Chạy từ Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) về Hà Nội, đến địa phận huyện Yên Minh (Hà Giang), đạp phanh gấp để ghi lại hình ảnh 2 bé trai lếch thếch cùng mẹ ven đường. Cả 2 anh em còn bé tý nhưng cu anh 3 tuổi đã phải đeo chiếc chiếu, giúp cho mẹ dắt em. Xót xa bởi cả xe quần áo đã trao đủ cho toàn bộ 202 trẻ em Mầm non - Nhà trẻ xã Ma Lé, không có cái quần dự trữ nào cả. Đành cho 2 đứa trẻ gói kẹo cuối cùng và phóng nhanh khuất 3 mẹ con, trong đầu cứ văng vẳng lời của Bác, khi trả lời các Nhà báo nước ngoài, năm 1946 , trên cương vị Chủ tịch nước VNDCCH: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Gần 70 năm trôi qua rồi, vậy mà... Tại sao đến cái quần mặc cũng không có?.. |
Bac mong uoc vay thoi . Nhung Bac khong lam duoc . Mat cay xe anh Hai a .
Trả lờiXóa"Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"
Trả lờiXóaBác Ham muốn chứ có phải các lãnh đạo bây giờ ham muốn đâu, em comment như vậy không hêểu có vi phạm "quy chế" còm của bác Hải hay không, nhưng thực sự thấy sự chăm sóc của nhà nước thông qua các chính sách xã hội đối với miền núi còn thực sự yếu và kém, em sống ở miền núi một thời gian em cũng được chứng kiến ít nhiều điều này.
Gửi Anh Hải, Hôm nào em cũng vào blog của anh đọc, hôm nào cũng chảy nước mắt trước hoàn cảnh các cháu nhỏ ở vùng cao. Giờ thì càng thấy câu "ăn no, mặc ấm" chỉ là ước mơ thôi. Vì một thời gian dài như vậy mà mong ước này không trở thành sự thật. Khó thế ư?
Trả lờiXóaHỏi mấy ông đánh cờ, đánh bạc tiền tỷ xem các ông ấy có bố thí được cái quần rách nào không.
Trả lờiXóa2 bé còn bé mà, hên là mẹ còn có cái để mặc....
Trả lờiXóaMình nghĩ là 70 năm sau 2 bé có cái để mặc, hay là vẩn y như vầy?
Thì Bác cũng chỉ mong "....ai cũng có cơm ăn, áo mặc....". Bác có nói đến có quần mặc đâu!
Trả lờiXóaUh nhỉ, vậy là đàn em đã thực hiện đúng mong muốn của bác rồi. Xém chút nghĩ oan cho lãnh đạo.
Xóamuon noi nhieu lam anh hai oi. nhung noi khong thanh loi.khong phai so bat bo gi dau.ma chua co ai dang commen cua luc gia nay.
Trả lờiXóaSexy quá, đề nghị Bộ 4T vào cuộc ngay.
Trả lờiXóaBuồn quá Bác Hải ạ ! Không biết năm 2020 thì có còn cảnh này nữa không khi "nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp"! Đau!
Trả lờiXóaCó thể gia đình họ khó khăn. Ba khó khăn, Mẹ khó khăn. Nhưng e nghĩ nhìn Bà Mẹ thì sự thiếu thốn trong nhận thức có lẽ cần quan tâm hơn. Mẹ có khăn, có áo váy, có tạp dề (lành lặn) nhưng lại không (thể) mặc quần cho con? Nếu được, thì chiếc tạp dề ấy có thể khâu thành 2,3 chiếc quần nhỏ cho 2 nhóc. Và nếu như ở nhà nhóc có đủ quần mặc, thì bà mẹ đã không quan tâm để mặc cho chúng!?
Trả lờiXóa[Đó là quan điểm của e, 1 - ng - phụ - nữ!]
Còn chuyện 70 năm, là điều quá đỗi xót xa, ở xứ mình!
