29 tháng 7, 2013

CỜ ĐÈN KÈN TRỐNG

TTO - Mấy ngày qua, cư dân mạng “dậy sóng” về sự kiện Thành đoàn Hà Nội huy động tới 1.000 thanh niên tình nguyện chỉ để thi công một đoạn đường giao thông nông thôn... 700m.

Nhiều ý kiến cho là cách làm phô trương, hình thức, không hiệu quả.

Sự việc diễn ra vào sáng 13/7/2013 tại địa bàn xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Quy cách đoạn “đường thanh niên” dài 700m, rộng 5m, tổng giá trị công trình 1,5 tỉ đồng.

Trong Lễ Khởi công, Ban Tổ chức cho biết dự kiến đoạn đường được hoàn thành trong ba ngày (13 đến 15-7).

Theo Thành đoàn Hà Nội, lực lượng huy động gồm thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ Bộ Tư lệnh Thủ đô.

Công việc chủ yếu của lực lượng tình nguyện là xúc cát, sỏi, ximăng đổ vào máy trộn, sau đó chuyển bêtông đã trộn đến điểm để san phẳng tráng bề mặt.

Trước đó chủ đầu tư (UBND huyện Thạch Thất) đã hoàn thiện các công đoạn quan trọng với khối lượng công việc khá lớn gồm thi công cốt đường (nền) và hệ thống thoát nước.

Công trình có chi phí đầu tư 3 tỉ đồng.

Với đoạn đường ngắn như vậy, nên 1.000 người chen nhau ken đặc.

Ông Chu Văn Bảy - chủ tịch UBND xã Phùng Xá - phân trần: “Ở đây là vấn đề tinh thần”.

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Thiết Cương (Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội, là khách mời trực tiếp dự lễ khởi công công trình này) cho rằng lượng người tại công trường vào thời điểm thi công đông quá mức cần thiết.

“Nặng về phong trào, bố trí lực lượng đông như thế thì giẫm đạp vào nhau làm sao được? Như thế tính hiệu quả không cao” - Ông Cương nói.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ngà (Bí thư Thành đoàn Hà Nội) giải thích: “Có thể giá trị ngày công lao động không phải là quá lớn nhưng thể hiện tinh thần của người trẻ với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thành đoàn muốn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ”.

Về số lượng 1.000 người tham gia công trình, bà Ngà lý giải hôm đó không chỉ tham gia thi công tại công trình mà còn kết hợp ra quân 9 đội hình về xây dựng nông thôn mới, dọn vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Phùng Xá, do vậy ban tổ chức mới huy động cùng lúc đông đảo như vậy.

Theo bà Ngà, Thành đoàn Hà Nội đã tổ chức họp ban chỉ đạo liên quan tới chỉ huy công trường để rút kinh nghiệm các nội dung cho những công việc về sau, ngoài ra Thành đoàn Hà Nội cũng lưu ý những hạn chế cho các hoạt động xung kích khác của giới trẻ thủ đô.

LÂM HOÀI

* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải của TTO

16 nhận xét:

  1. Nói chung, cũng không hiểu nổi Đoàn... làm thế nào nữa.
    Năm 2007,tại gần Công trường Nhà máy Lọc dầu Dung quất có cái ngã 4- xe pháo thi công qua lại đông đúc. Bông một hôm và rồi liền mấy hôm,có 4 em mang áo TN tình nguyện cầm 4 cái cờ đưa lên đưa xuống theo đèn xanh đèn đỏ. Mặc cho trên đường gần đó có một viên đá khá to, khoảng 2 người mới di chuyển nổi cản trở xe cộ kinh khủng- gần cả buổi sáng thứ 7. Mặc, 4 chiến sỹ cầm cờ vẫn "anh dũng" đưa cờ lên xuống.
    Đến khi,tui có việc đi ngang qua,thấy chướng quá,tui quát: Các anh chị làm cái trò gì vậy. Sao không xúm tay chuyển hòn đá đó đi.Dường như cũng thấy ngượng, cả 4"chiến sỹ TN"xúm lại di chuyển hòn đá,trả lại mặt đường.
    Cái đó gọi là cái gì cũng không biết nữa.
    Có lẽ,đối với cán bộ Đoàn: Đã gọi là phong trào thì không cần hiệu quả...kinh tế. Chỉ cần đạt mục đích.
    Sau này ,các cán bộ Đoàn cũng sẽ là người kế tục sự Lãnh đạo,cũng chỉ cần có.....phong trào.

