Mai Thanh Hải - Giáp Văn Cương sinh ngày 13/9/1921 tại xã Bảo Đài (huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang), mất ngày 23/3/1990 tại Hà Nội.
Tham gia cách mạng chống Pháp, Nhật từ trước năm 1945 và trưởng thành từ Lục quân, tuy nhiên bây giờ khi nhắc đến ông, người ta chỉ biết đến vai trò Đô đốc Hải quân - Tư lệnh của Quần đảo Trường Sa, đặc biệt là trong Chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988).
Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã từng giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 (Trung đoàn 96, Liên khu V) và tham gia trận ĐăkPơ (tháng 6 năm 1954).
Năm 1965, ông được cử làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 Quân khu V. Thời gian tiếp theo, ông tham gia Thường vụ Đặc khu uỷ, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng mặt trận 44.
Năm 1974, ông được phong hàm Thiếu tướng, chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1977, được phong làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân và giữ chức vụ này đến năm 1980.
Năm 1984, ông một lần nữa lại được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến). Theo Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân, giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong cuốn "Đảo Chìm" của Nhà thơ Trần Đăng Khoa - người lính đã nhiều năm đóng quân ở Trường Sa, hình ảnh Tư lệnh Giáp Văn Cương được khắc họa rất chân thực, không một chút hư cấu bịa đặt:
“... Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương đã đến đây, đã ngủ một đêm trên hòn đảo này trong một chuyến đi tuần biển.
- Vất vả không, các cậu?.
Tư lệnh hỏi một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. Cậu lính trẻ cười khì khì:
- Báo cáo bố, cũng tàm tạm thôi ạ!.
- Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi - giọng Tư lệnh bùi ngùi: Nhưng cái gì cần nhất cấp thiết nhất các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ Tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu!...
Ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thật sự coi ông như một đồng đội thân thiết. Anh lắc lắc đầu gối tư lệnh:
- Bố thấy vương quốc của chúng con thế nào?.
Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.
- Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!...”.
"Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như vậy giờ" -Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó Tác chiến Quân chủng Hải quân) đã khẳng định như vậy.
Nếu như những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa và DK1 những năm cuối Thập kỷ 80 của Thế kỷ trước không thể quên hình ảnh vị Tướng già mặc quần đùi đu lên nhà giàn quá đơn sơ lúc ấy, để kiểm tra độ an toàn cho chiến sĩ, sẽ nhớ mãi vị Tư lệnh 68 tuổi chào cờ cùng anh em và xắn quần lặn lội để kiểm tra việc gia cố cho đảo chìm... thì những cán bộ cấp cao lại nhớ đến những quyết định táo bạo của Tướng Giáp Văn Cương và phong ông là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988”.
Năm 1984, do tình hình biển Đông có nhiều “diễn biến lạ”, Tướng Giáp Văn Cương được Bộ Quốc phòng điều động về làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
Trên cương vị mới, ông dự báo: “Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam”.
Do vậy, trong 2 năm 1986-1987, một mặt ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác ông chủ động và kiên trì đề xuất với Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, chấp thuận kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam.
Kế hoạch đó được chấp thuận.
Ông ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
Đối với những đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”.
Giải thích khái niệm "ủi bãi". Đại tá Hải quân Nguyễn Trương giải thích: “Là cho tàu mở hết tốc lực lao thẳng lên cạn ở điểm đảo đó để khẳng định chủ quyền và chờ quân ra tiếp viện. Đó là một quyết định táo bạo vì một con tàu vào những năm khó khăn ấy là một tài sản lớn. Để tàu chìm là bị kỷ luật nặng, nhưng ông dám làm vậy vì ông coi chủ quyền lớn hơn tất cả. Mọi sự chậm trễ là có tội với tổ tiên và con cháu sau này”.
Và chính từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 anh hùng đã lao nhanh giữa những làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, khẳng định chủ quyền Việt Nam, trước khi lính Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo.
Box:
... "Cuối năm 1986, Quân chủng Hải quân cùng toàn quân xây dựng chính quy, từng bước hiện đại theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thì tình hình Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo lãnh thổ của Việt Nam, của các thế lực thù địch.
Nhận định, đánh giá tình hình đề xuất của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã được cấp trên chấp thuận.
