Mai Thanh Hải - Buổi chiều, con gái Thủy gọi từ Cam Ranh ra, kể: "Con mới lập bàn thờ ba Phương trong này. Ngoài Quảng Bình, bà vẫn giữ bàn thờ và sẽ ra mộ thắp hương cho ba sáng mai. Chú yên tâm nhé!".
Mình nghe xong, thừ người: Mới hôm nào, con gái còn tập tễnh trong Khoa Việt Nam học của Đại học Quảng Bình, nhiều thầy cô đọc hồ sơ, thấy ghi "Con gái Anh hùng - Liệt sĩ Trần Văn Phương, hy sinh ngày 14/3/1988, tại Trường Sa", chả hiểu gì nên cứ gặng hỏi, làm con cũng chả biết trả lời thế nào, bởi con sinh ra sau ngày Ba hy sinh. Thế mà bây giờ?.
Nhớ hồi con mới tốt nghiệp Đại học, cùng mẹ Hoa từ Quảng Bình vào Cam Ranh tham dự ngày Truyền thống của Đoàn Trường Sa, bác Long, chú Thắng, chú Thư trong Vùng và Lữ đã làm hết sức, cùng với chú Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ Khánh Hòa đưa con vào làm việc trong UBND huyện Trường Sa và đến nay, con đã chuyển hệ, thành Sĩ quan chuyên nghiệp trong đội ngũ Lữ đoàn 146 Bảo vệ Trường Sa, như ba Phương ngày xưa.
Con giờ đã lớn, đã sát cánh bên người chồng cũng là Sĩ quan Lữ đoàn 162 và đã làm mẹ. Dẫu biết cái gia đình nho nhỏ của con, nằm ở ven đường Mỹ Ca, gần cổng Vùng 4 còn nhiều vất vả, gian lao và mỗi đêm, con cứ giật thột khi nghĩ đến mẹ Hoa cùng em gái, lần hồi kiếm sống trong đất Sài Gòn xa xôi, nhưng hãy cố lên con nhé - Bởi con là con gái của người Anh hùng.
Không vào được với con, nhưng cũng xin được thắp lên bàn thờ ba Phương cùng 63 đồng đội, bài viết cho em Miu, em Khoai từ 2008, trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thay cho nén hương, với những người lính đã ngã xuống, trong ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở địa đầu Trường Sa.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Con gái yêu của Ba!.
Ba đang ở đảo Cô Lin - Nơi gọi là đảo chìm, nằm trên rặng san hô xa tít, thăm thẳm và xung quanh mây trời.
Nơi đây đúng 20 năm trước, 64 chú – bác bộ đội Hải quân đã hy sinh. Gọi là hy sinh theo đúng câu chữ trong văn phạm và những giấy tờ hay trong các buổi lễ nghĩa.
Chứ nói đúng ra, các chú, các bác ấy bị lính Trung Quốc giết chết bằng đại bác 100 ly, pháo phòng không 37 ly hạ nòng bắn thẳng, đạn tiểu liên AK bắn gần, lưỡi lê sắc nhọn, báng súng nặng trịch, câu liêm nhọn hoắt và đại đa số đều chìm xuống biển, chết mất xác.
Các chú, các bác ấy nằm xuống, cũng chỉ vì cái dải san hô xanh thẳm, xa hút ấy. Nhìn trên bản đồ trong google và dù có phóng to đến cỡ nào, thì con cũng khó mường tượng ra cái khoảng biển xanh đó.
Chắc con sẽ hỏi: “Chỗ đó là gì?”.
"Chỗ đó" là đất đai của Tổ quốc mình, con ạ!.
Lát nữa (bây giờ là 11 giờ 30 phút), đúng 14 giờ, Ba và mọi người trong Đoàn Công tác sẽ làm lễ thả hoa, tưởng niệm những người đã nằm xuống cách đây 20 năm trước.
