiền ấy, cậu học sinh nội trú ở Cát Thịnh ( Văn Chấn-Yên Bái),
không bỏ giờ học ngồi canh mấy con cua bắt được ngoài suối, để dành cho
bữa cơm mình tự nấu. Giờ đây cùng bạn bè, em có thể yên tâm học hành, và
biết rằng khi trống tan lớp vang lên, đã có bữa “Cơm có thịt” đợi các
em .
Từ những đồng tiền ấy, các bé Mẫu Giáo Y Tý những ngày nắng đẹp ngồi ngay sân hè lớp ăn cơm chung, nhìn ra thung lũng mà ngay bên kia là biên giới. Các em ấm lòng một, thì lòng người lớn vùng biên ải ấm mười.
Tôi không thể kể hết những gì đồng tiền các bác, các anh, các chị đã đem lại cho các nơi xa xôi ấy. Đấy không chỉ là một ít dinh dưỡng (rất cần) cho trẻ con. Đó là những giọt nước mắt vui của thày cô vùng sơn cước, là nụ cười rạng rỡ trên mặt bố mẹ, là sự nhẹ nhõm trong lòng những người lăn lộn với công việc dạy học vùng cao (Những người tâm huyết như vậy còn rất nhiều, và không ai vui hơn họ khi nhìn thấy bữa cơm của các em có thịt, khi nhìn thấy sĩ số học sinh tăng lên khi Cơm có thịt đến với trường học).
Và trên hết, điều mang lại lớn lao là cảm xúc: Chúng ta đều là con Lạc cháu Hồng, chúng ta phải đùm bọc nhau, bởi là con dân nước Việt. Nước Việt còn đến hôm nay và mãi trường tồn, chẳng vì một sự thiên thời địa lợi nào cả,mà chỉ vì điều đó chưa bị quên lãng trong tâm khảm hầu hết người Việt bình thường.
Những đồng
tiền ấy, ba tỷ sáu trăm năm mươi triệu ấy (cho đến nay), phần lớn là từ
những đóng góp nhỏ, từ những người không giàu có.
Có người chỉ có thể gửi mỗi tháng 50.000 đ, nhưng rất đều đặn, không tháng nào sai hẹn.
Có người chỉ có nguồn duy nhất: Lương hưu, và đã san sẻ từ khoản lương hưu đó.
Có người gửi tiền ủng hộ, và nhắn rằng: “ Hiện em đang giai đoạn chưa có việc làm, nếu sắp tới có chỗ đi làm, em sẽ gửi nhiều hơn”.
Có bác gái trước khi lìa trần, dặn lại cháu con hãy mang tiền ủng hộ cho Cơm có thịt. Và con cháu bác đã nghẹn ngào thực hiện.
Những em nhỏ đã gửi tiền với lời nhắn “ Các bác chuyển hộ tới các bạn của cháu ở miền núi “.
Những người Việt sinh sống xa quê, mà lo lắng chuyện cơm có thịt cho những vùng họ chưa bao giờ nhìn thấy, nhưng luôn cảm nhận đó là nơi phên dậu của Tổ quốc này.
Một số người khi về thăm quê đã tìm đến gặp Cơm Có Thịt.
Chúng tôi ứa nước mắt khi chưa kịp nói lời cám ơn thì có người trong số họ đã nói : Tôi ở xa, cám ơn các anh chị đã làm thay tôi !
Những khoản đóng góp của các doanh nghiệp đến với Cơm Có Thịt không phải vào thời làm ăn phát đạt, kinh tế đi lên. Và các doanh nghiệp, doanh nhân đó không cần một sự ghi danh nào. Cơm Có Thịt chỉ có những thông báo, thống kê khiêm tốn trên một blog không nhiều người biết đến.
Thời kinh tế khó khăn, nhiều người gián tiếp qua thư, nhắn tin, những người khác là đồng nghiệp gần gũi thì trực tiếp, đã thanh minh với tôi như thể mình có lỗi: “Anh ơi, em không quên đóng góp đâu,nhưng tháng này lương muộn!”.
Trên đường đi làm Cơm Có Thịt, chúng tôi không thể không xót xa khi nhìn thấy những thiếu thốn của các em không chỉ là chuyện ăn, mà còn là chuyện mặc, và nhiều cái khác nữa.
Mùa đông vừa qua là mùa đông không quên với chúng tôi, khi nhìn thấy làn da tím tái của những mầm non đất nước, vào những lúc nhiệt độ gần như xuống đến độ 0.
