Thiềm Thừ P3- "Đêm 13/3/1988, tôi được lệnh lên HQ-614, chỉ huy lực lượng hành quân lên phía Sinh Tồn!" - Đại tá Nguyễn Văn Dân tiếp tục dòng ký ức về Chiến dịch CQ-88 (P1, P2).
"Ông chỉ huy cả lực lượng của Anh hùng Liệt sĩ Trần Đức Thông?".
"Không! Anh Thông vừa đi phép vào, đi tàu HQ-604 từ đất liền ra, cùng với tàu HQ-505. Còn tôi từ Đá Đông lên!".
Chúng tôi hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa Châu Viên và Phan Vinh. Có 2 tàu Trung Quốc đến kèm, theo tôi nhớ là tàu 203 và tàu 205. Tàu chúng tôi bắt đầu bị mất liên lạc với đất liền.
Do bị nó chặn đường, nên đến chiều tối ngày 14/3/1988, chúng tôi mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, còn HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
Đêm 14/3/1988, chúng tôi đưa anh em thương binh lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà. Anh Doan, Chính trị viên tàu HQ-605 hy sinh trên tàu, anh em chèo xuồng đưa được về Sinh Tồn và an táng ở đó.
Sáng 15/3, chúng tôi ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604. Theo vết dầu nổi lên, chúng tôi xác định được vị trí HQ-605 chìm, thả neo đánh dấu.
Rồi chạy qua chỗ Gạc Ma. Trung Quốc mới dựng cái chòi nhỏ ở đó. Lúc đó HQ-604 không còn dấu vết gì cả...
Hồi đó nêu tên 74 người mất tích, nhưng sau kiểm lại, thực tế có 71 người hy sinh, mất tích và bị bắt. Anh em còn lại đã về Sinh Tồn, về HQ-505.
Chúng tôi tiếp tục tìm, đến gần 12 giờ trưa, 2 tàu khu trục Trung Quốc đến ngăn chúng tôi vào khu vực Gạc Ma. Chúng tôi không thể vào được, không xác định được vị trí tàu HQ-604 chìm...
Hẻm giữa Cô Lin và Gạc Ma rất sâu, nhưng HQ-505 đã lao lên được Cô Lin.
Còn HQ-604, chúng tôi đoán HQ-604 thả neo ở Tây Nam Gạc Ma, khi bị bắn thì chìm rất sâu nên không thấy vết dầu nổi lên…
Chúng tôi cho tàu HQ-614 cập vào chỗ tàu HQ-505 ở Cô Lin, lập Sở Chỉ huy trực tiếp tại đó. Tôi ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao cho đến tận tháng 8/1988.
Tháng 4/1988, tàu cứu hộ Đại Lãnh với bên Chữ Thập Đỏ ra, anh em lặn tìm tàu HQ-605, chìm ở độ sâu 39m. Theo báo cáo, có một đồng chí Báo vụ hy sinh trong tàu, tổ thợ lặn xuống khảo sát, tìm kiếm kỹ trong tàu nhưng không thấy xác...
Đó là những ngày rất căng thẳng, nhất là ở khu vực Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma.
Tôi còn nhớ ngày 12/5/1988, tàu pháo Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 đang ở cạnh đảo Len Đao, chỉ cách 30 m. Nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh xử lý, không để xảy ra cái gì cho nó gây sự.
Nói thêm, tàu HQ-614 là tàu vận tải loại cũ, nay không còn sử dụng. Tàu HQ-605, HQ-604 là loại 400 tấn, còn tàu HQ-505 trọng tải 200 tấn, chủ yếu chở nước.
Nói chung dịp 1988, các đảo ta chủ định đóng giữ đều đóng giữ được, trừ Huy Ghơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven.
Chỗ Sinh Tồn là một cụm đảo lớn, Trung Quốc nó đóng 2 điểm, Huy Ghơ và Gạc Ma.
Ga Ven gần Nam Yết. Dịp đó, có lần tàu chúng tôi giả dạng tàu cá, đi từ đảo Trường Sa lên Đá Lớn, để đưa một tổ ra làm thêm nhà ở Đá Lớn. Do la bàn sai lên tàu chạy vào gần Chữ Thập lúc 12 giờ trưa, rồi mờ sáng sau chạy vào gần Ga Ven.
