Mai Thanh Hải - Như thông lệ mấy chục năm nay, cứ ra Tết là cả Trường Sa lẫn trong bờ lại tất tả, rộn ràng cho một mùa "củng cố, xây dựng", khi trời yên biển lặng cữ tháng 3 đến tháng 6, đang sầm sập chạy tới.
Dễ thấy điều này nhất ở các đơn vị Công binh Hải quân và các tàu vận tải quân sự.
Lính Công binh Hải quân, cả đời lính chỉ nhiên chỉ dính với đảo - cảng từ Bắc chí Nam, cứ ra Tết, có dịp ngồi trà lá đều biến thành những "Tham mưu con", rôm rả... đoán mò xem mình sẽ ra đảo nào, khi vào "mùa xây dựng" ngoài Trường Sa và hết cuộc "buôn dưa", lại lẳng lặng sắp sẵn quân tư trang - chuẩn bị tinh thần lên tàu ra đảo, khi có lệnh, để rốt ráo, vắt hết sức chạy đua thời gian với ông Giời chả cho "làm ăn được gì" mùa biển động.
Ở các điểm tập kết, đã thấy sắp sẵn nào đá, cát, xi măng, gạch ngói, cốt pha - xà gồ, sắt thép - bê tông đúc sẵn... cho đảo nổi nọ, đảo chìm kia, chờ đến ngày là bốc lên tàu, nhằm hướng đảo xa.
Trên bờ rộn rã, dưới tàu cũng náo nhiệt chẳng kém. Những con tàu vận tải, phần lớn nằm dài trong bờ trung đại tu, sửa chữa giải lao cả mấy tháng biển động cuối năm, giờ cứ chực quẫy đuôi vọt ra biển trong tiếng thử máy, nhá còi và rậm rịch sửa chữa, vận chuyển dầu mỡ - súng đạn lên boong suốt ngày đêm...
"Tháng Ba bà già đi biển" - Không còn sóng to, chẳng ùa bão lớn, nên các tàu vận tải lặc lè tiếp viện hàng hóa, đồ dùng, trang thiết bị và nhất là những thứ phục vụ mở rộng đảo, xây công trình, làm âu tàu...
Lại những Phân đội Công binh Hải quân ra với từng điểm đóng quân, nhẫn nại như kiến và chịu khổ hơn thép, dùng sức người bốc từng viên đá, hạt cát, xô nước để xây - sửa từng lô cốt, đoạn hào, hầm pháo, ngôi nhà, tường ngăn, công trình chống đổ bộ.
Nói thật, để có 1 Trường Sa "đàng hoàng" hơn như ngày hôm nay, bao thế hệ Công binh Hải quân đã đổ mồ hôi, nước mắt, một phần thân thể và cả máu xuống từng hòn đá, ngọn sóng, mẩu san hô nơi biên đảo xa xôi.
Ngay trong vụ thảm sát 14/3/1988 tại Cô Lin - Gạc Ma của Trường Sa, những người nằm xuống vì đạn pháo - lưỡi lê của Trung Quốc, chủ yếu là những cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 83 - Công binh Hải quân đang è lưng củng cố - xây dựng đảo, trên tay không 1 tấc sắt.
Cũng từ ngày 14/3/1988 - ngày giỗ chung của 64 người lính Hải quân - đến nay, vẫn có những người lính ngã xuống ngoài Trường Sa, trong khi xây dựng - bảo vệ đảo và trong số đó, phần lớn lại là Công binh Hải quân.
Những lần ra với Trường Sa, mình cứ thấy tội cho anh em Công binh. Đoàn công tác, khách khứa, văn công ra thăm, chỉ lính đảo của Lữ 146 cùng các đơn vị khác (Quân Y, Phòng không - Không quân...) quần áo chỉnh tề, mũ mãng sáng ngời xếp hàng sạch sẽ chờ đón và bắt tay bắt chân, báo cáo báo cầy.
Mà đã là lính bảo vệ đảo, trong các phân đội - bộ phận... thì dĩ nhiên được ăn ở trên đảo, giường chiếu, phòng ở ngon lành, sạch sẽ, quy củ theo đúng khẩu hiệu "đẹp doanh trại"...
Trong khi đó thì... Lính Công binh Hải quân, chỉ ra xây dựng vài tháng rồi lại vào bờ, nên việc ăn ở dĩ nhiên phải theo kiểu "thao trường" tạm bợ: Trên đảo nổi lính ta dựng nhà bạt, chen chúc nằm ngủ trong đó bằng mọi thứ có thể tận dụng lót lưng được; xây dựng trên đảo chìm, dĩ nhiên phải ăn ở ngay trên tàu vận tải hoặc pông tông chật hẹp, tráo đầu đuôi nằm trong phòng thủy thủ hoặc ken võng, ra ngoài hành lang, ca bin của tàu...
Có lẽ cũng vì thế mà mỗi lần ra Trường Sa, mình thường qua quýt với lính đảo, dành phần tìm hiểu ấy cho các đồng nghiệp hăm hở, để la cà xuống chơi với anh em Công binh Hải quân.
