29 tháng 1, 2012

LÊN LẠNG SƠN, NHỚ "HƯƠNG HỒI XỨ LẠNG"...

Mai Thanh Hải - Chặng cuối cùng của chuyến tự đi chơi mấy ngày đầu năm là Lạng Sơn.

Nhẽ ra điểm này không có trong lịch trình, nhưng vì buổi tối ở nhà khách dọc đường, vừa lạnh vừa mưa chả đi ra ngoài được, đành ghé mắt xem Thời sự VTV.

Lâu lắm rồi mình không có nhu cầu xem cái gọi là "Bản tin vàng" của nhà Đài anh Trần Bình Minh.

Nay rỗi rãi trót xem, thấy giữa lổn nhổn những tin lãnh đạo này chúc Tết, lãnh đạo kia thăm hỏi "Mừng Đảng mừng Xuân", có mỗi tin thời tiết thông báo "Mẫu Sơn có băng tuyết", các con gái reo hò ầm ĩ, nên... chuyển hướng tới Xứ Lạng luôn.

Lạng Sơn - Ký ức của mình là vùng đất địa đầu Tổ quốc, oằn mình dưới xích sắt xe tăng quân bành trướng Trung Quốc những ngày tháng 2/1979 và những đổ nát, đạn pháo trong gần 10 năm giành giữ đất biên cương. Nơi máu bao người đã đổ xuống, thấm đất, thấm nước, thấm rừng...

Yêu thương lắm cái nơi biên cương, qua lời hát "Hương hồi xứ Lạng" của Nhạc sĩ Ngô Quốc Tính vừa can trường vừa tình nghĩa: "Trong rừng hồi ngồi bên nhau sau giờ đôi ta trực chiến/ Cái gió đưa hương, cái nắng cũng đưa hương/ Hương thơm của rừng hồi/ Đôi mắt làm cầu nói lời thương nhau xanh xanh màu chung thủy", rồi: "Lạng Sơn, Lạng Sơn ơi/ Ta sinh ra từ nơi rừng hồi, ta lớn lên trong hương hoa hồi/ Đất này đất Chi Lăng, trang sử vàng lấp lánh/ Đất này đất Bắc Sơn niềm kiêu hãnh tự hào/ Người thương người thương ơi/ Ta thương nhau từ trong rừng hồi/ Ta yêu nhau tình yêu hương hồi/ Súng cầm chắc trong tay, giữ mùa xuân biên giới/ Súng cầm chắc trong tay, giữ trọn hương hồi/ Giữ trọn, giữ trọn ,giữ trọn, tình đôi ta"...

Thời chiến tranh thì yêu thương là thế đấy. Sang thời bình, Lạng Sơn roẹt phát trở thành địa phương thông thương đứng đầu cả nước với anh Tàu khựa. Cũng ở đây, bao chuyện lình xình về đất đai - cột mốc với những địa danh Ải Chi Lăng, Hữu Nghị Quan... cứ ồn ào đến chả hiểu nổi.

Thôi thì! Mấy chuyện ý là của các bác lãnh đạo Đảng - Nhà nước, mình phận con sâu cái kiến, biết giề mà bàn kẻo các bác ý bực mình, tống phát sang Lộc Hà thì bỏ mẹ.

Mình chỉ biết rõ là mấy năm nay, khi đã "ăn lên làm ra", "mạnh gạo - bạo tiền", các bác Lạng Sơn oách lắm. Không chỉ khối Chương trình - dự án dính trò "ăn uống, phết phẩy", mà ngay chút tiền còm từ thiện, dạng dạng "Vì người nghèo" do Mặt trận Tổ Cuốc đều đặn hô hào quyên góp cuối năm, cũng được một số bác Mặt trận Tổ Cò tỉnh Lạng Sơn đánh chén, múc thăn...

Ghê hơn, đã có lúc Đại hội Đảng bộ của tỉnh Lạng Sơn chả tổ chức được, khiến cả nước phải nín nhịn chờ đợi và Trung ương phải về chỉ đạo, mới ngồi họp với nhau được.

Lạng Sơn bây giờ, càng có nhiều điều khác. Đến mức, đốt đuốc giữa ban trưa cũng chả tìm đâu ra cái hao hao, giông giống "Hương hồi xứ Lạng" của bác Ngô Quốc Tính ngày xưa.

Ấn tượng nhất với tụi mình, khi lang thang Lạng Sơn đầu năm, là những câu chuyện của ngành Du lịch - Dịch vụ.

Tự dưng giật mình: Mảnh đất của đồng bào Tày, Nùng bao năm qua, đang dần bị những người ở dưới xuôi "đổ bộ" lên độc chiếm, kiếm tiền và biến "Hương hồi" thành nơi giông giống như góc bến xe Gia Lâm, sân ga Trần Quý Cáp với mọi trò chặt chém, chửi bới khách, moi tiền, đánh lộn... mà cách thể hiện của những "chiêu thức lưu manh" ấy, khác nhau có chăng là "kín - hở", tùy nơi ghế da quyền lực hay quán hàng ghế bệt mà thôi...

Lên Lạng Sơn, nhanh nhanh chóng chóng rút lên tận Mẫu Sơn để mong có chút khí lạnh, làm vẹn nguyên ký ức về mảnh đất địa đầu hào hùng - gan góc và tìm chút tinh khôi như băng tuyết, cho Lạng Sơn hôm nay.