Ngày đó phương tiện mình thô sơ đến mức như thế.
Lúc đó Trung Quốc nó làm nhà ở Ga Ven rồi, nó bắn AK ra…
"Tại sao hồi ở Gạc Ma, mình không đánh lại?".
Nói chung, chủ trương của ta hồi đó là không đưa tàu chiến ra.
Mình khẳng định chủ quyền là của mình, đưa chủ yếu các phương tiện vận tải, anh em Công binh ra giữ chủ quyền.
Nếu có đưa tàu chiến ra Trường Sa, chỉ là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ, chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ.
Chủ trương của mình là vậy. Một lý do nữa, tôi chưa nói được…
Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh.
Tức là, một cái tàu đưa người định đến đóng đảo nào thì đều có tàu chiến đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương. Họ đi đâu đều có phương tiện đủ bộ, sẵn sàng nổ súng.
Nói thêm chỗ Gạc Ma, Sinh Tồn. Chỗ đó mình không nổ súng, vì từ Sinh Tồn ra đến Gạc Ma mấy chục cây số, sao mà nổ súng tới?.
Hồi đó, mình đã đưa không quân ra Trường Sa?
Máy bay mình bay ra, máy bay Trung Quốc cũng bay đến.
Ngày 14-15-16/3/1988, máy bay AN26 của mình có bay ra Cô Lin, Len Đao. Nhưng cũng rất kìm chế.
Tôi chỉ có nghĩ thế này: Trung Quốc họ nói thế này thế nọ, nhưng họ hành động bằng vũ lực, chứ không đối thoại.
Qua CQ-88, tôi rút ra mấy cái:
Một là. Chủ quyền bây giờ ta có được là do đánh giá đúng âm mưu, ý đồ, thái độ của các bên đối phương đối với các điểm đảo Trường Sa, cả đảo nổi và đảo chìm. Cho nên, có quyết tâm kịp thời, khắc phục khó khăn để giữ được các đảo.
Cái thứ hai. Mặc dù có khó khăn về phương tiện, nhưng nỗ lực rất lớn. Mỗi người tham gia bảo vệ Trường Sa đều có quyết tâm lớn.
Lúc bấy giờ, có những cái rất căng thẳng, có những thời điểm quá khắc nghiệt.
Trên tàu, mấy chục anh em chúng tôi cùng đi với nhau, lúc đầu cũng có hoang mang.
Nhưng sau khi chứng kiến sự việc, chúng tôi củng cố, quyết tâm hơn.
Ở nhà, lúc đầu tưởng tôi đã hy sinh, vì tàu bị mất liên mạc, tưởng Trung Quốc bắn rồi.
Danh sách hy sinh không ghi tên tôi, nhưng ở quê cứ đồn tôi hy sinh rồi…Vợ tôi ốm là vì thế.
Sau có tàu Đại Lãnh về đất liền, tôi nhờ cái ông đó điện về nhà, mới hồi dần.
Có lúc tàu chúng tôi hết cả cái ăn, nước uống, quần đùi may ô suốt, may có Mỹ Á ra tiếp tế… Cái lòng bền bỉ, sự kiên quyết của anh em rất là lớn.
Cái thứ ba. Trước các tình huống khi đó, chỉ huy trực tiếp - gián tiếp đều rất linh hoạt, kịp thời.
Hồi đó, phương tiện thiếu thốn, nhưng lên chỗ nào để tìm địa điểm làm nhà, đưa quân đóng giữ, thấy có điều kiện là làm ngay.
Đồng thời, đối sách hết sức khéo léo, không để dẫn đến nổ súng, ví dụ như tình hình ở Len Đao, tôi đã kể.
Hoặc tình hình căng thẳng hồi tháng 4/1988, khi tàu cứu hộ Mỹ Á ra thay cho tàu Đại Lãnh, phía Trung Quốc cho 5 tàu chiến vây ép 2 tàu này và HQ-614.
Đối phương cho rằng mình lợi dụng cứu hộ để mang tên lửa ra, nó gây căng thẳng lắm.
