Trần Đăng Tuấn FB - Sáng 10/10, trước cổng Bộ Ngoại Giao, tôi đang ghi mấy tấm ảnh người xếp hàng viếng Cụ Giáp, có một người chắc trạc tuổi tôi, cao gầy, áo bỏ ngoài quần, rời hàng người bước đến nắm lấy tay tôi, gọi đúng tên tôi, nói: “ Tôi biết anh, tôi là thường dân, tôi muốn nói với anh một điều!”.
Tôi nói : “ Bác ạ, tôi cũng là thường dân mà!”.
Người đó nói: “ Tôi biết thế, nhưng các anh làm Truyền hình…Tôi chỉ xin các anh làm truyền hình thì….”.
Nói đến đó, mắt ông ầng ậng ướt, ông cứ chỉ tay vào hàng người rất đông, mà không nói rõ ràng được câu gì.
Sau rồi ông cũng nói : “ Xin Truyền hình quay nhiều…đấy…đấy.. dân”.
Rồi ông quay ngoắt đi, bước trở lại hàng người.
Vậy ra, cho dù anh là thường dân thật , nhưng anh làm nghề Truyền hình, thì có muốn vẫn không thoái thác được cái chức trách “đặc biệt”.
Lâu nay, chúng ta - dân Truyền hình- có phần tự hào là làm nghề mà không”bám" vào ngân sách.
Rằng Truyền hình tự lo bằng quảng cáo, lấy tiền nuôi quân và làm chương trình cho dân xem. Giỏi thế còn gì!.
Nhưng nghĩ lại, quảng cáo là gì?.
Quảng cáo sữa trẻ em, ta có tiền, tức là từ cái bụm sữa ít đi trong mỗi hộp sữa của trẻ con.
Tiền thu từ Quảng cáo thuốc chữa bệnh già cả (loãng xương, đại tràng mãn tính…), thì cũng là tiền khi vỉ thuốc mua bằng lương hưu đắt thêm lên (và quảng cáo có thể làm hàng hoá rẻ hơn - nhưng đó là chuyện khác).
Sau Tang lễ, trên mạng có những bất bình về các phóng viên Truyền hình (Đài nào hay chẳng phải là Đài thì chưa rõ đâu, nhưng làm Truyền hình là rõ rồi) chen dân ra đằng sau, để “tác nghiệp” phía trước.
Rồi khi người dân bực bội, thì cho rằng người ta không hiểu cái nghề Truyền hình nó phải chiếm lĩnh điểm, góc để quay như thế.
Tôi hiểu người chụp ảnh sự kiện, thường tự nhiên nghĩ mình có quyền "đặc biệt”, cho phép mình đi lại, đứng trèo, bò nằm chỗ người khác không được bước vào. Cũng có phần đúng.
Nên có thể thông cảm phần nào cho những người trẻ làm Truyền hình có một suy nghĩ tự nhiên như thế về “sự đặc biệt” của nghề .
Nhưng đến lúc nào đó có thể các bạn sẽ hiểu: Chỉ những người làm Truyền hình không có nghề mới nghĩ Truyền hình tác nghiệp cứ phải ngoi lên, nổi bật lên khi có sự kiện. Có nghề khi phản ánh sự kiện thì người ta không nhìn thấy Truyền hình tác nghiệp.
Lúc nào đó các bạn sẽ hiểu nghề chúng ta chẳng đặc biệt gì, như lương bổng chúng ta vẫn là từ ngụm sữa trẻ con bớt đi đó thôi, hay tiền hưu mua thuốc san sang thành nhuận bút Truyền hình, vậy thôi.
Và vì vậy, nếu chưa biết cách "quay phim” theo cách khiêm nhường dân không nhận ra, thì ít ra đừng chen
dân ra đằng sau mà không có một nụ cười xin lỗi.
Nếu các bạn cho rằng tôi nói vậy là những câu đạo lý rỗng, không phải chuyện công nghệ thực tế của nghề, thì cũng không sao.