Mọi người trong phòng ở của Ba trên tàu HQ 996 nói: Sẽ thả xuống biển, nơi những người đã nằm xuống đấy đủ cả bia, rượu, thuôc lá, ớt xanh, sách báo… vì “trần sao, âm vậy”.
Ba cũng làm như vậy với mọi người và Ba cũng muốn thả xuống đấy cả tâm tình, tấm lòng của Ba mẹ, của con và em, của ông bà, cùng bao nhiêu người khác nữa ở đất liền, để những người trai trẻ đã nằm xuống đấy không uổng phí, không chạnh lòng.
Con chưa hiểu thế nào là Tổ quốc!. Con còn chưa học đến những bài văn, thơ về Tổ quốc trong sách Tiếng Việt, nên chưa hiểu. Thế nhưng, có bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có, cũng chẳng hiểu được khái niệm Tổ quốc.
Mù mờ và hồn nhiên, nhiều người còn ví: Tổ quốc chỉ đơn giản là những đêm hát Karaoke, đám con trai – con gái ôm nhau gào lên bài hát cách mạng hoành tráng trong hơi bia rượu, thuốc lá ngoại sặc sụa…
Buồn cười thế đấy nhưng đó lại là sự thật.
Ba chợt nhận ra vậy bởi những ngày sống ở đất liền, Ba cứ cắm đầu vào nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo làm tròn trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ. Việc viết lách luôn nhìn thấy mặt trái của cuộc sống và cũng luôn thất vọng, cay nghiệt.
Hở ra một chút là thở dốc, là ngủ vùi để sang hôm sau lại sấp ngửa đi làm, lo toan bề bộn. Nhiều lúc, Ba cứ nghĩ mình là cái máy, chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc.
Thế nhưng đến hôm nay, khi đã lênh đênh cả tuần trên biển. Mở mắt là thấy biển, quay sang 4 phía đều thấy biển.
Đi ngủ ban đêm, tỉnh giấc tưởng có con đạp chân ấm mềm vào mặt, ba cũng thấy biển.
Biển ngoài này xanh biếc hoà với trong vắt mây trời, mặn mòi mùi gió, Ba mới thấm thía thế nào là Tổ quốc.
Tổ quốc đơn giản chỉ là bình minh đỏ rực trên đảo Song Tử, nơi có cây đèn biển nhẫn nại cả đêm chớp mắt sáng cho những con tàu tỏ đường thông lối.
Tổ quốc là màu xanh của biển cả dưới mạn tàu, nơi có những con cá chuồn thấy động, bay vút lên đầu ngọn sóng như thể mơ ước bay cao, bay xa cùng cánh hải âu bàng bạc.
Tổ quốc là hòn đảo nhỏ, nơi có các chú bộ đội ở cùng quê mình, cùng giọng nói nhà mình, có vợ và em bé cũng ở gần nhà mình.
Tổ quốc là nơi có màu xanh của câu phong ba, cây bàng vuông, cây tra biển trổ hoa trắng tinh, toả màu hương ngan ngát…
Xa hơn nữa, ba thấy Tổ quốc của mình ở góc phố Hà Nội, Ba thường ngồi đánh vật với câu chữ đến khuya, bên 2 mặt trời nhỏ là con và em say nồng trong giấc ngủ thiên thân...
Tổ quốc gần gũi và thân thương, như thể những người gần nhất, cạnh bên nhất và bình dị nhất và không thể thiếu được, ở ngay bên mình, trong nhà mình con ạ!..
Ở đảo chìm Cô Lin này, qua mắt thường và qua độ zoom của ống kính máy ảnh Nhật (một cường quốc đã từng thua trận trên đất nước mình), Ba nhìn thấy chiếc tàu hiện đại của Trung Quốc đang ngang nhiên án ngữ trên biển.
Chiếc tàu ấy lớn quá, hiện đại quá. Nhưng dù có lớn và hiện đại thế nào thì nó cũng giống như chiếc tàu buôn gắn đại bác của Tây Dương đã từng lừng lững tiến vào Sài Gòn, khiến bao nhiêu người Việt mình khiếp đảm về cái gọi là “văn minh phương Tây” khi ấy.