Mình vẫn bình tĩnh xử lý được. Thái độ họ hung hăng, nhưng mình bình tĩnh, việc ai người ấy làm, chủ quyền mình mình giữ.
Năm 1988, ta đã để cho Trung Quốc chiếm đảo?
Ai cho rằng Việt Nam để cho Trung Quốc chiếm các đảo chìm, bãi chìm, không đúng.
Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình hết sức cố gắng đóng giữ với khả năng của mình.
Nhưng có những điểm, khi mình đưa lực lượng đến đóng giữ thì Trung Quốc gây sự.
Không phải là vì chỗ này chỗ kia, Việt Nam không đóng nên Trung Quốc đóng đâu. Mà Trung Quốc cố tình đưa phương tiện, lực lượng vũ trang hiện đại đến, dùng sức mạnh áp đảo để chiếm đóng.
Tôi nói điển hình như vụ Gạc Ma. Chủ quyền của mình rồi, mình mới đưa anh em lên giữ đảo, để thể hiện chủ quyền của mình thôi.
Nếu Trung Quốc có thiện chí, họ sẽ thể hiện thái độ bằng con đường này con đường khác.
Nhưng khi bộ đội Việt Nam tay không lên đảo, họ dùng hoả lực tàu chiến, dùng pháo bắn tới tấp lên tàu, bắn lên anh em tay không trên đảo. Tàu 604, anh em đi trên 100 người…
Vụ đó, nếu Trung Quốc nói rằng họ đã cắm cờ ở Gạc Ma, rồi mình lên nhổ cờ của họ nên họ mới bắn, là hoàn toàn sai.
Vì Sinh Tồn gồm Sinh Tồn Lớn, Sinh Tồn Đông, rồi một vòng chìm xuống là Đá Hốc, Cô Lin, Len Đao… là một cụm gắn với nhau. Cả một vòng gắn với nhau, mình đã đóng mà Trung Quốc ngang nhiên lên đó. Họ nói thế, là chính họ thừa nhận họ làm sai.
Về chủ quyền biển đảo, các thế hệ của mình đã có mặt ở Trường Sa từ xưa đến giờ.
Không những sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, mà từ trước đó, chế độ Sài Gòn, họ vì con người Việt Nam, đã đưa người Việt Nam ra giữ biển đảo của mình, chủ quyền của mình. Đó là cái ý nghĩa cơ bản, lâu dài của việc giữ chủ quyền.
Năm 1988, chỉ là một thời điểm trong cả quá trình. Nếu ta có điều kiện, có tiềm lực, đã đóng giữ hết từ trước. Nhưng mình làm từng bước một, khả năng có đến đâu làm đến đấy. Củng cố những nơi có điều kiện cho bộ đội ở ổn định, rồi tiếp tục làm những chỗ khác.
Các nước tổ chức lực lượng, dùng sức mạnh của họ ra chiếm đóng là hành động trái phép. Nó tạo nên căng thẳng ở biển Đông.
Năm 1988, xác định được đối phương như thế nên mình đã phản ứng nhanh chóng, chính xác.
Từ nhận định cho đến xử tình huống là kịp thời, không gây quá nhiều tổn thất đối với lực lượng mình, cho anh em, nhưng thể hiện quyết tâm giữ chủ quyền.
Dù là đảo nổi, đảo chìm đều là vùng biển, hải đảo mà mình có trách nhiệm quản lý và sử dụng.
Nếu năm 1988 hoặc năm nào đó, các lực lượng đối phương đụng đến các đảo ta đã đóng quân, như Sơn Ca, như Song Tử, sự việc không dừng lại như ở Gạc Ma, như Hoàng Sa 1974.
Năm 1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân và tàu HQ 614 đều được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Ông được giao phụ trách quan hệ với Liên Xô ở Vùng 4 Hải quân, từ năm 1994 phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân.
Ông nghỉ hưu năm 2000.
Hiện nay, Đại tá Dân là Chủ tịch Hội Khuyến học phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang.
-------------------------------------------------------------
* Hình ảnh minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (Nha Trang, Khánh Hòa)
"Ông chỉ huy cả lực lượng của Anh hùng Liệt sĩ Trần Đức Thông?".
