24 tháng 1, 2012

"CON NGƯỜI TỰ DO" THÀNH "CHÚ CỪU THÔNG THÁI"

Anh Ba Sàm - “Làm toán” cần đến kiến thức toán học, còn “tính toán” thì cần tới cái láu lỉnh ở đời. Và có lẽ hai thứ này kết hợp với nhau đã làm nên điều kỳ diệu, để, chỉ trong vòng có mươi tháng thôi, biến một Ngô Bảo Châu từng gây xôn xao dư luận với bài viết ngắn gọn, khúc chiết, mạnh mẽ mà vẫn khéo léo đến lạ, bàn “Về sự sợ hãi”, thành một con người khác hẳn.

“Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do” - Ngô Bảo Châu.

Từ lối “phản biện” mà rất có thể không ít người trong giới chức phải tức tối chụp cho cái mũ “phản động” khi bình luận về phiên tòa xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Thì nay, khi được phóng viên đặt câu hỏi trực diện rằng “Năm qua là năm có nhiều hoạt động phản biện của giới trí thức trong nước cũng như ngoài nước. Giáo sư đánh giá thế nào về các hoạt động này?”.

Ông đã cho biết “ thường tránh bàn luận các vấn đề” mà mình “không biết rõ”, để khỏi phải “đánh giá” chính cái “phong trào phản biện” mà ông đã có đóng góp không nhỏ chỉ bằng bài viết nhỏ chưa tới 300 từ trên blog, chưa kể tới bức thư của ông gửi Quốc hội năm 2009 lo lắng tới nhiều tác hại của dự án bô-xít Tây Nguyên, trong đó có tới 5 lần ông nhắc đến hai chữ “phản biện”.

Có phải danh , lợi dưới áp lực chính trị đã làm cho ông trở nên ngọng nghịu?.

Hay đơn giản chỉ vì đoạn trả lời phỏng vấn đã bị cắt gọt, chỉnh sửa, kể cả những phân tích loanh quanh quan niệm về vai trò “phản biện xã hội” của người trí thức và thứ khái niệm về người trí thức, không hơn gì đám công chức “giá áo túi cơm”, đã được một số bài viết mổ xẻ ngay sau đó?..

4 nhận xét:

  1. Anh Hai oi viet cai gi, dang cai gi gian di va giau tinh nhan van, lay dong tam hon con nguoi de hanh dong va yeu thuong cai dat nuoc, con nguoi von da qua nhieu thuong dau nay di. Tranh cai lam gi dau dau qua. Day nap quan tai moi biet dung sai ve mot con nguoi co ma.

    Trả lờiXóa
  2. Đứa nào cũng vậy có một chút bả danh lợi hay lợi ích riêng tư như y trên đây-Hầu như đều nông ra như vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Em thì em nghĩ thế này, các bác nhiều chữ xem có đúng không, nếu không đúng thì các bác đính chính lại hộ em.

    GS NBC có nói gì đến việc trí thức không cần phản biện vẫn là trí thức đâu. Ông ý có nói, đại ý là, trí thức trước hết phải nắm rõ vấn đề mà mình đang nghiên cứu, và bản thân ông ý không bao giờ nói cái gì mà mình không chắc chắn. Vậy thì chúng ta cứ hiểu như vậy đi, tại sao lại suy ra là nếu không phản biện cũng vẫn là trí thức? Em không thấy như thế.

    Cái này cũng giống như cách hiểu của câu sau: "Người thành công là người có sự say mê trong công việc đang làm", bác A suy ra là vậy nếu ai không có sự say mê thì người đó không thành công??? Có phải ý của nó là như thế không?

    Đấy là ngu ý của em, các bác xem rồi "phản biện" (đừng ném đá em). Xin cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  4. He... vấn đề là có nhiều người quá nhiều chữ nên thích suy diễn. Em có đọc bài phỏng vấn GS NBC trên Tuổi Trẻ, thấy ông nói chuẩn. Nhưng khổ nỗi, gió bâng quơ không ngờ thổi trúng tổ ong...

    Trả lờiXóa