Mai Thanh Hải - Hồi xưa mới đi làm báo, mình là phóng viên mới nên toàn bị sai vặt, viết những đề tài mà mọi người thường nói "khoai hơn ngô, nhục hơn trâu". Nghe nói thì vậy, nhưng mình thấy cũng bình thường.
Nhớ nhất là cứ dịp Tết, phải đi thực tế viết bài về đề tài "Những người không có Tết".
Nhân vật, rút cục cũng chỉ là Trung đoàn Cảnh sát Cơ động, Công an TP. Hà Nội và Công nhân quét rác, Cty Môi trường Đô thị Hà Nội.
Vài lần mặc rằn ri, ngồi xe Zeep lượn vòng vòng các phố từ đêm đến sáng hoặc diện đồ phản quang, đi ủng ngồi xe thu gom rác lượn vòng mấy phố, xong sang bãi rác Lam Sơn, mình mới thấy là không có Tết cũng chỉ là chuyện thường, bởi hôm nay làm thì mai nghỉ và làm ngày Tết, còn nhiều tiền hơn ngày thường.
Tóm lại, nhận lương Nhà nước thì phải làm, cũng như mình, phải làm việc ngày Tết như họ, có sao đâu?.
Nói đến những người không có Tết, chính xác phải kể đến là rất nhiều thân phận, vì mưu sinh.
Entry khai bút này, không dám nói nhiều, chỉ có vài lời kèm với hình ảnh của anh em Diễn đàn OF để nhắc đến những mẹ, già yếu rồi đấy nhưng vẫn phải vật lộn với cơm áo, để tồn tại nhiều hơn là sống.
Cuộc sống đầy đủ, "đầy màu sắc và ánh sáng" (lời của Nhà văn Trần Đăng) nơi đô thị, có khi ta vô tình lướt qua các mẹ, các chị đang bươn chải một cách vô tâm.
Ta không có lỗi, bởi đó là cuộc sống.
Khi những thứ gọi là "chế độ chính sách" vẫn còn nằm nhiều trên giấy và khái niệm "người già cô đơn, không nơi nương tựa" vẫn đầy tràn trên văn bản, Hội nghị thì khó có thể tiến tới mục đích "công bằng - văn minh", để làm được chuyện gì đó xa vơi.
Chả nói chuyện xa xôi làm gì cho nặng đầu. Chỉ tự lẩn thẩn với thời điểm hiện tại: Qua giao thừa, hết ồ à vỗ tay nhìn pháo hoa, xong cười nói chúc tụng lúc giao mùa, ta tĩnh trí, ngồi lặng và xem lại, nhìn lại những hình ảnh mà ta - bạn ta đã gặp, tự dưng cứ bật ra trong đầu: "Mẹ ơi, có Tết?"...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhớ nhất là cứ dịp Tết, phải đi thực tế viết bài về đề tài "Những người không có Tết".
Nhân vật, rút cục cũng chỉ là Trung đoàn Cảnh sát Cơ động, Công an TP. Hà Nội và Công nhân quét rác, Cty Môi trường Đô thị Hà Nội.
Vài lần mặc rằn ri, ngồi xe Zeep lượn vòng vòng các phố từ đêm đến sáng hoặc diện đồ phản quang, đi ủng ngồi xe thu gom rác lượn vòng mấy phố, xong sang bãi rác Lam Sơn, mình mới thấy là không có Tết cũng chỉ là chuyện thường, bởi hôm nay làm thì mai nghỉ và làm ngày Tết, còn nhiều tiền hơn ngày thường.
Tóm lại, nhận lương Nhà nước thì phải làm, cũng như mình, phải làm việc ngày Tết như họ, có sao đâu?.
Nói đến những người không có Tết, chính xác phải kể đến là rất nhiều thân phận, vì mưu sinh.
Entry khai bút này, không dám nói nhiều, chỉ có vài lời kèm với hình ảnh của anh em Diễn đàn OF để nhắc đến những mẹ, già yếu rồi đấy nhưng vẫn phải vật lộn với cơm áo, để tồn tại nhiều hơn là sống.
Cuộc sống đầy đủ, "đầy màu sắc và ánh sáng" (lời của Nhà văn Trần Đăng) nơi đô thị, có khi ta vô tình lướt qua các mẹ, các chị đang bươn chải một cách vô tâm.
Ta không có lỗi, bởi đó là cuộc sống.
Khi những thứ gọi là "chế độ chính sách" vẫn còn nằm nhiều trên giấy và khái niệm "người già cô đơn, không nơi nương tựa" vẫn đầy tràn trên văn bản, Hội nghị thì khó có thể tiến tới mục đích "công bằng - văn minh", để làm được chuyện gì đó xa vơi.