Có thể các bạn đúng: Tôi và nhiều người khác không biết làm Truyền hình theo cách các bạn làm...
--------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt.
* Hình ảnh minh họa trên mạng xã hội FB và trong bài viết: ĐÂY
Tôi nói : “ Bác ạ, tôi cũng là thường dân mà!”.
Người đó nói: “ Tôi biết thế, nhưng các anh làm Truyền hình…Tôi chỉ xin các anh làm truyền hình thì….”.
Nói đến đó, mắt ông ầng ậng ướt, ông cứ chỉ tay vào hàng người rất đông, mà không nói rõ ràng được câu gì.
Sau rồi ông cũng nói : “ Xin Truyền hình quay nhiều…đấy…đấy.. dân”.
Rồi ông quay ngoắt đi, bước trở lại hàng người.
Vậy ra, cho dù anh là thường dân thật , nhưng anh làm nghề Truyền hình, thì có muốn vẫn không thoái thác được cái chức trách “đặc biệt”.
Lâu nay, chúng ta - dân Truyền hình- có phần tự hào là làm nghề mà không”bám" vào ngân sách.
Rằng Truyền hình tự lo bằng quảng cáo, lấy tiền nuôi quân và làm chương trình cho dân xem. Giỏi thế còn gì!.
Nhưng nghĩ lại, quảng cáo là gì?.
Quảng cáo sữa trẻ em, ta có tiền, tức là từ cái bụm sữa ít đi trong mỗi hộp sữa của trẻ con.
Tiền thu từ Quảng cáo thuốc chữa bệnh già cả (loãng xương, đại tràng mãn tính…), thì cũng là tiền khi vỉ thuốc mua bằng lương hưu đắt thêm lên (và quảng cáo có thể làm hàng hoá rẻ hơn - nhưng đó là chuyện khác).
Sau Tang lễ, trên mạng có những bất bình về các phóng viên Truyền hình (Đài nào hay chẳng phải là Đài thì chưa rõ đâu, nhưng làm Truyền hình là rõ rồi) chen dân ra đằng sau, để “tác nghiệp” phía trước.
Rồi khi người dân bực bội, thì cho rằng người ta không hiểu cái nghề Truyền hình nó phải chiếm lĩnh điểm, góc để quay như thế.
Tôi hiểu người chụp ảnh sự kiện, thường tự nhiên nghĩ mình có quyền "đặc biệt”, cho phép mình đi lại, đứng trèo, bò nằm chỗ người khác không được bước vào. Cũng có phần đúng.
Nên có thể thông cảm phần nào cho những người trẻ làm Truyền hình có một suy nghĩ tự nhiên như thế về “sự đặc biệt” của nghề .
Nhưng đến lúc nào đó có thể các bạn sẽ hiểu: Chỉ những người làm Truyền hình không có nghề mới nghĩ Truyền hình tác nghiệp cứ phải ngoi lên, nổi bật lên khi có sự kiện. Có nghề khi phản ánh sự kiện thì người ta không nhìn thấy Truyền hình tác nghiệp.
Lúc nào đó các bạn sẽ hiểu nghề chúng ta chẳng đặc biệt gì, như lương bổng chúng ta vẫn là từ ngụm sữa trẻ con bớt đi đó thôi, hay tiền hưu mua thuốc san sang thành nhuận bút Truyền hình, vậy thôi.
Và vì vậy, nếu chưa biết cách "quay phim” theo cách khiêm nhường dân không nhận ra, thì ít ra đừng chen
dân ra đằng sau mà không có một nụ cười xin lỗi.
Nếu các bạn cho rằng tôi nói vậy là những câu đạo lý rỗng, không phải chuyện công nghệ thực tế của nghề, thì cũng không sao.
Có thể các bạn đúng: Tôi và nhiều người khác không biết làm Truyền hình theo cách các bạn làm...
--------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt.
* Hình ảnh minh họa trên mạng xã hội FB và trong bài viết: ĐÂY
Phút 16.53 http://www.youtube.com/watch?v=j-_B3vj1TTQ
Trả lờiXóa