Ban đầu là sợ, nhưng rút cục, những người Việt vẫn đánh chìm những thứ của “văn minh phương Tây” kềnh càng ấy.
Ông cha mình là vậy, Tổ quốc mình là vậy và những người Việt chân chính của chúng ta là vậy. Hôm nay chúng ta có thể choáng ngợp, có thể ngập ngừng vì cái gọi là “định hướng”, đã ngăn cản ý nghĩ, việc làm của mỗi người.
Nhưng rút cục, cái cũ cũng sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho những điều mới mẻ… Cái mới ấy, rất đơn giản là những gì Ba muốn ước ao và mong muốn, với con gái yêu và rất mực thông minh của Ba.
Không lâu nữa, con sẽ cùng bạn bè chế tạo ra những con tàu hiện đại hơn, hoành tráng hơn để đánh đuổi những con tàu đang chắn trước mặt Ba và đồng độ của Ba hôm nay.
Con và bạn bè sẽ khẳng định được vị thế Tổ quốc, để không phải quỵ luỵ, nhường nhịn và nuốt nước mắt khi những người con bị bắn, giết bằng lưỡi lê-đạn nhọn và ngắt quãng tuổi thanh xuân bằng dao găm oan nghiệt…
Máu nào chẳng đỏ, nước mắt nào chẳng trong.
Ba hiểu điều ấy, bởi đã gặp những người mẹ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng... - Những người mẹ đã sinh ra các chú, bác đã nằm xuống ở ngay trên vùng biển Ba đang neo tàu.
Người mẹ nào chẳng xót xa, chẳng vật vã và không thể sống yên hàn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra lại hy sinh, khi vẫn còn qúa trẻ?
Càng không thể sống nổi khi những giọt máu đó chết vùi trong lòng biển vì đạn quân dụng, lưỡi lê, dao găm của những kẻ đang nhơn nhơn tươi cười trên màn hình tivi mỗi ngày đêm…
Thế mới biết nỗi đau câm lặng, nén lại là đáng kính phục, con ạ!.
Như Ba - Đã từng câm lặng trước ngôi nhà dột nát, hoang tàn của bà mẹ Quảng Bình có người con độc nhất hy sinh trên vùng biển Trường Sa linh thiêng, lặng gió này.
Những lúc ấy, Ba chỉ nghĩ: Con phải học tốt hơn, giỏi hơn để Ba mẹ không tủi hổ, để những người con đất Việt không xấu hổ ngậm đắng nuốt cay và con sẽ giỏi để làm tiếp những gì mà ba và bè bạn của Ba đã, đang và sẽ làm cho đất nước này; cho Tổ quốc này và cho vùng biển đảo thân thương nơi xa tít, thăm thẳm.
Con gái yêu của Ba nhé!..
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma
12 giờ 2 phút ngày 24/4/2008 (trước lúc làm lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14/3/1988).
Mình nghe xong, thừ người: Mới hôm nào, con gái còn tập tễnh trong Khoa Việt Nam học của Đại học Quảng Bình, nhiều thầy cô đọc hồ sơ, thấy ghi "Con gái Anh hùng - Liệt sĩ Trần Văn Phương, hy sinh ngày 14/3/1988, tại Trường Sa", chả hiểu gì nên cứ gặng hỏi, làm con cũng chả biết trả lời thế nào, bởi con sinh ra sau ngày Ba hy sinh. Thế mà bây giờ?.
Nhớ hồi con mới tốt nghiệp Đại học, cùng mẹ Hoa từ Quảng Bình vào Cam Ranh tham dự ngày Truyền thống của Đoàn Trường Sa, bác Long, chú Thắng, chú Thư trong Vùng và Lữ đã làm hết sức, cùng với chú Thanh - Giám đốc Sở Nội vụ Khánh Hòa đưa con vào làm việc trong UBND huyện Trường Sa và đến nay, con đã chuyển hệ, thành Sĩ quan chuyên nghiệp trong đội ngũ Lữ đoàn 146 Bảo vệ Trường Sa, như ba Phương ngày xưa.