Mỗi lần như vậy, anh em quý lắm, dù đang phải làm việc (mà thường thì có khi lính đảo xếp hàng chào đón, bắt tay khách ra thăm đảo ngay trên cầu tàu, thì cách đó vài mét anh em Công binh vẫn phải ướt át, lầm lũi bốc khiêng, gồng gánh) cũng xúm lại hút thuốc, nói chuyện đất liền, rõ là... chất lính xa nhà, chứ không kiểu cách - lễ nghi như mấy chú lính đảo, dịp biển lặng đón khách ra thăm đến phát chán.
Sắp đến mùa xây đảo, ai có ra thăm Trường Sa, nhớ "để ý" đến những người lính Hải quân, ít khi được mặc áo yếm - mũ dải - sao hàm đỏ rực xanh biếc đón khách, mà suốt ngày đêm lam lũ trong quần áo bảo hộ ướt át, xộc xệch, liêu xiêu xây dựng nên đủ mọi loại đảo nổi - đảo chìm.
Họ cũng là lính Hải quân và mỗi đêm ngày, âm thầm xây từng tý, thành Trường Sa...
-----------------------------------------------------------------------------
CÔNG BINH HẢI QUÂN NGOÀI TRƯỜNG SA (2008, 2010, 2011)
|
Tàu vận tải, đồng thời là nơi ăn nghỉ của Công binh Hải quân (CBHQ) |
|
Cát xây dựng, mang ra từ đất liền |
|
Tăng bo vật liệu xây dựng bằng xuồng chuyển tải, từ tàu vào đảo |
|
Bốc từng bao, cẩn thận và gượng nhẹ |
|
Rồng rắn kéo nhau |
|
Chuyến này chuyến khác |
|
Chặng vận chuyển bằng công nông, từ cầu tàu vào giữa đảo, chưa phải chặng cuối cùng |
|
Ra tàu vận tải bốc đá, xây dựng đảo chìm |
|
Sức người là chính |
|
Vác đá... |
|
.... xây Trường Sa |
|
Đá lớn lẫn đá nhỏ, từng viên từng viên một |
|
Nhỏ quá thì đựng trong thùng |
|
Đổ rất đúng chỗ |
|
Từng đoàn liên nhẫn, giống như kiến thợ. Xe cút kít đem ra, cũng ế thôi |
|
Cầu cảng tự tạo đây, nhưng cũng phải... để không |
|
Ngồi nghỉ trên bãi đá - thành quả của cả Tiểu đoàn Công binh, sau 1 năm vác đá |
|
Bắn điếu thuốc lào, nâng cao... sức khỏe |
|
Đổ bê tông xây doanh trại trên đảo chìm |
|
1 ông kéo vài ông |
|
Dựng nhà trên bãi đá san hô |
|
Vừa là doanh trại, vừa là lô cốt |
|
Kè bê tông ven bờ đảo |
|
Ăn ở trên mặt nước, trong những ngày xây đảo |
|
Tranh thủ bếp lửa, để phơi khô giầy |
|
Bếp ăn của phân đội Công binh khác |
|
Công binh Hải quân ngồi nghe Văn nghệ với áo yếm xanh dã chiến. Lính bảo vệ đảo diện yếm trắng |
|
Phân đội Công binh ăn ở trên tàu, vươn vai chào buổi sáng |
-----------------------------------------
Bài viết có sử dụng hình ảnh tư liệu của đồng nghiệp
Cứ coi như đã một chuyến ra Trường xa với đồng đội. Với anh em Công binh Hải quân xây dựng nơi đảo xa ấy.
Trả lờiXóaCảm ơn MTH .
Còn nhiều chuyến lắm, để em đưa bác đi dần dần, bác nhé!..
Xóacam on bac Hai. Yeu bac qua di. Mong sao cac bai nay toi duoc cac dai gia de ho ung ho it tien cho cac chien si nhi. Ai cung cuc kho de bao ve chu quyen bien dao, hy vong la moi nguoi cung chung tay dong gop de xay dung hon cac dao va mua that nhieu vu khi de bao ve dao
XóaXem đi xem lại nhiều lần clip Trường Sa 14/3/1988, lần nào cũng khóc. Bữa nay đọc bài này mới hiểu thêm phần lớn trong số 64 chiến sĩ năm ấy là lính công binh Hải Quân xây đảo.
Trả lờiXóaCảm ơn MTH nhiều.
Mụ này cũng tâm trạng nhể?. Nhưng nên tìm hiểu nhiều thêm về sự kiện 14/3 đi. Trong lốc này, có nhiều bài về ngày hôm ấy lắm.
XóaAnh Hải...em có email cho anh cách đây 2 ngày hỏi về việc tiền em gởi cho Cơm có thịt...anh đã ra ngân hàng nhận được chưa mà không thấy anh hồi âm. Nếu anh bận quá không lấy được thì anh cảm phiền cho em biết để em khỏi sốt ruột vì nếu tiền chuyển đi rồi mà không nhận thì hơn 1 tháng bên chuyển tiền họ sẽ không chịu trách nhiệm. Cám ơn anh.