Muốn vậy lắm, thế nhưng chả được.

Bởi những "người Lạng Sơn, trên đỉnh Mẫu Sơn", té ra toàn là người Kinh dưới xuôi lên xây nhà, dựng quán, nhăm nhăm chờ khách du lịch tò mò vượt vài trăm cây số đến ngóng tuyết, để chém đẹp đến cùn dao.

Xòe miệng cười giả vờ để hỏi: "Đồng bào mình trên này ở đâu?". Mấy "chủ máy chém" lườm rách mi mắt, sống dao gõ thớt nghiết cồm cộp: "Chúng nó trong núi, nuôi gà 6 ngón, bắt ếch hương trong núi mang ra đây bán. Hỏi làm gì? Hở?"... Ôi Giời! Sợ quá!. Cắm mặt vào ăn và chuồn về Hà Nội, đóng cửa lại cho lành thôi.

Ấy thế mà, trên đường xuống núi, chốc lát lại phải dẹp sát bờ đường, cho vô khối xe hùng hục, toe toét phi lên. Xe nào cũng hạ kính, háo hức: "Trên đấy tuyết đẹp không?".

Ơ! Phải trả lời chứ. Cũng hạ kính xuống, rộn ràng đáp trả: "Đẹp lắm! Trắng cứ như... mật ong!". Thế là bên kia lại toe toét, hùng hục phi lên.Lạ thế chứ!. Nói thế mà cũng tin ngay. Sao không có ít hương hồi để các bên toe toét ấy hồi lại sức, hồi lại suy nghĩ về Lạng Sơn của ngày hôm nay, nhỉ?..
----------------------------------------------------------------------------------------------

"Trung tâm" ám áp nhất của Nhà nghỉ Xứ Hoa Đào, Mẫu Sơn

Mang xe đạp lên đỉnh Mẫu Sơn

Lạnh quá, đóng băng cả xe luôn


Rét gần chết, mà vẫn nhảy nhót hả Khoai?
Mù mịt sương mây

Chỗ này hôm qua đầy băng giá

Con gái tự leo lên đỉnh núi nhá

Điểm Ăng ten cao nhất Mẫu Sơn đây

Đốt lửa bếp cồn cho đỡ lạnh

Thở ra toàn khói là khói

Lạnh hơn kim châm

Chụp hình cả nhà nào

Cái nhà này bị bỏ hoang


Rêu phong cũ kỹ

Rau tầm bóp mua dọc đường, mang lên đây nhờ nhà hàng rửa hộ nhưng vẫn bị... tính tiền rửa và thuê đĩa nhá
Lẩu gà 6 ngón, giá 1 triệu/nồi
 Ngải cứu tím
Măng ớt dọc đường về Hà Nội
Gái yêu bê được cả lọ măng
Vẫn đỏ đỏ vàng vàng, rất đặc trưng các tỉnh miền núi
Tận dụng tối đa, để tuyên truyền Ông Cụ

11 nhận xét:

  1. Lạnh thế mà bác còn dùng henieken được ah ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi! Hi! Nhà cháu quen... mút bia rồi bác ợ. Bia để sẵn trong xe, mang ra vẫn còn ấm.

      Xóa
  2. Bac oi , chan ga hinh nhu khong boc vo hay sao day. :)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng rồi! Tết nhất nên nhà hàng nó làm dối thế, cũng phải chịu và tự bóc lại, kẻo nó bực mình, không bán nữa thì đói nhăn...

      Xóa
  3. Hôm vừa rồi tôi cũng đi Bắc Hà chơi, khi về thì đúng lúc dân trên đó tổ chức múa xòe nhưng tiếc là mình đã đến giờ lên xe nên chỉ xem được đoạn múa mời nhau xòe. Lên xe gặp ngay một bác cũng tiếc vì không được xem và bác ấy đã phán: Dù sao họ cũng có bản sắc và nhiều văn hóa truyền thống hơn người kinh mình, dân kinh mình bây giờ các nét văn hóa có còn thì cũng bị chính trị hóa nhiều quá nên không hay nữa. Chủ yếu là các khẩu hiệu đón tết và các phong trào do các đoàn thể phát động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Oái! Trên đó cũng nhiều khẩu hiệu lắm đấy bác. Cái khác là đồng bào mình, chả thèm đọc. He! He!..

      Xóa
  4. Hinh dep qua', Bac lam Em nho que huong, nhung van khong lanh bang noi Em dang o. Viet va post hinh nhieu tren blog cua BAc nhe, tui EM xa nha duoc nhin thay nhung hinh anh nay, thich ghe. Gia dinh BAc that hanh phuc day. Kinh BAc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng! Nhà cháu sẽ cố gắng minh họa nhiều hình, cho các bác thưởng thức...

      Xóa
  5. Chúc bác và gia đình một năm mới Mạnh khỏe, Hạnh phúc và nhiều May mắn nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TKS Thắng. Chiều rảnh thì ngồi bia hơi vỉa hè nhé!

      Xóa
  6. Trông chúng nó "ghét" quá. Mà cứ thấy chúng nó là em lại mắc bệnh đau mắt đỏ bác ạ. Ghét thật!

    Trả lờiXóa