Thiềm Thừ P2- Tháng 10/1987, Trung tá Nguyễn Văn Dân ra Trường Sa trực tiếp chỉ huy việc dựng nhà cao chân tại các đảo chìm, bãi đá ngầm. Chuyến đi gian khổ đó kéo dài tới 10 tháng, tháng 8/1988 ông mới về đến đất liền. Câu chuyện tiếp theo của ông nói về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân Việt Nam (đọc Phần 1)
---------------------------------------
Trước năm 1987, mình đã xây nhà trên một số đảo chìm, tình hình chưa đến nỗi phức tạp lắm.
Nhưng từ giữa năm 1987, tình hình tại quần đảo Trường Sa diễn biến rất khẩn trương.
Khi đó tôi là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, trực tiếp chỉ huy khu vực 2 của Trường Sa.
Biết đối phương có ý đồ, cấp trên chỉ đạo Vùng 4 làm sẵn các khung nhà cao chân, tổ chức biên chế lực lượng để mang ra ráp tại các đảo chìm, bãi đá ngầm.
Tháng 10/1987, tôi trực tiếp cùng Trung tá Lưu Đình Lừng, Hải đội trưởng một Hải đội của Lữ đoàn 125 ra tăng cường cho Trường Sa.
Không ngờ, chuyến đi đó kéo dài tới 10 tháng, đến tháng 8/1988 tôi mới về đất liền.
Trên tàu HQ-617, chúng tôi mang 3 khung nhà cao chân và 3 khung lực lượng đóng giữ đảo, vừa nắm tình hình vừa dựng nhà trên đảo chìm. Trọng tâm là giữ bằng được đảo Đá Lớn.
Đảo Đá Lớn gần đất liền hơn so với nhiều đảo khác.
Đá Chữ Thập còn gần hơn, nhưng lúc đó mình quan niệm Chữ Thập nó nhỏ.
Đá Lớn là một bãi cạn dài hơn 20 km (tương đương với các đảo Thuyền Chài, Đá Đông), là những đảo loại to nhất ở Trường Sa, đều do ta đóng giữ.
Đảo Núi Thị cũng rất quan trọng, ở ngay phía Đông đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm giữ và không xa các đảo Thị Tứ, Loại Ta đang bị Philippines chiếm giữ.
Khoảng ngày 7-8/11/1987, có một cơn bão lớn, tàu HQ-617 bị mất toàn bộ hệ thống neo.
Trước đó, chúng tôi đã xác định được luồng vào hồ Đá Lớn và 3 điểm dựng nhà, nhưng do bão quá lớn, phải về đất liền tránh bão…
Ngày 20/1/1988, chuyến máy bay đầu tiên chở cán bộ của Bộ Tư lệnh Hải Quân do Chuẩn Đô đốc, Phó Tư lệnh trưởng Phạm Huấn dẫn đầu vào đến Cam Ranh.
Tại đây, ông Phạm Huấn phổ biến Nghị quyết của Quân chủng về nhiệm vụ đóng giữ các đảo chìm trong tình hình khẩn trương.
Đến tháng 2, Tư Lệnh Quân chủng Giáp Văn Cương cũng vào Cam Ranh, trực tiếp làm Tư lệnh Vùng 4, chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88).
Tôi được Vùng giao làm Phó Trưởng đoàn, phụ trách Chỉ huy đi biển của Đoàn công tác ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…
Tổ chức đóng giữ xong Đá Đông đã sát Tết, có thêm lực lượng ra, do Chỉ huy trưởng Vùng 4, Đại tá Lê Văn Thư trực tiếp chỉ huy...
Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra là ở bãi Châu Viên. Sáng 18/2/1988, khi lực lượng mình đến, Trung Quốc đưa tàu khu trục, tàu pháo đến chặn, không cho mình lên đảo.
Chưa có bắn pháo, nhưng khi mình lên thì nó ngăn chặn. Hai bên hằm hè nhau...
Tối đó có dông lớn, cả nó cả mình đều bị trôi neo.
Tàu chúng tôi về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền.
Nhưng Trung Quốc cũng đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông.
Tàu HQ-661 của mình lao lên đó, bên kia thôi. HQ-661 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được.
Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài. Ngày 19/2/1988, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.
Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
Đêm 13/3/1988, tôi được lệnh lên tàu HQ-614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn...
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).
---------------------------------------
Trước năm 1987, mình đã xây nhà trên một số đảo chìm, tình hình chưa đến nỗi phức tạp lắm.