"Không! Anh Thông vừa đi phép vào, đi tàu HQ-604 từ đất liền ra, cùng với tàu HQ-505. Còn tôi từ Đá Đông lên!".
Chúng tôi hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa Châu Viên và Phan Vinh. Có 2 tàu Trung Quốc đến kèm, theo tôi nhớ là tàu 203 và tàu 205. Tàu chúng tôi bắt đầu bị mất liên lạc với đất liền.
Do bị nó chặn đường, nên đến chiều tối ngày 14/3/1988, chúng tôi mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, còn HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
Đêm 14/3/1988, chúng tôi đưa anh em thương binh lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà. Anh Doan, Chính trị viên tàu HQ-605 hy sinh trên tàu, anh em chèo xuồng đưa được về Sinh Tồn và an táng ở đó.
Sáng 15/3, chúng tôi ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604. Theo vết dầu nổi lên, chúng tôi xác định được vị trí HQ-605 chìm, thả neo đánh dấu.
Rồi chạy qua chỗ Gạc Ma. Trung Quốc mới dựng cái chòi nhỏ ở đó. Lúc đó HQ-604 không còn dấu vết gì cả...
Hồi đó nêu tên 74 người mất tích, nhưng sau kiểm lại, thực tế có 71 người hy sinh, mất tích và bị bắt. Anh em còn lại đã về Sinh Tồn, về HQ-505.
Chúng tôi tiếp tục tìm, đến gần 12 giờ trưa, 2 tàu khu trục Trung Quốc đến ngăn chúng tôi vào khu vực Gạc Ma. Chúng tôi không thể vào được, không xác định được vị trí tàu HQ-604 chìm...
Hẻm giữa Cô Lin và Gạc Ma rất sâu, nhưng HQ-505 đã lao lên được Cô Lin.
Còn HQ-604, chúng tôi đoán HQ-604 thả neo ở Tây Nam Gạc Ma, khi bị bắn thì chìm rất sâu nên không thấy vết dầu nổi lên…
Chúng tôi cho tàu HQ-614 cập vào chỗ tàu HQ-505 ở Cô Lin, lập Sở Chỉ huy trực tiếp tại đó. Tôi ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao cho đến tận tháng 8/1988.
Tháng 4/1988, tàu cứu hộ Đại Lãnh với bên Chữ Thập Đỏ ra, anh em lặn tìm tàu HQ-605, chìm ở độ sâu 39m. Theo báo cáo, có một đồng chí Báo vụ hy sinh trong tàu, tổ thợ lặn xuống khảo sát, tìm kiếm kỹ trong tàu nhưng không thấy xác...
Đó là những ngày rất căng thẳng, nhất là ở khu vực Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma.
Tôi còn nhớ ngày 12/5/1988, tàu pháo Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 đang ở cạnh đảo Len Đao, chỉ cách 30 m. Nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh xử lý, không để xảy ra cái gì cho nó gây sự.
Nói thêm, tàu HQ-614 là tàu vận tải loại cũ, nay không còn sử dụng. Tàu HQ-605, HQ-604 là loại 400 tấn, còn tàu HQ-505 trọng tải 200 tấn, chủ yếu chở nước.
Nói chung dịp 1988, các đảo ta chủ định đóng giữ đều đóng giữ được, trừ Huy Ghơ, Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven.
Chỗ Sinh Tồn là một cụm đảo lớn, Trung Quốc nó đóng 2 điểm, Huy Ghơ và Gạc Ma.
Ga Ven gần Nam Yết. Dịp đó, có lần tàu chúng tôi giả dạng tàu cá, đi từ đảo Trường Sa lên Đá Lớn, để đưa một tổ ra làm thêm nhà ở Đá Lớn. Do la bàn sai lên tàu chạy vào gần Chữ Thập lúc 12 giờ trưa, rồi mờ sáng sau chạy vào gần Ga Ven.
Ngày đó phương tiện mình thô sơ đến mức như thế.
Lúc đó Trung Quốc nó làm nhà ở Ga Ven rồi, nó bắn AK ra…
"Tại sao hồi ở Gạc Ma, mình không đánh lại?".