Con giờ đã lớn, đã sát cánh bên người chồng cũng là Sĩ quan Lữ đoàn 162 và đã làm mẹ. Dẫu biết cái gia đình nho nhỏ của con, nằm ở ven đường Mỹ Ca, gần cổng Vùng 4 còn nhiều vất vả, gian lao và mỗi đêm, con cứ giật thột khi nghĩ đến mẹ Hoa cùng em gái, lần hồi kiếm sống trong đất Sài Gòn xa xôi, nhưng hãy cố lên con nhé - Bởi con là con gái của người Anh hùng.
Không vào được với con, nhưng cũng xin được thắp lên bàn thờ ba Phương cùng 63 đồng đội, bài viết cho em Miu, em Khoai từ 2008, trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thay cho nén hương, với những người lính đã ngã xuống, trong ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ở địa đầu Trường Sa.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Con gái yêu của Ba!.
Ba đang ở đảo Cô Lin - Nơi gọi là đảo chìm, nằm trên rặng san hô xa tít, thăm thẳm và xung quanh mây trời.
Nơi đây đúng 20 năm trước, 64 chú – bác bộ đội Hải quân đã hy sinh. Gọi là hy sinh theo đúng câu chữ trong văn phạm và những giấy tờ hay trong các buổi lễ nghĩa.
Chứ nói đúng ra, các chú, các bác ấy bị lính Trung Quốc giết chết bằng đại bác 100 ly, pháo phòng không 37 ly hạ nòng bắn thẳng, đạn tiểu liên AK bắn gần, lưỡi lê sắc nhọn, báng súng nặng trịch, câu liêm nhọn hoắt và đại đa số đều chìm xuống biển, chết mất xác.
Các chú, các bác ấy nằm xuống, cũng chỉ vì cái dải san hô xanh thẳm, xa hút ấy. Nhìn trên bản đồ trong google và dù có phóng to đến cỡ nào, thì con cũng khó mường tượng ra cái khoảng biển xanh đó.
Chắc con sẽ hỏi: “Chỗ đó là gì?”.
"Chỗ đó" là đất đai của Tổ quốc mình, con ạ!.
Lát nữa (bây giờ là 11 giờ 30 phút), đúng 14 giờ, Ba và mọi người trong Đoàn Công tác sẽ làm lễ thả hoa, tưởng niệm những người đã nằm xuống cách đây 20 năm trước.
Mọi người trong phòng ở của Ba trên tàu HQ 996 nói: Sẽ thả xuống biển, nơi những người đã nằm xuống đấy đủ cả bia, rượu, thuôc lá, ớt xanh, sách báo… vì “trần sao, âm vậy”.
Ba cũng làm như vậy với mọi người và Ba cũng muốn thả xuống đấy cả tâm tình, tấm lòng của Ba mẹ, của con và em, của ông bà, cùng bao nhiêu người khác nữa ở đất liền, để những người trai trẻ đã nằm xuống đấy không uổng phí, không chạnh lòng.
Con chưa hiểu thế nào là Tổ quốc!. Con còn chưa học đến những bài văn, thơ về Tổ quốc trong sách Tiếng Việt, nên chưa hiểu. Thế nhưng, có bao nhiêu người quyền cao chức trọng, giàu có, cũng chẳng hiểu được khái niệm Tổ quốc.
Mù mờ và hồn nhiên, nhiều người còn ví: Tổ quốc chỉ đơn giản là những đêm hát Karaoke, đám con trai – con gái ôm nhau gào lên bài hát cách mạng hoành tráng trong hơi bia rượu, thuốc lá ngoại sặc sụa…
Buồn cười thế đấy nhưng đó lại là sự thật.
Ba chợt nhận ra vậy bởi những ngày sống ở đất liền, Ba cứ cắm đầu vào nỗi lo cơm áo gạo tiền, nỗi lo làm tròn trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ. Việc viết lách luôn nhìn thấy mặt trái của cuộc sống và cũng luôn thất vọng, cay nghiệt.