Nhưng từ giữa năm 1987, tình hình tại quần đảo Trường Sa diễn biến rất khẩn trương.
Khi đó tôi là Trung tá, Phó Tham mưu trưởng Vùng 4, trực tiếp chỉ huy khu vực 2 của Trường Sa.
Biết đối phương có ý đồ, cấp trên chỉ đạo Vùng 4 làm sẵn các khung nhà cao chân, tổ chức biên chế lực lượng để mang ra ráp tại các đảo chìm, bãi đá ngầm.
Tháng 10/1987, tôi trực tiếp cùng Trung tá Lưu Đình Lừng, Hải đội trưởng một Hải đội của Lữ đoàn 125 ra tăng cường cho Trường Sa.
Không ngờ, chuyến đi đó kéo dài tới 10 tháng, đến tháng 8/1988 tôi mới về đất liền.
Trên tàu HQ-617, chúng tôi mang 3 khung nhà cao chân và 3 khung lực lượng đóng giữ đảo, vừa nắm tình hình vừa dựng nhà trên đảo chìm. Trọng tâm là giữ bằng được đảo Đá Lớn.
Đảo Đá Lớn gần đất liền hơn so với nhiều đảo khác.
Đá Chữ Thập còn gần hơn, nhưng lúc đó mình quan niệm Chữ Thập nó nhỏ.
Đá Lớn là một bãi cạn dài hơn 20 km (tương đương với các đảo Thuyền Chài, Đá Đông), là những đảo loại to nhất ở Trường Sa, đều do ta đóng giữ.
Đảo Núi Thị cũng rất quan trọng, ở ngay phía Đông đảo Ba Bình đang bị Đài Loan chiếm giữ và không xa các đảo Thị Tứ, Loại Ta đang bị Philippines chiếm giữ.
Khoảng ngày 7-8/11/1987, có một cơn bão lớn, tàu HQ-617 bị mất toàn bộ hệ thống neo.
Trước đó, chúng tôi đã xác định được luồng vào hồ Đá Lớn và 3 điểm dựng nhà, nhưng do bão quá lớn, phải về đất liền tránh bão…
Ngày 20/1/1988, chuyến máy bay đầu tiên chở cán bộ của Bộ Tư lệnh Hải Quân do Chuẩn Đô đốc, Phó Tư lệnh trưởng Phạm Huấn dẫn đầu vào đến Cam Ranh.
Tại đây, ông Phạm Huấn phổ biến Nghị quyết của Quân chủng về nhiệm vụ đóng giữ các đảo chìm trong tình hình khẩn trương.
Đến tháng 2, Tư Lệnh Quân chủng Giáp Văn Cương cũng vào Cam Ranh, trực tiếp làm Tư lệnh Vùng 4, chỉ huy chiến dịch Chủ Quyền 88 (CQ-88).
Tôi được Vùng giao làm Phó Trưởng đoàn, phụ trách Chỉ huy đi biển của Đoàn công tác ra tiếp tục đóng giữ các đảo, bãi ngầm. Hướng chính là Đá Đông, Châu Viên, Đá Lát…
Tổ chức đóng giữ xong Đá Đông đã sát Tết, có thêm lực lượng ra, do Chỉ huy trưởng Vùng 4, Đại tá Lê Văn Thư trực tiếp chỉ huy...
Diễn biến ác liệt đầu tiên xảy ra là ở bãi Châu Viên. Sáng 18/2/1988, khi lực lượng mình đến, Trung Quốc đưa tàu khu trục, tàu pháo đến chặn, không cho mình lên đảo.
Chưa có bắn pháo, nhưng khi mình lên thì nó ngăn chặn. Hai bên hằm hè nhau...
Tối đó có dông lớn, cả nó cả mình đều bị trôi neo.
Tàu chúng tôi về Đá Đông, làm căn nhà cao chân đầu tiên ở mỏm Đông của Đá Đông, kéo cờ lên khẳng định chủ quyền.
Nhưng Trung Quốc cũng đổ bộ lên phía bên kia, mỏm Tây của Đá Đông.
Tàu HQ-661 của mình lao lên đó, bên kia thôi. HQ-661 lao lên đó, nhưng chỉ kẹt, không hỏng tàu, sau cứu ra được.
Tàu chiến của nó cứ quần liên tục ở bên ngoài. Ngày 19/2/1988, chúng tôi tiếp tục xây dựng 3 nhà trên đảo Đá Đông, lực lượng trú đóng hơn 80 người.