Bộ Chính trị, Thường vụ Đảng ủy Quân sự T.Ư ra nghị quyết và Bộ trưởng Quốc phòng có chỉ thị, Đảng ủy Quân chủng lãnh đạo toàn Quân chủng kịp thời điều chỉnh tổ chức, cơ động triển khai lực lượng, nhanh chóng đóng giữ các đảo, các bãi đá ngầm.
Đề phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Tư lệnh Giáp Văn Cương ra lệnh: Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm "có người, có đảo; còn người, còn đảo".
Nhận được mệnh lệnh của Tư lệnh Giáp Văn Cương, cán bộ, chiến sĩ trên đảo mặc dù chỉ là những người lính công binh xây dựng, đã không sợ hy sinh, quyết chiến đẩy lùi các hành động xâm chiếm của các thế lực nước ngoài.
Kết quả trong 3 năm (1986 - 1989), Quân chủng Hải quân đã hoàn thành một khối lượng công việc bằng cả 10 năm trước cộng lại. Sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên quần đảo, DK1 đã nâng lên một bước.
Năm 1988, đồng chí Giáp Văn Cương được Nhà nước thăng cấp từ Phó Đô đốc lên Đô đốc Hải quân.
Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm Kinh tế - khoa học - dịch vụ, tiếp tục khẳng định và công khai hóa chủ quyền của Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa phía nam.
Tư lệnh Giáp Văn Cương đã lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng hải quân vượt mọi khó khăn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp toàn vẹn biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, tổ chức lực lượng đóng quân tại các đảo, thực hiện sự có mặt của Việt Nam trên thềm lục địa 60.000 km2 thuộc chủ quyền tài phán của Việt Nam phù hợp Luật Biển quốc tế.
Kết quả này có ý nghĩa vô cùng to lớn, cả trước mắt và lâu dài, trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.
Về chính trị, đã giữ được chủ quyền, kịp thời chặn đứng âm mưu, thủ đoạn thâm độc thôn tính Trường Sa và độc chiếm Biển Đông của nước ngoài; làm cho nhân dân trong nước hiểu rõ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên biên giới đất liền, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, không phải riêng của lực lượng vũ trang; tạo phong trào "Cả nước vì Trường Sa thân yêu".
Về quân sự, tạo thế phòng thủ bố trí chiến lược, ngăn chặn từ xa kẻ thù có ý định tiến công nước ta bằng đường biển và đường không; là đài quan sát phát hiện sớm âm mưu của địch trên khu vực Biển Đông, kịp thời ứng phó trước mọi tình huống.
Về kinh tế, nhờ bảo vệ được quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam, nước ta đã chủ động bảo vệ và khai thác tài nguyên biển, đặc biệt các mỏ dầu khí đem lại nguồn lợi to lớn cho Tổ quốc.
Về ngoại giao, khẳng định với thế giới lập trường, quan điểm trước sau như một: Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía nam là chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam; mọi hành động lấn chiếm của nước ngoài là trái phép, đều bị lên án; cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía nam là chính đáng và được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ.
Với thành tích đó, Quân chủng Hải quân đã được Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa VIII ghi nhận: "Nhiệt liệt biểu dương cán bộ, chiến sĩ đã gian khổ hy sinh anh dũng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc". Và ngày 13-12-1989, Quân chủng Hải quân đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam, trước hết, đó là kết quả lãnh đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự T.Ư và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, của cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng, sự động viên kịp thời của toàn dân, toàn quân "Tất cả vì Trường Sa thân yêu" cùng với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.
Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp quan trọng của vị Tư lệnh Hải quân Đô đốc Giáp Văn Cương - Tấm gương Đô đốc Giáp Văn Cương đã nêu bật tinh thần mưu trí, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đánh và biết thắng cho toàn lực lượng Hải quân Việt Nam.
Ngày nay, tư tưởng ấy vẫn là phương châm chỉ đạo hành động cho toàn Quân chủng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc"
(Nguồn: Báo Nhân dân)
---------------------------------------------------------------------------------------------
* Bài viết có sử dụng hình minh họa của Nhà báo Nguyễn Viết Thái (Nha Trang, Khánh Hòa).