Những ai có dịp đi đến các vùng cao thì sẽ thường xuyên thấy được hình ảnh của binh chủng "Không quần" như thế này. Ngay như ở Sapa là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng du khách vẫn thường thấy cảnh này. Đau lòng là trong cái rét mùa đông như cắt da cắt thịt, có những du khách thì quần bảy áo ba, khăn len quấn cổ đi tham quan bản làng của người Mông, Dao... để nhìn các em bé chỉ độc mỗi cái ao thun cáu bẩn, không quần, da thịt đỏ au vì lạnh, nhưng mọi người vẫn cười nói râm ran, chắc là không ai biết rằng các em bé này đang rét run vì lạnh, nếu chỉ mặc như các em, chắc chắn họ không thể cười được anh Hải nhỉ!
Trả lờiXóaem ra đi
Trả lờiXóakhông vớ , dép
không quần
nắng mùa xuân vẫn đẹp
trong rét ngọt nàng Bân
chiếc tạp dề đen như đêm dài chị Dậu
Đảng đã cho ta nhiều mùa xuân nghẹn ngào ước vọng...
Mấy ngày liền ghé thăm blog, không thấy bài mới, sợ rằng anh ốm hay có việc gì.
Trả lờiXóaAi dè anh mãi lên tận Hà Giang.
Bài viết, hình ảnh của anh mà lên truyền hình thì hay biết mấy.
Có khi nào anh Hải nghĩ sẽ lập đài truyền hình tư nhân để thỏa chí trai không?
Chúc anh sức khỏe
Lại mơ. Một tờ báo tư nhân còn không được ở đấy mà truyền hình với chả truyền ảnh.
XóaTôi rất muốn đi với anh, đến với các cháu. Tôi rất muốn gặp anh, khi nào anh vào Nghệ An vậy ? (01235106919)
Trả lờiXóaMột người Pháp, một người Mỹ và một người Việt Nam tranh luận xem Adam và Eva là người nước nào.
Trả lờiXóaNgười Pháp: “Trần truồng và trụy lạc ngay trước mặt Thượng đế, lãng mạn như vậy chỉ có thể là dân Pháp”.
Người Mỹ: “Yêu tự do đến mức lẽ ra có thể sống hạnh phúc, chỉ cần đừng đụng đến trái táo, vậy mà họ vẫn không chịu sự cấm đoán đó, thì chỉ có thể là dân Mỹ”.
Cuối cùng, người Việt Nam nói: “Quần áo chẳng có, nhà cửa chẳng có, thậm chí đến ăn một trái táo cũng bị cấm, thế mà vẫn bảo là sống trên Thiên đường, thì chỉ có thể là dân Việt Nam mà thôi...”
Hay quá à!
XóaQua hay va chinh xac
XóaMình cũng buồn, nhưng là buồn kiểu khác. Đây là ảnh phóng sự may mà chộp được, lên blog được nên các bác có dịp mà comment cái buồn cho nó buồn...cười
Trả lờiXóaCòn thực ra, cảnh này đầy rẫy trên đất nước này, đến mức chính người dân ở đó cho là thường, như một sự đương nhiên. Các bác ở thành thị đi chơi miền rừng thì khác gì mâý ông tây sang VN thấy gì mà chả lạ. Chả làm được cái gì nên hồn đâu.
Thành tích của những vị Chủ Tịch như Nguyễn Trường Tô!
Trả lờiXóamắt cay cay khi đọc những dòng này của bác Hải, vẫn là cái điệp khúc biết đến bao giờ....................xót xa quá
Trả lờiXóaEm nghĩ là sau này khi đi đến đâu anh thấy cuộc sống của người dân khó khăn quá như hình ảnh mẹ con nhà chị trong ảnh trên, anh có thể lấy địa chỉ cần giúp và đưa lên blog naỳ thì chắc chắn là sẽ có nhiều người giúp chứ đọc song như vầy thấy thương cho hoàn cảnh của họ muốn giúp cũng không được anh ạ.
Trả lờiXóangàn lần xin lỗi dân!
Trả lờiXóa