Nói chung, chủ trương của ta hồi đó là không đưa tàu chiến ra.
Mình khẳng định chủ quyền là của mình, đưa chủ yếu các phương tiện vận tải, anh em Công binh ra giữ chủ quyền.
Nếu có đưa tàu chiến ra Trường Sa, chỉ là để tăng cường hỗ trợ bảo vệ, chứ không phải để đối đầu, gây chiến. Chủ quyền là của mình, mình có trách nhiệm tiếp tục đóng giữ, bảo vệ.
Chủ trương của mình là vậy. Một lý do nữa, tôi chưa nói được…
Còn Trung Quốc, họ muốn có chủ quyền bằng sức mạnh.
Tức là, một cái tàu đưa người định đến đóng đảo nào thì đều có tàu chiến đi cùng, thậm chí là tàu tuần dương. Họ đi đâu đều có phương tiện đủ bộ, sẵn sàng nổ súng.
Nói thêm chỗ Gạc Ma, Sinh Tồn. Chỗ đó mình không nổ súng, vì từ Sinh Tồn ra đến Gạc Ma mấy chục cây số, sao mà nổ súng tới?.
Hồi đó, mình đã đưa không quân ra Trường Sa?
Máy bay mình bay ra, máy bay Trung Quốc cũng bay đến.
Ngày 14-15-16/3/1988, máy bay AN26 của mình có bay ra Cô Lin, Len Đao. Nhưng cũng rất kìm chế.
Tôi chỉ có nghĩ thế này: Trung Quốc họ nói thế này thế nọ, nhưng họ hành động bằng vũ lực, chứ không đối thoại.
Qua CQ-88, tôi rút ra mấy cái:
Một là. Chủ quyền bây giờ ta có được là do đánh giá đúng âm mưu, ý đồ, thái độ của các bên đối phương đối với các điểm đảo Trường Sa, cả đảo nổi và đảo chìm. Cho nên, có quyết tâm kịp thời, khắc phục khó khăn để giữ được các đảo.
Cái thứ hai. Mặc dù có khó khăn về phương tiện, nhưng nỗ lực rất lớn. Mỗi người tham gia bảo vệ Trường Sa đều có quyết tâm lớn.
Lúc bấy giờ, có những cái rất căng thẳng, có những thời điểm quá khắc nghiệt.
Trên tàu, mấy chục anh em chúng tôi cùng đi với nhau, lúc đầu cũng có hoang mang.
Nhưng sau khi chứng kiến sự việc, chúng tôi củng cố, quyết tâm hơn.
Ở nhà, lúc đầu tưởng tôi đã hy sinh, vì tàu bị mất liên mạc, tưởng Trung Quốc bắn rồi.
Danh sách hy sinh không ghi tên tôi, nhưng ở quê cứ đồn tôi hy sinh rồi…Vợ tôi ốm là vì thế.
Sau có tàu Đại Lãnh về đất liền, tôi nhờ cái ông đó điện về nhà, mới hồi dần.
Có lúc tàu chúng tôi hết cả cái ăn, nước uống, quần đùi may ô suốt, may có Mỹ Á ra tiếp tế… Cái lòng bền bỉ, sự kiên quyết của anh em rất là lớn.
Cái thứ ba. Trước các tình huống khi đó, chỉ huy trực tiếp - gián tiếp đều rất linh hoạt, kịp thời.
Hồi đó, phương tiện thiếu thốn, nhưng lên chỗ nào để tìm địa điểm làm nhà, đưa quân đóng giữ, thấy có điều kiện là làm ngay.
Đồng thời, đối sách hết sức khéo léo, không để dẫn đến nổ súng, ví dụ như tình hình ở Len Đao, tôi đã kể.
Hoặc tình hình căng thẳng hồi tháng 4/1988, khi tàu cứu hộ Mỹ Á ra thay cho tàu Đại Lãnh, phía Trung Quốc cho 5 tàu chiến vây ép 2 tàu này và HQ-614.
Đối phương cho rằng mình lợi dụng cứu hộ để mang tên lửa ra, nó gây căng thẳng lắm.