Chả nói chuyện xa xôi làm gì cho nặng đầu. Chỉ tự lẩn thẩn với thời điểm hiện tại: Qua giao thừa, hết ồ à vỗ tay nhìn pháo hoa, xong cười nói chúc tụng lúc giao mùa, ta tĩnh trí, ngồi lặng và xem lại, nhìn lại những hình ảnh mà ta - bạn ta đã gặp, tự dưng cứ bật ra trong đầu: "Mẹ ơi, có Tết?"...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
NHỮNG HÌNH ẢNH KHÔNG CÓ LỜI BÌNH
em ghé thăm blog của bác rất nhiều lần, toàn hưởng trộm những cảm giác vui buồn của bác qua con chữ, rất nhiều cung bậc tình cảm, cám ơn bác, chúc bác một năm mới chân cứng đá mềm, vững bút và mạnh mẽ! Cám ơn bác và những người bạn của bác đã cho em cảm nhận và cảm nhận....! Xuân viễn xứ!
Trả lờiXóaNhà cháu rất vui và hạnh phúc khi có bác "hưởng trộm" như vậy. Chúc bác mạnh khỏe, thành công và may mắn, có nhiều thời gian "đọc trộm" nhà chúng cháu nhé!..
XóaKhai còm cho cái entry buồn này. Tết đâu cũng nhất thiết phải vui. Chia sẻ với Hải.
Trả lờiXóaTKS bác đã khai sáng cái Entry này. Một năm mới nhiều thuận lợi, anh nhé!
XóaNhìn hình ảnh của Mẹ ma sao cổ tôi cứ nghẹn lại và tự nhiên thây khóe mắt minh cay cay,cho dù bay giờ là khoảnh khắc của đêm giao thừa !
Trả lờiXóaCàng giao thừa, nhìn thấy càng buồn bác ợ!. Chúc mừng năm mới bác và gia đình...
Xóaben nay "tu ban giay sap chet"(Cong Hoa sec 1990 moi theo tu ban)cung co rat nhieu nhung ba Me nhu hinh Hai post nhung nhung ba Me nay phai lui thui mot minh di SHOPING.Dung xu minh la xu thien duong.
Trả lờiXóaTết nhất bên đó thế nào anh?. Xứ Thiên đường tối qua đốt pháo rầm rầm, em ở dưới quê cũng thấy vui phết. Chúc anh và gia đình 1 năm mạnh khỏe, hạnh phúc và may mắn, thuận lợi nhé! Khi nào anh về VN, nhất thiết phải ngồi với nhau đấy...
Trả lờiXóaChúc bác và gia đình thân yêu năm mới dồi dào sức khỏe, tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và thành công!
Trả lờiXóaẤm áp lắm, khi nhận được lời chúc của bác chinh nhân và các bác.
Xóamới năm ngoái thôi,mẹ tôi vẫn còn khỏe mạnh,mùng 1 tết vẫn còn vui với con cháu,vậy mà giờ thì mẹ đã nằm hôn mê trên giường bệnh.Nhìn những hình ảnh mẹ già trên ảnh mới thấy thấm thía những nỗi niềm của các mẹ.Chúc bác Hải một năm mới an lành.
Trả lờiXóaBác cu tí tập trung chăm sóc cho cụ nhé. Những ngày Tết thế này, người già cần người thân bên cạnh lắm. Chia sẻ với bác và rất mong cụ mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi với con cháu!
XóaChao ôi ! Cũng một kiếp người anh Hải nhể ! Đau lòng khi nhìn những bức ảnh nói về Mẹ .
Trả lờiXóaĐau lắm. Mong 1 sự đổi khác, cho các mẹ đỡ tủi thân ngày Tết...
XóaKhông gì xúc động hơn.
Trả lờiXóaNăm mới chúc anh Hải và gia đình mạnh khoẻ. Anh làm phóng sự ảnh những em bé không có Tết đi
Trả lờiXóaChào MTH, nhân dịp năm mới chúc bạn luôn khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Trả lờiXóaTôi cũng đã nhiều lần vào nhà của bạn, gần đây được biết việc bạn cùng một số nhóm đã phát động và thực hiện việc tặng quà áo ấm cho các cháu vùng cao, quả là một việc làm rất thiết thực đầy nhân văn. Từ lâu tôi đã không còn mẹ, cũng nao lòng lắm khi xem những bức ảnh về các mẹ như thế này.
Cảm ơn bạn nhiều.
Năm mới chúc gia đình Mai Thanh Hải mọi sự tốt lành,bình an,hạnh phúc,hai cháu chăm ngoan,học giỏi.