Tham gia cách mạng chống Pháp, Nhật từ trước năm 1945 và trưởng thành từ Lục quân, tuy nhiên bây giờ khi nhắc đến ông, người ta chỉ biết đến vai trò Đô đốc Hải quân - Tư lệnh của Quần đảo Trường Sa, đặc biệt là trong Chiến dịch CQ-88 (Bảo vệ Chủ quyền năm 1988).
Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã từng giữ chức Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19 (Trung đoàn 96, Liên khu V) và tham gia trận ĐăkPơ (tháng 6 năm 1954).
Năm 1965, ông được cử làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 Quân khu V. Thời gian tiếp theo, ông tham gia Thường vụ Đặc khu uỷ, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng mặt trận 44.
Năm 1974, ông được phong hàm Thiếu tướng, chức Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Năm 1977, được phong làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân và giữ chức vụ này đến năm 1980.
Năm 1984, ông một lần nữa lại được giao nhiệm vụ làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Năm 1988, ông được phong làm Đô đốc đầu tiên và cũng là duy nhất của Hải quân Việt Nam cho đến năm 2011 (người thứ hai nhận vinh dự này sau ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến). Theo Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (1999) thì Phó Đô đốc là bậc quân hàm cao nhất của quân nhân, giữ chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Ngày 07/05/2010, ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trong cuốn "Đảo Chìm" của Nhà thơ Trần Đăng Khoa - người lính đã nhiều năm đóng quân ở Trường Sa, hình ảnh Tư lệnh Giáp Văn Cương được khắc họa rất chân thực, không một chút hư cấu bịa đặt:
Tướng GVC thăm bộ đội nhà giàn DK1, vài tháng sau ông mất |
“... Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương đã đến đây, đã ngủ một đêm trên hòn đảo này trong một chuyến đi tuần biển.
- Vất vả không, các cậu?.
Tư lệnh hỏi một cậu lính trẻ, tóc đỏ quạch như tôm luộc, da đen cháy, người chắc nịch như một thỏi sắt đã tôi qua lửa. Cậu lính trẻ cười khì khì:
- Báo cáo bố, cũng tàm tạm thôi ạ!.
- Ở đây thì mọi thứ đều thiếu thốn rồi - giọng Tư lệnh bùi ngùi: Nhưng cái gì cần nhất cấp thiết nhất các cậu cứ nói thẳng với mình. Bộ Tư lệnh sẽ tạo mọi điều kiện giúp đỡ các cậu!...
Ngồi bên Tư lệnh trên mặt cát nóng bỏng như rang, mặc dù mặt trời đã lặn xuống biển lâu rồi, anh lính trẻ quê xứ Nghệ thật sự coi ông như một đồng đội thân thiết. Anh lắc lắc đầu gối tư lệnh:
Tướng GVC thăm bộ đội Công binh Hải quân đang xây dựng đảo |
- Bố thấy vương quốc của chúng con thế nào?.
Tư lệnh đưa mắt nhìn suốt rẻo cát trống trơn, rồi lại nhìn cái lều bạt dã chiến cứ hộc lên trong gió tựa hồ một con ngựa bất kham, đang lồng lộn như muốn rứt tung mấy sợi xích sắt căng ghì xuống đảo mà phóng đi cùng bầy gió hoang dã.
- Đẹp, nền nếp. Đúng quân phong quân kỷ. Ở đây mà giữ được như thế này là tốt lắm rồi - Giọng Tư lệnh bỗng bùi ngùi - Tất nhiên là vất vả! Chúng mày rất vất vả! Tao biết! Nhưng khổ nỗi đây lại là Tổ quốc, là đất đai hương hỏa của ông cha, dù chỉ có đá sỏi gió cát thế này ta cũng phải canh giữ, một tấc không đi, một li không rời, dẫu có phải đổi bằng xương máu...
- Vâng, con hiểu! Con hiểu, bố ạ!...”.
Kiểm tra từ hộp tiếp đạn |
"Nếu không có tầm nhìn và sự quyết đoán trong hành động của đô đốc Giáp Văn Cương, Trường Sa có thể khó khăn hơn bây giờ, không toàn vẹn như vậy giờ" -Thiếu tướng Lê Kế Lâm (nguyên Tham mưu phó Tác chiến Quân chủng Hải quân) đã khẳng định như vậy.