Hở ra một chút là thở dốc, là ngủ vùi để sang hôm sau lại sấp ngửa đi làm, lo toan bề bộn. Nhiều lúc, Ba cứ nghĩ mình là cái máy, chỉ biết làm việc, làm việc và làm việc.
Thế nhưng đến hôm nay, khi đã lênh đênh cả tuần trên biển. Mở mắt là thấy biển, quay sang 4 phía đều thấy biển.
Đi ngủ ban đêm, tỉnh giấc tưởng có con đạp chân ấm mềm vào mặt, ba cũng thấy biển.
Biển ngoài này xanh biếc hoà với trong vắt mây trời, mặn mòi mùi gió, Ba mới thấm thía thế nào là Tổ quốc.
Tổ quốc đơn giản chỉ là bình minh đỏ rực trên đảo Song Tử, nơi có cây đèn biển nhẫn nại cả đêm chớp mắt sáng cho những con tàu tỏ đường thông lối.
Tổ quốc là màu xanh của biển cả dưới mạn tàu, nơi có những con cá chuồn thấy động, bay vút lên đầu ngọn sóng như thể mơ ước bay cao, bay xa cùng cánh hải âu bàng bạc.
Tổ quốc là hòn đảo nhỏ, nơi có các chú bộ đội ở cùng quê mình, cùng giọng nói nhà mình, có vợ và em bé cũng ở gần nhà mình.
Tổ quốc là nơi có màu xanh của câu phong ba, cây bàng vuông, cây tra biển trổ hoa trắng tinh, toả màu hương ngan ngát…
Xa hơn nữa, ba thấy Tổ quốc của mình ở góc phố Hà Nội, Ba thường ngồi đánh vật với câu chữ đến khuya, bên 2 mặt trời nhỏ là con và em say nồng trong giấc ngủ thiên thân...
Tổ quốc gần gũi và thân thương, như thể những người gần nhất, cạnh bên nhất và bình dị nhất và không thể thiếu được, ở ngay bên mình, trong nhà mình con ạ!..
Ở đảo chìm Cô Lin này, qua mắt thường và qua độ zoom của ống kính máy ảnh Nhật (một cường quốc đã từng thua trận trên đất nước mình), Ba nhìn thấy chiếc tàu hiện đại của Trung Quốc đang ngang nhiên án ngữ trên biển.
Chiếc tàu ấy lớn quá, hiện đại quá. Nhưng dù có lớn và hiện đại thế nào thì nó cũng giống như chiếc tàu buôn gắn đại bác của Tây Dương đã từng lừng lững tiến vào Sài Gòn, khiến bao nhiêu người Việt mình khiếp đảm về cái gọi là “văn minh phương Tây” khi ấy.
Ban đầu là sợ, nhưng rút cục, những người Việt vẫn đánh chìm những thứ của “văn minh phương Tây” kềnh càng ấy.
Ông cha mình là vậy, Tổ quốc mình là vậy và những người Việt chân chính của chúng ta là vậy. Hôm nay chúng ta có thể choáng ngợp, có thể ngập ngừng vì cái gọi là “định hướng”, đã ngăn cản ý nghĩ, việc làm của mỗi người.
Nhưng rút cục, cái cũ cũng sẽ bị đào thải để nhường chỗ cho những điều mới mẻ… Cái mới ấy, rất đơn giản là những gì Ba muốn ước ao và mong muốn, với con gái yêu và rất mực thông minh của Ba.
Không lâu nữa, con sẽ cùng bạn bè chế tạo ra những con tàu hiện đại hơn, hoành tráng hơn để đánh đuổi những con tàu đang chắn trước mặt Ba và đồng độ của Ba hôm nay.