Mình vẫn bình tĩnh xử lý được. Thái độ họ hung hăng, nhưng mình bình tĩnh, việc ai người ấy làm, chủ quyền mình mình giữ.
Năm 1988, ta đã để cho Trung Quốc chiếm đảo?
Ai cho rằng Việt Nam để cho Trung Quốc chiếm các đảo chìm, bãi chìm, không đúng.
Quần đảo Trường Sa quá rộng, các điểm đảo cách nhau rất xa, mình hết sức cố gắng đóng giữ với khả năng của mình.
Nhưng có những điểm, khi mình đưa lực lượng đến đóng giữ thì Trung Quốc gây sự.
Không phải là vì chỗ này chỗ kia, Việt Nam không đóng nên Trung Quốc đóng đâu. Mà Trung Quốc cố tình đưa phương tiện, lực lượng vũ trang hiện đại đến, dùng sức mạnh áp đảo để chiếm đóng.
Tôi nói điển hình như vụ Gạc Ma. Chủ quyền của mình rồi, mình mới đưa anh em lên giữ đảo, để thể hiện chủ quyền của mình thôi.
Nếu Trung Quốc có thiện chí, họ sẽ thể hiện thái độ bằng con đường này con đường khác.
Nhưng khi bộ đội Việt Nam tay không lên đảo, họ dùng hoả lực tàu chiến, dùng pháo bắn tới tấp lên tàu, bắn lên anh em tay không trên đảo. Tàu 604, anh em đi trên 100 người…
Vụ đó, nếu Trung Quốc nói rằng họ đã cắm cờ ở Gạc Ma, rồi mình lên nhổ cờ của họ nên họ mới bắn, là hoàn toàn sai.
Vì Sinh Tồn gồm Sinh Tồn Lớn, Sinh Tồn Đông, rồi một vòng chìm xuống là Đá Hốc, Cô Lin, Len Đao… là một cụm gắn với nhau. Cả một vòng gắn với nhau, mình đã đóng mà Trung Quốc ngang nhiên lên đó. Họ nói thế, là chính họ thừa nhận họ làm sai.
Về chủ quyền biển đảo, các thế hệ của mình đã có mặt ở Trường Sa từ xưa đến giờ.
Không những sau khi đất nước Việt Nam hoàn toàn giải phóng, mà từ trước đó, chế độ Sài Gòn, họ vì con người Việt Nam, đã đưa người Việt Nam ra giữ biển đảo của mình, chủ quyền của mình. Đó là cái ý nghĩa cơ bản, lâu dài của việc giữ chủ quyền.
Năm 1988, chỉ là một thời điểm trong cả quá trình. Nếu ta có điều kiện, có tiềm lực, đã đóng giữ hết từ trước. Nhưng mình làm từng bước một, khả năng có đến đâu làm đến đấy. Củng cố những nơi có điều kiện cho bộ đội ở ổn định, rồi tiếp tục làm những chỗ khác.
Các nước tổ chức lực lượng, dùng sức mạnh của họ ra chiếm đóng là hành động trái phép. Nó tạo nên căng thẳng ở biển Đông.
Năm 1988, xác định được đối phương như thế nên mình đã phản ứng nhanh chóng, chính xác.
Từ nhận định cho đến xử tình huống là kịp thời, không gây quá nhiều tổn thất đối với lực lượng mình, cho anh em, nhưng thể hiện quyết tâm giữ chủ quyền.
Dù là đảo nổi, đảo chìm đều là vùng biển, hải đảo mà mình có trách nhiệm quản lý và sử dụng.
Nếu năm 1988 hoặc năm nào đó, các lực lượng đối phương đụng đến các đảo ta đã đóng quân, như Sơn Ca, như Song Tử, sự việc không dừng lại như ở Gạc Ma, như Hoàng Sa 1974.
Năm 1988, Trung tá Nguyễn Văn Dân và tàu HQ 614 đều được tặng Huân chương Chiến công hạng Ba.
Ông được giao phụ trách quan hệ với Liên Xô ở Vùng 4 Hải quân, từ năm 1994 phụ trách Hệ đào tạo sau đại học của Học viện Hải quân.
Ông nghỉ hưu năm 2000.