Nếu như những người lính trẻ đóng quân ở Trường Sa và DK1 những năm cuối Thập kỷ 80 của Thế kỷ trước không thể quên hình ảnh vị Tướng già mặc quần đùi đu lên nhà giàn quá đơn sơ lúc ấy, để kiểm tra độ an toàn cho chiến sĩ, sẽ nhớ mãi vị Tư lệnh 68 tuổi chào cờ cùng anh em và xắn quần lặn lội để kiểm tra việc gia cố cho đảo chìm... thì những cán bộ cấp cao lại nhớ đến những quyết định táo bạo của Tướng Giáp Văn Cương và phong ông là “vị tướng của Trường Sa” hay “Tư lệnh Trường Sa 1988”.
Năm 1984, do tình hình biển Đông có nhiều “diễn biến lạ”, Tướng Giáp Văn Cương được Bộ Quốc phòng điều động về làm Tư lệnh Hải quân lần thứ hai (lần đầu từ năm 1977-1980).
Trên cương vị mới, ông dự báo: “Trong tương lai gần, vùng biển khu vực Trường Sa không được bình yên và sẽ là chiến trường chính của Hải quân Việt Nam”.
Do vậy, trong 2 năm 1986-1987, một mặt ông yêu cầu bộ phận Tác chiến soạn thảo gấp kế hoạch và phương án phòng thủ Trường Sa, mặt khác ông chủ động và kiên trì đề xuất với Bộ Chính trị và Đảng ủy Quân sự Trung ương, chấp thuận kế hoạch bảo vệ chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và thềm lục địa phía Nam.
Kế hoạch đó được chấp thuận.
Ông ra lệnh: "Nhanh chóng dốc toàn lực, đặc biệt là Công binh, ra Trường Sa để tăng cường, củng cố tất cả đảo nổi đảo chìm mà quân dân Việt Nam đang đồn trú và sinh sống bao đời nay".
Tướng GVC dẫn đầu đoàn HQVN thăm HQ Liên Xô tại C.Ranh |
Đối với những đảo chìm thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng chưa có quân đồn trú, ông yêu cầu “Kiên quyết đóng nhanh, đóng đồng thời tất cả các đảo, nếu cần có thể dùng mọi loại tàu để ủi bãi”.
Giải thích khái niệm "ủi bãi". Đại tá Hải quân Nguyễn Trương giải thích: “Là cho tàu mở hết tốc lực lao thẳng lên cạn ở điểm đảo đó để khẳng định chủ quyền và chờ quân ra tiếp viện. Đó là một quyết định táo bạo vì một con tàu vào những năm khó khăn ấy là một tài sản lớn. Để tàu chìm là bị kỷ luật nặng, nhưng ông dám làm vậy vì ông coi chủ quyền lớn hơn tất cả. Mọi sự chậm trễ là có tội với tổ tiên và con cháu sau này”.
Và chính từ mệnh lệnh này, sáng 14/3/1988, con tàu HQ-505 anh hùng đã lao nhanh giữa những làn đạn đại bác, ủi thẳng lên đảo Cô Lin, khẳng định chủ quyền Việt Nam, trước khi lính Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo.
Box:
... "Cuối năm 1986, Quân chủng Hải quân cùng toàn quân xây dựng chính quy, từng bước hiện đại theo đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thì tình hình Biển Đông, đặc biệt là khu vực quần đảo Trường Sa có nhiều diễn biến phức tạp do các hoạt động do thám, khiêu khích, quấy phá, chiếm đóng một số đảo thuộc quần đảo lãnh thổ của Việt Nam, của các thế lực thù địch.
Nhận định, đánh giá tình hình đề xuất của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân đã được cấp trên chấp thuận.
Bộ Chính trị, Thường vụ Đảng ủy Quân sự T.Ư ra nghị quyết và Bộ trưởng Quốc phòng có chỉ thị, Đảng ủy Quân chủng lãnh đạo toàn Quân chủng kịp thời điều chỉnh tổ chức, cơ động triển khai lực lượng, nhanh chóng đóng giữ các đảo, các bãi đá ngầm.