Từ những đồng tiền đóng góp, gần vạn chiếc áo ấm đã đến với những đứa bé đang ở nơi rét nhất. Có nhiều bạn bè bỏ quên cả việc của doanh nghiệp của mình, dồn tâm lực cho việc tìm mua, tự may, nghĩ ra những sáng kiến lạ lùng nhất để có ít tiền mà nhiều bé vùng cao lại được ấm.
Tôi nhận từ phía Nam những bao quần áo đề tên người nhận, nhưng không một chữ nào để biết ai đã gửi những chiếc quần áo mới tinh và đẹp như những bộ quần áo trong các shop ở thành phố được gửi cho các học sinh phía Bắc xa xôi.
Tháng 9 năm
ngoái, khi từ Suối Giàng về Hà Nội, tôi nhớ chúng tôi dừng giữa đường ăn
cơm. Và đó có thể là bữa cơm lặng lẽ nhất, khi ai cũng thấy đắng trong
miệng.
Nhưng từ khi chúng tôi đi đến các trường, mang áo ấm, mang ủng hộ của mọi người đến cho học sinh, thì bữa cơm nào của chúng tôi cũng tràn đầy niềm vui và tiếng cười, cho dẫu là khi ăn cùng các thày cô giáo trong sương mù và cái rét ghê gớm của Y Tý, hay bát mỳ gói hiếm hoi đêm xe hỏng ngủ lại ở Sàng Ma Sáo.
Điều chúng tôi nhận được khi thay mặt mọi người đem thịt và áo ấm đến cho các em, đơn giản là : Hạnh phúc.
Nhưng từ khi chúng tôi đi đến các trường, mang áo ấm, mang ủng hộ của mọi người đến cho học sinh, thì bữa cơm nào của chúng tôi cũng tràn đầy niềm vui và tiếng cười, cho dẫu là khi ăn cùng các thày cô giáo trong sương mù và cái rét ghê gớm của Y Tý, hay bát mỳ gói hiếm hoi đêm xe hỏng ngủ lại ở Sàng Ma Sáo.
Điều chúng tôi nhận được khi thay mặt mọi người đem thịt và áo ấm đến cho các em, đơn giản là : Hạnh phúc.
Chẳng ai
muốn xa hạnh phúc mình đang có.
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau bước vào năm học mới cùng những cô cậu vùng cao đã trở thành thân thiết lắm với chúng ta.
Và ta sẽ nói với nhau về những gì ta sẽ làm trong những tháng tới đây ….
Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau bước vào năm học mới cùng những cô cậu vùng cao đã trở thành thân thiết lắm với chúng ta.
Và ta sẽ nói với nhau về những gì ta sẽ làm trong những tháng tới đây ….
(còn tiếp)
Bà phó Doan đâu rồi? Tôi chỉ thấy cái mặt bà tươi roi rói đi cắt băng khánh thành, phát huy chương ở những nơi được tổ chức long trọng, yến tiệc ồn ào. Bà phó từng nghĩ sẽ đến nơi này với các cháu một lần chưa?
Trả lờiXóaEm cũng muốn tham gia chương trình "cơm có thịt" của các anh, em cũng muốn đóng góp chút ít, mong rằng sẽ giúp đỡ các em phần nào, nhưng không biết liên hệ với ai và như thế nào, em để lại thông tin liên hệ:
Trả lờiXóalê minh tuấn
mail: le.minh.tuanr@gmail.com
yh:greenbuildinh.lmt87@yahoo.com.vn
rất mong tác giả liên hẹ sớm, em xin cảm ơn
gần tới cuối năm rồi cấc anh ạ!
Em cũng muốn tham gia chương trình này, và cũng muốn dành một chút của mình cho các em có thêm cơm thịt, không nhiều nhưng sẽ là rất ý nghĩa đối với em và các em ấy, em không biết làm thế nào để có thể liên hệ với các anh, các chị để có thể chung tay với các anh các chị giúp đỡ các em.Em để lại thông tin để mọi người có thể liên hệ với em,thêm một tấm lòng là thêm một niềm hy vọng cho các em anh chị ạ
Trả lờiXóaLê minh tuân
gmail:le.minh.tuanr@gmail.com
yh:greenbuilding.lmt87@yahoo.com.vn
dd:0975292414
mong các anh các chị sơm hồi âm