Hiện nay, Đại tá Dân là Chủ tịch Hội Khuyến học phường Vĩnh Nguyên, Nha Trang.
-------------------------------------------------------------
* Hình ảnh minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (Nha Trang, Khánh Hòa)
Sao ai cũng "còn một lý do nữa, tôi chưa nói ra được" thế. Bao giờ thì người dân được biết hết ngọn nguồn?
Trả lờiXóaĐúng là nếu liều lĩnh đụng đến các đảo ta đã đóng quân thì coi chừng nhá, không dễ nuốt trôi như đối với các tàu vận tải đâu. Lực lượng phòng ngự ở các đảo phải nói là có rất nhiều lợi thế trong tác chiến biển đảo. Một chiếc tăng T54 nằm ở hầm chìm trên đảo có thể khống chế cả chục chiếc tàu chiến hiện đại, tàu chiến khi đó không thể vào gần, buộc phải dừng lại cách xa đảo vài km để tổ chức phương tiện đổ bộ, trong điều kiện không thể tạo được yếu tố bất ngờ, phải phơi mình toàn bộ ra trước mũi pháo tăng, lúc ấy thì chúng trở thành bia tập bắn cho pháo tăng ngay, pháo tăng bắn đạn xuyên lõm vốn là để diệt tăng đối phương vốn có kích thước mục tiêu nhỏ, bây giờ dùng để bắn tàu chiến to như cái nhà 3 tầng thì đúng là... chả cần ngắm cũng trúng. Các xuồng đổ bộ thì cũng không thể vào sát đảo được, chúng cũng phải dừng cách mép nước vài trăm mét và trở thành bia tập bắn cho DKZ, B40, B41. Còn bộ binh thì đã có AK, trung liên, đại liên xử lý. Nếu địch có xe tăng lội nước thì cũng vậy thôi, chúng bị bộc lộ lực lượng và không thể bắn chính xác trong điều kiện sóng biển, do vậy các chiến sỹ ta cứ bĩnh tĩnh, gan dạ thì có thể dùng B40, B41, DKZ mà cho từng chiếc tăng địch đi chầu hà bá. Nhưng mà nó mà áp dụng chiến thuật biển người, cứ xông lên mãi đến lúc ta hết đạn thì cũng nguy nhể.
Trả lờiXóaNgày nay thì các phương tiện nếu dùng để tấn công đảo của ta nó khác bác ạ, không khó để chiếm đâu. Nhưng giữ thì chắc chắn không được.
XóaKhông nói ra nhưng ai cũng biết chỉ mình bác không biết thôi hi hi
Trả lờiXóaNhất trí với bác, tôi cũng chỉ đưa ra những nhận định căn cứ tình hình cụ thể năm 1988 thôi. Bây giờ đúng là khác thật, nó có thể bắn vài quả tên lửa hành trình trùm lên đảo, hoặc dùng không quân ném bom dữ dội, sau đó cho tàu đổ bộ thả lực lượng thiết giáp ào ạt tấn công lên đảo... Nhưng đời là thế, vỏ quít dày có móng tay nhọn, ta có thể thả thủy lôi các tầng nước nông, trung bình, sâu dày đặc để ngăn cản tàu đổ bộ của chúng. Bây giờ các chiến sỹ ta phòng ngự đảo cũng không đơn độc nữa, ta có không quân đối hải lợi hại, có tên lửa bờ đối hải và hệ thống radar bờ đủ dày và mạnh để ngăn cản hiệu quả tàu địch tăng viện từ phía bắc tràn xuống. Nếu ta có cả tàu ngầm Kilo thì thật là một sự kết hợp hoàn hảo, địch dù mạnh mấy cũng không thể manh động.
Trả lờiXóatôi cũng là lính, đọc đau bỏ mẹ, và không hiểu. Về mặt bản chất mấy ông phía Bắc chắc không ai ở phía Nam lai không hiểu. Đã hiểu bản chất rồi thi sao lai xử sự với những người ở tiền tuyến như vậy. Không hiểu? !
Trả lờiXóavới tình cảm trân trọng nhất, xin cảm ơn ác anh
Trả lờiXóa