Đề phòng xung đột quân sự nhỏ trên khu vực Trường Sa có thể bùng nổ thành một cuộc chiến tranh lớn trên biển, Tư lệnh Giáp Văn Cương ra lệnh: Hết sức bình tĩnh, kiềm chế, tự vệ là chính, không nổ súng trước, nhưng kiên quyết táo bạo, với phương châm "có người, có đảo; còn người, còn đảo".
Nhận được mệnh lệnh của Tư lệnh Giáp Văn Cương, cán bộ, chiến sĩ trên đảo mặc dù chỉ là những người lính công binh xây dựng, đã không sợ hy sinh, quyết chiến đẩy lùi các hành động xâm chiếm của các thế lực nước ngoài.
Kết quả trong 3 năm (1986 - 1989), Quân chủng Hải quân đã hoàn thành một khối lượng công việc bằng cả 10 năm trước cộng lại. Sức mạnh tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội trên quần đảo, DK1 đã nâng lên một bước.
Năm 1988, đồng chí Giáp Văn Cương được Nhà nước thăng cấp từ Phó Đô đốc lên Đô đốc Hải quân.
Ngày 5/7/1989, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra chỉ thị về việc xây dựng Cụm Kinh tế - khoa học - dịch vụ, tiếp tục khẳng định và công khai hóa chủ quyền của Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa phía nam.
Tư lệnh Giáp Văn Cương đã lãnh đạo, chỉ huy các lực lượng hải quân vượt mọi khó khăn, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp toàn vẹn biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, tổ chức lực lượng đóng quân tại các đảo, thực hiện sự có mặt của Việt Nam trên thềm lục địa 60.000 km2 thuộc chủ quyền tài phán của Việt Nam phù hợp Luật Biển quốc tế.
Kết quả này có ý nghĩa vô cùng to lớn, cả trước mắt và lâu dài, trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam của Tổ quốc.
Về chính trị, đã giữ được chủ quyền, kịp thời chặn đứng âm mưu, thủ đoạn thâm độc thôn tính Trường Sa và độc chiếm Biển Đông của nước ngoài; làm cho nhân dân trong nước hiểu rõ nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên biên giới đất liền, vùng biển, hải đảo, thềm lục địa là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị, không phải riêng của lực lượng vũ trang; tạo phong trào "Cả nước vì Trường Sa thân yêu".
Về quân sự, tạo thế phòng thủ bố trí chiến lược, ngăn chặn từ xa kẻ thù có ý định tiến công nước ta bằng đường biển và đường không; là đài quan sát phát hiện sớm âm mưu của địch trên khu vực Biển Đông, kịp thời ứng phó trước mọi tình huống.
Về kinh tế, nhờ bảo vệ được quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam, nước ta đã chủ động bảo vệ và khai thác tài nguyên biển, đặc biệt các mỏ dầu khí đem lại nguồn lợi to lớn cho Tổ quốc.
Về ngoại giao, khẳng định với thế giới lập trường, quan điểm trước sau như một: Quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía nam là chủ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của Việt Nam; mọi hành động lấn chiếm của nước ngoài là trái phép, đều bị lên án; cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và thềm lục địa phía nam là chính đáng và được nhân dân thế giới đồng tình ủng hộ.
Với thành tích đó, Quân chủng Hải quân đã được Kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa VIII ghi nhận: "Nhiệt liệt biểu dương cán bộ, chiến sĩ đã gian khổ hy sinh anh dũng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc". Và ngày 13-12-1989, Quân chủng Hải quân đã được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVTND.
Thắng lợi trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa và thềm lục địa phía nam, trước hết, đó là kết quả lãnh đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Đảng ủy Quân sự T.Ư và Bộ Quốc phòng, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng Hải quân, của cán bộ, chiến sĩ toàn Quân chủng, sự động viên kịp thời của toàn dân, toàn quân "Tất cả vì Trường Sa thân yêu" cùng với sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.
Trong thắng lợi đó, có phần đóng góp quan trọng của vị Tư lệnh Hải quân Đô đốc Giáp Văn Cương - Tấm gương Đô đốc Giáp Văn Cương đã nêu bật tinh thần mưu trí, táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đánh và biết thắng cho toàn lực lượng Hải quân Việt Nam.