Trả lờiXóaNhìn những hình ảnh trên ta chợt nghĩ:Nhiều khi mải mê công việc,nhiều khi vui thú rượu,chè,tiền bạc ta không để ý, hoặc quá vô tâm nên không nhìn thấy những cảnh đời vất vả như vậy.
Chúng ta mỗi người hãy nhường,và bớt đi những mải mê,những vui thú của riêng mình một tý ty,vâng một tý ty thôi,thì những cảnh đời như trên sẽ bớt được không ít nỗi lo toan,vất vả.
Năm mới sao mà những bà mẹ này khổ vậy hè? Nếu như các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước này chịu khó dành ít thời gian như anh Hải thì người dân sẽ đỡ khổ biết bao nhiêu các bạn nhỉ? Chủ nghĩa xã hội đúng như bà Doan hô hào là dân chủ hơn vạn lần tư bản.
Trả lờiXóaThưa anh Hải ,
Trả lờiXóaNhân đọc bài viết trên , tôi xin chép lại một bài đả đăng khá lâu trên blog của tôi .
- - - - -
Một dân tộc vỉ đại ở chổ nhà nước của họ hết lòng lo lắng cho dân và người dân thì biết thương yêu đùm bọc lẫn nhau .
Báo chí thỉnh thoảng đả nói về tình trạng VÔ CẢM , VÔ TRÁCH NHIỆM của nhà nước VN đối với nạn nhân bảo lụt miền Trung , ngư dân bị “đồng chí 16 chử vàng” bắt giử , các công nhân đi lao động nước ngoài bị đối xử như nô lệ thời trung cổ ,v.v...
Thế mà nhà nước này thích khoe khoang , sẳn sàng bỏ ra hàng tỉ đô để tổ chức ngàn năm Thăng Long để đánh bóng chế độ trong khi đó bịnh viện thì 3 người 1 giường , học trò thì giống như con tin vì cha mẹ phải đóng mọi thứ phí , v.v... Lố lăng nhứt là làm lể yểm tâm cho tượng Thánh Gióng được chủ tọa bởi CT Nguyển Minh Triết . Chưa bao giờ có nhà nước nào ở thời đại này mà lại mê tín dị đoan vậy ! Sao cụ Triết không cầu khẩn cụ Thánh Gióng đuổi quân TQ ra khỏi Hoàng Sa vì cụ Thánh mới có quả tim nặng nhửng 10 tấn !
Tôi xin kể câu chuyện sau đây . Khoảng đầu thập niên 1990 , tôi có quen 1 người Pháp , anh này là giáo sư trung học , sang VN du lịch . Do đi vào rừng thông ở Đà Lạt , anh đả bị chứng “lở sơn” , ngứa ngáy và nổi mẩn cả 2 chân . Anh đến tòa lảnh sự (TLS) Pháp tại Sài Gòn để khám bịnh . BS ở đấy cho thuốc uống và dặn nếu bịnh không bớt thì thông báo cho TLS , họ sẻ giúp cho anh về Pháp bằng chuyến bay sớm nhứt .
Trong khi đó , các lao động VN ở Malaysia bị đối xử tàn tệ , kêu cứu đến tòa đại sứ thì TĐS không giúp gì hết . Tình trạng này củng xảy ra ở các nước có lao động VN .
Điều này cho ta thấy một DÂN TỘC VỈ ĐẠI ở chổ nhà nước HẾT LÒNG LO LẮNG CHO DÂN chứ không khoe trương hoành tráng lể hội ngàn năm mà dân cứ khổ , bị bảo lụt không có mì tôm mà ăn . Không biết bao giờ dân đen VN mới hết cái tai trời ách nước này ! ./.
Để kết luận cho bài viết này , tôi xin được lập lại câu nói , ko biết do ai viết : " tôi là người , nhửng gì liên quan đến con người , đều liên quan đến tôi . " Một câu nói chứa chan TÌNH NGƯỜI - một thứ sản phẩm có vẻ RẤT HIẾM trong xả hội VN ngày nay nơi mà rất nhiều người (kể cả quan chức nhà nước) chạy đua theo việc làm giàu bằng mọi cách kể cả BẤT CHÁNH ,họ coi đó là CỨU CÁNH của cuộc đời ; với nhửng cửa hàng thời trang bày biện nhửng sản phẩm đắc tiền như GUCCI hay nhửng xe hơi rất đắc tiền của Anh được đặt riêng theo yêu cầu - mà 1 ký giả Anh nói rằng chính anh củng chưa bao giờ thấy .
Cảm ơn bác, bác đã cho em nhìn thêm 1 góc của cuộc sống.
Trả lờiXóaXứ thiên đường sao khổ thế?
Trả lờiXóa