Trả lờiXóaDung - Cananda
email: dnguyen6@hotmail.com
Dung thân!
XóaMình đã email trả lời Dung rồi đấy. Mình ra TCB, làm thủ tục nhận nhưng nhân viên TCB kiểm tra, cho biết là mã số ý không tồn tại trên Hệ thống chuyển tiền Quốc tế, còn Cty Hải Vân thì TCB lại không biết và không tham gia hoạt động cùng họ.
Dung kiểm tra lại Cty chuyển tiền giúp mình nhé!
Thanks anh Hải...bây giờ thì biết anh đã nhận bên Vietcombank rồi. Phiền anh quá.
XóaHì! Hì! Như đã nói chuyện - trao đổi và làm rõ qua Email, bi giờ mới biết là cả 2 bên cùng... ếch ộp: Mình cứ ra nã TCB vì Dung nói gửi TCB; Cty chuyển tiền Hải Vân lại gửi qua VCB mà không nói rõ với Dung; VCB thì chịu không trả lời nổi khi mình hỏi: "Nguyen Dung chuyen kieu hoi" là ai... khiến mình cũng toát mồ hôi hột vì cái chữ "kiều hối". Bi giờ thì đã biết "tác giả" của khoản cập nhật 4,120,000.00 ngày 16/1/2012 trong Entry "Tổng kết gánh hàng lên Sàng Ma Sáo" là ai rồi!..
XóaSau lần này, mình phải rút kinh nghiệm sâu sắc. Hi! Hi!..
Xem đi xem lại nhiều lần clip Trường Sa 14/3/1988, lần nào cũng khóc. Bữa nay đọc bài này mới hiểu thêm phần lớn trong số 64 chiến sĩ năm ấy là lính công binh Hải Quân xây đảo.
Trả lờiXóaCảm ơn MTH nhiều.
(Lính thợ thì bất cứ nơi nào cũng vất vả anh ạ, thời chiến thời bình gì cũng thế.Thời bình thì đỡ cái khoản bom đạn, thời chiến thì vừa làm vừa lo không biết bom đạn nó có tránh mình không.)
Trả lờiXóaĐây là câu nói của một bác cựu binh anh H ạ, rất cảm động vì anh đã hiểu cho tấm lòng của những người lính thợ.
TKS bác! Em cũng là thợ nên đến đâu cũng chỉ muốn quấn túm với anh em thui. Sang trọng - sạch sẽ - phẳng phiu, không quen bác ợ...
Xóakhi xưa mình đi lính ở K 5 năm chỉ được hai lần coi văn công , nhưng chưa lần nào gặp nhà báo , nếu mà gặp thì bây giờ chắc có tấm hình cho con cháu coi thời trai trẻ của mình rồi Cảm ơn MTH đã quan tâm tới người lính
XóaSướng nhất khi vào blog của bác là được đọc những tư liệu hoặc những thông tin chân thực bằng hình ảnh vè TS và HS thân yêu.
Trả lờiXóaCảm ơn bác MTH, bài viết hay và đầy ý nghĩa. Bác giúp em hiểu thêm nhiều nhiều lắm ...
Trả lờiXóaMỞ ĐƯỜNG THẮNG LỢI có phải là khẩu hiệu của binh chủng công binh không chú Hải.
Trả lờiXóacảm ơn bác MTH vì những hình ảnh chân thực này
Trả lờiXóaCảm ơn a
Trả lờiXóae cũng muốn được ra ngoài đảo
hay quá, cám ơn A Hải. Đọc mà thấy rưng rưng, thương các chiến sỹ Hải Quân nhiều mà càng căm thù lũ sâu mọt đục khoét đất nước, làm hại nhân dân.
Trả lờiXóaThực ra em thấy tổ chức xây dựng thế này kém hiệu quả và hao tốn công sức anh em rất nhiếu,em có ý kiến thế này :
Trả lờiXóaCác tàu vận tải tập chung đổ đá lót và cát tại khu vực nông nhất tàu có thể neo được, chỉ cần 3 chuyến tàu vận tải là có thể tạo được một bãi nổi rồi,các chuyến tàu sau một là sử dụng tàu vận tải há mồm cập thẳng lên bãi cát dùng xe ủi nhỏ đùn cát và vật liệu ra,mở rộng diện tích bãi rất nhanh, sau đó tập chung xây cầu cảng để đón vật liệu từ các tàu vận tải thường...tổ chức như vậy xây rất nhanh phù hợp với điều kiện kĩ thuật của mình,chi phí tập chung ở xăng dầu là chính, với 3 triệu đô thì có thể chạy được hàng chục chuyến tàu hay xà lan. Chứ thi công như hiện nay thì rất tốn kém mà quy mô thì nhỏ.