Con và bạn bè sẽ khẳng định được vị thế Tổ quốc, để không phải quỵ luỵ, nhường nhịn và nuốt nước mắt khi những người con bị bắn, giết bằng lưỡi lê-đạn nhọn và ngắt quãng tuổi thanh xuân bằng dao găm oan nghiệt…
Máu nào chẳng đỏ, nước mắt nào chẳng trong.
Ba hiểu điều ấy, bởi đã gặp những người mẹ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng... - Những người mẹ đã sinh ra các chú, bác đã nằm xuống ở ngay trên vùng biển Ba đang neo tàu.
Người mẹ nào chẳng xót xa, chẳng vật vã và không thể sống yên hàn khi đứa con mình rứt ruột đẻ ra lại hy sinh, khi vẫn còn qúa trẻ?
Càng không thể sống nổi khi những giọt máu đó chết vùi trong lòng biển vì đạn quân dụng, lưỡi lê, dao găm của những kẻ đang nhơn nhơn tươi cười trên màn hình tivi mỗi ngày đêm…
Thế mới biết nỗi đau câm lặng, nén lại là đáng kính phục, con ạ!.
Như Ba - Đã từng câm lặng trước ngôi nhà dột nát, hoang tàn của bà mẹ Quảng Bình có người con độc nhất hy sinh trên vùng biển Trường Sa linh thiêng, lặng gió này.
Những lúc ấy, Ba chỉ nghĩ: Con phải học tốt hơn, giỏi hơn để Ba mẹ không tủi hổ, để những người con đất Việt không xấu hổ ngậm đắng nuốt cay và con sẽ giỏi để làm tiếp những gì mà ba và bè bạn của Ba đã, đang và sẽ làm cho đất nước này; cho Tổ quốc này và cho vùng biển đảo thân thương nơi xa tít, thăm thẳm.
Con gái yêu của Ba nhé!..
Vùng biển Cô Lin - Gạc Ma
12 giờ 2 phút ngày 24/4/2008 (trước lúc làm lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh ngày 14/3/1988).
Bài viết thấm máu hòa trong lòng biển Tổ quốc, mặn chát...
Trả lờiXóaBài viết dành cho tất cả mọi người, đọc xong nước mắt cứ lăn dài...
Trả lờiXóaYêu Trường Sa hơn bao giờ hết
Cám ơn MTH....mặn của muối biển quá anh ơi...
Trả lờiXóaEm xin mang ve blog (co bo qua may cai hinh gia dinh bac) nhe. Cam on bac Hai.
Trả lờiXóaTôi đọc mà nước mắt cứ trào ra
Trả lờiXóaXin anh bài viết về cho con gái đọc với anh nhé. bài viết hay và nói giúp mình lời mình muốn nói với con nhưng bởi không được đi như anh và không biết viết nên không biết làm sao. Cám ơn anh rất nhiều.
Trả lờiXóaĐọc, đọc muốn đọc mãi. Thấy tự hào bởi thế hệ cha anh đi trước.
Trả lờiXóacầu mong linh hồn các Chú, các anh mãi mãi bình yên.
Hay quá Hải ơi. Bài này đáng được in trong sách giáo khoa cho học sinh đấy. Tôi đã đọc bài này cho thằng con trai lên 8 nghe. Nó ngồi im, nghe xong thì ướt mắt và hỏi mấy câu "nhạy cảm" quá. Cảm ơn nhé.
Trả lờiXóaBài viết của chú rất hay, cầu chúc cho linh hồn của các chú,các anh mãi bình yên.Nhưng hãy thử hỏi những người xung quanh mình xem có mấy ai biết đến ngày 14/03/1988 không?
Trả lờiXóaBạn bè tôi ai đọc bài này cũng xúc động. Ông viết ra ý nghĩ của bao người đấy. Xin ông bài này để đọc ở buổi gặp mặt các Cựu chiến binh ngày mai 15.4 tại Budapest nhé. Cám ơn ông. Chúc ông vạn sự tốt lành.
Trả lờiXóaBiết bà con mình mau nước mắt nên hôm nay không báo nào viết đến sự kiện 14/3/1988 nữa.
Trả lờiXóa