Nhưng phía bãi Châu Viên, mình không lên được nữa rồi. Trung Quốc đã đổ quân chiếm đóng, nó sẵn sàng nổ súng nếu mình lên…
Đêm 13/3/1988, tôi được lệnh lên tàu HQ-614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn...
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------------------
Hình ảnh minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (TP. Nha Trang, Khánh Hòa).
Có bài nào về Trường sa - Hoàng sa thì em copy và post trên blog ghẻ của em nhé, coi như là copy tài liệu tham khảo về lịch sử nhé, cái lịch sử mà sau 35 năm kể từ khi sinh ra nhờ internet em mới biết.
Trả lờiXóaNgày xưa cái thời năm 89 - 90 nhà trường phát động viết thư cho các chú Hải quân, em biết mẹ gì đâu, phong bì ghi to đùng :"KÍNH GỬI CÁC CHÚ BỘ ĐỘI ĐẢO HOÀNG SA" giờ mới thấy "ngu sử" làm sao, mà chẳng hiểu do sao mình ngu bác ạ.
Hố hố! Thế té ra là gửi thư cho các chú "bộ đội Tàu" à?. Cứ tự nhiên lấy bài đi, nhưng đừng nhầm như hồi bé nhá!..
XóaCon gái mình,
XóaSinh nhật
Mười bốn tháng ba
Mừng cho con
Nhưng chợt nhận ra
Đó là ngay Quốc hận!
Con gái ơi
Ở một nơi xa lắm
Chắc chẳng bao giờ con đến được đâu
Có những người, khi bố mẹ mới yêu nhau
Đã ngã xuống
Lấy máu mình
Đánh dấu bản đồ Tổ Quốc.
Chúc mừng sinh nhật con gái. Cũng là ngày này để nhớ con và nhiều người, bác ợ!..
XóaThì em thử hỏi bác, bác hơn em chục tuổi, bác làm báo bác va chạm bác được biét nhiều hơn, còn em thì mãi này nhờ intenet mới biết, mà xưa thì gần chục năm hết Na hang - Tuyên Quang đến Than Uyên - Lai Châu, giờ lại mò vào tận Bình Tiên - Ninh Thuận thì bác bảo sao không "ngu sử" hả bác. Giờ mới biết tý ty nên phải cố mà đọc, trái phải đọc hết. Níc nêm là bố láo nhưng còn ngoan chán bác ạ.
Trả lờiXóaCái nghề thủy điện nó vất vả vậy đấy. Mà đoạn Bình Tiên, có gần Phan Rang không, mà mình chưa nghe bao giờ, bố láo nhỉ?.. Bao lần bụng bảo dạ dừng lại khám phá Phan Rang - Tháp Chàm vài ngày để khám phá, học hỏi, nhưng rút cục lâu nhất cũng chỉ 1 ngày đêm và toàn... nhậu là nhậu, chả biết Ninh Thuận mồm ngang mũi dọc dư thế lào. Hu! Hu!..
XóaThật vậy sao bác, Bãi Bình Tiên nổi tiếng để đi tắm kiểu phượt đấy bác à, nhưng giờ đang làm dự án Nghỉ dưỡng nên không tắm được nữa, nó là đoạn giữa từ San bay Cam Ranh đến Phan Rang bác à, đứng từ Mũi Cà Tiên (Bình Tiên) dùng Room máy ảnh 32x cũng nhìn thấy Dinh Tien Hoang đó bác à.
Trả lờiXóaEm tưởng bác đi Cam Ranh nhiều thì lạ gì Bình Tiên, thứ sáu này em vào đó, "đóng đô" thường xuyên ở đó bác à, hôm nào bác vào alo em em "bảo kê" bác tắm và nhậu ở Bình Tiên say khỏi về luôn. (em sinh 1977 bác à, trẻ con ý mà , hihi)
đúng là nếu k có cái in tẹc nét thì chúng em chả hiểu gì sất. bản thân em ngày đó cũng phải theo lệnh nhà trường viết những bức thư : KÍNH GỬI CÁC CHÚ BỘ ĐỘI HOÀNG SA. em người Bắc, xin lỗi các bác cho em dùng cái từ địa phương để tỏ cái nỗi bức xúc tí nha, đó là: "tiên sư bố cái lũ khốn nạn đã lừa ông"
Trả lờiXóa