Ngày nay, tư tưởng ấy vẫn là phương châm chỉ đạo hành động cho toàn Quân chủng quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc"
(Nguồn: Báo Nhân dân)
---------------------------------------------------------------------------------------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TƯỚNG GIÁP VĂN CƯƠNG
Tướng GVC kiểm tra sẵn sàng chiến đấu tại Trường Sa, tháng 5/1988 |
Kiểm tra vũ khí của Phân đội hỏa lực trên đảo chìm |
Tham dự buổi chào cờ đầu tuần trên đảo, cùng bộ đội |
Đọc quyết tâm thư, thề bảo vệ Trường Sa, ngày 7/5/1988 trên đảo Trường Sa Lớn |
Đón Chỉ huy Hải quân Liên Xô (nay là LB Nga) thăm 1 đơn vị bộ đội tại Vùng 4, Hải quân |
Đưa Đại tướng Lê Đức Anh (UVBCT, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) thăm đảo Trường Sa |
Đưa TBT Lê Duẩn thăm Hạm đội tàu chiến đấu thuộc Quân chủng Hải quân |
Cho mình xin bài này nhé.
Trả lờiXóaVâng anh ơi!
Xóamình rất khâm phục mai thanh hải!thật ra mình muốn nói rất nhiều, cảm ơn thật nhiều. nhưng không biết diễn đạt như thế nào cho đúng.!!
Trả lờiXóaUống bia là diễn đạt tốt nhất bác ợ! Hi! Hi!..
XóaBác Cương thuận tay trái :D
Trả lờiXóabác tinh thế !
XóaTinh ghê
XóaĐã đọc cuốn Đảo Chìm của TĐK cả chục lần, nhưng mỗi lần đọc đến đoạn đối thoại của "cố con" tướng Cương lại rưng rưng những xúc cảm khó tả? Mai, có ai còn nhớ không anh Hải nhỉ???
Trả lờiXóaHe he he, vậy là bác ấy cũng giống mềnh. Không chơi được B40 :)
Trả lờiXóaEm cũng đọc đến chục lần. Nhất là đoạn Đô đốc Giáp Văn Cương và Người lính Tên Hai.
Trả lờiXóaNăm 1988 em được trường cho ra vbảo tàng để xem ảnh của TQ chiếm đảo ta. Năm 1993 em nhập ngũ. Cũng may chẳng có cuộc chiến nào.
Một tấm gương sáng cho các vị tư lệnh hải quân sau này noi theo và hiện nay nước Việt nam cũng rất cần rất cần nhiều thật nhiều đô đốc Giáp Văn Cương khác.
Trả lờiXóaCảm ơn nhà báo MTH.
Tại sao chưa có những con đường mang tên ông nhỉ. Chúng ta hãy vận động để các thành phố lớn ven biển làm điều này. Giá như Hải Phòng có tuyến đường Giáp Văn Cương chạy qua trước mặt Bộ Tư lệnh Hải quân (cắt một đoạn đường Điện Biên Phủ hiện nay).
Trả lờiXóaChọn một hòn đảo đẹp nơi có dấu chân ông đã qua đặt tên ông cho đảo để tôn vinh ông có được không nhỉ?
Trả lờiXóaCách xưng hô Bố - Con của Tư lệnh và anh lính thật cảm động và sâu sắc. Thế hệ nối tiếp thế hệ giữ gìn chủ quyền của Tổ quốc, mình cũng mong sẽ tới ngày nói với con mình câu nói như thế: Tổ quốc mình đấy con ạ.
Trả lờiXóaCách nói chuyện Bố - Con của Tư lệnh và anh lính thật xúc động và sâu sắc. Thế hệ nối tiếp thế hệ bảo vệ Biển Đảo của Tổ quốc. Tôi cũng sẽ nói với con mình: đấy là Tổ quốc mình con ạ.
Trả lờiXóaCảm ơn bài viết của anh, tôi thấy blog của anh rất thú vị. Hãy phát huy anh Hải nhé. Thân !
Trả lờiXóaCám ơn anh Mai. Ông có công lớn trong việc củng cố vào bảo vệ Trường Sa và là nguời đề xuất ý tường xây dựng DKI. Khái niệm của ông "Ủi bãi" và Nhà Cao chân...
Trả lờiXóa