    Trả lờiXóa
  2. Tạo cớ để kết nạp đảng bổ sung cgo sự thất thoát bởi ở tù vì tham nhũng hay do nhậu té chết,còn số đảng viên chết vì ghé nhà nghĩ không nhiều lắm .

    Trả lờiXóa
  3. Bây giờ các quan chức từ bé đến lớn chỉ nghĩ làm sao cho "Hoành tráng" và thể hiện "quyết tâm chính trị"để kiếm cơ hội leo cao, đâu có biết nghĩ gì về hiệu quả kinh tế,khoa học...

    Trả lờiXóa
  4. Một đoạn 700m dài mà huy động đến 1000 người! tính ra mỗi người chỉ có 0,7m , tức khoảng 3 gang tay. Thì đứng còn chưa đủ chứ làm đường nỗi gì, đó là chưa kể máy móc, thiết bị. Cứ nhìn bức ảnh thì biết, có khaongr 4,5 người làm , số còn lại là đứng nhìn vì chẳng có việc gì ,mà làm. Pgong trào phát động thì nên thực tế một chút, không thì dễ trở thành trò cười.Ngyad trước, khi còn là học sinh phổ thông, chúng tôi cũng được Thành Đoàn huy động đi nạo vét lòng sông Tô Lịch, ngoài học sinh phổ thông, cũng có nhiều thành phần khác là Đoàn viên, nhưng chúng tôi mỗi người 1 việc và làm thật sự, chứ không có cảnh người làm, người chơi như thế kia.

    Trả lờiXóa
  5. Thì vưỡn...
    Các chieengia được mời tham mưu cho mấy đời cố..BÍ đã chỉ rằng.Tổng Năng lượng của các bạn dùng không đúng chỗ. Nẽ ra để đẩy cổ máy tiến nên thì nà ...mà các bạn nại dùng hết cho cái...CÒI
    KINH...THẾ !

    Trả lờiXóa
  6. Bọn Đoàn thì cũng chỉ làm được thế mà thôi. Phí tiền dân đóng góp trả lương.

    Trả lờiXóa
  7. Tôi thấy phong trào Đoàn là nhất. Ở thành phố nơi tôi ở, có cái cổng trường chật hẹp thì chẳng thấy đoàn viên nào đến để hướng dẫn nhân dân đi lại, mà lại phân công mấy Đoàn viên cầm cờ đưa lên đưa xuống ở bên cạnh cột đèn vẫn đang hoạt động ở đường lớn. Thật nực cười.

    Trả lờiXóa
  8. Cờ đèn kèn trống cho đám tang cho những cách làm cũ kĩ. rập khuôn quá mức của thằng Đ.ò.a.n
    X.bông!

    Trả lờiXóa
  9. Rất may bà Ngà mới chỉ là Bí thư Thành đoàn,nếu bà Ngà mà làm lãnh đạo đất nước,thì dân tình chắc chỉ ăn và sống bằng tinh thần là chính.
    Những phong trào kiểu này của đoàn hoàn toàn vô bổ,chỉ mang tính phô trương hình thức và phát động ra để"Vui là chính"chứ chẳng"lan tỏa"được cái gì có ích.
    Chấn Phong.

    Trả lờiXóa
  10. Chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, đảng và nhà nước ráo riết lên kế hoạch công nghệ hoá quốc gia.
    Thế mà Thành đoàn Hà Nội huy động tới 1.000 thanh niên làm đường theo kiểu thủ công thì có phải là Thành đoàn Hà Nội bỉ mặt đảng và nhà nước không?
    Thành đoàn Hà Nội chuẩn bị đi, thế nào cũng bị đảng và nhà nước đưa ra toà vì cái tội "Lợi dụng chức quyền cố ý làm sai chủ trương lớn của đảng và nhà nước, lãng phí sức lực và thời gian của đoàn viên"

    Trả lờiXóa
  11. Hề hề !... các Bác cứ hay lo, phong trào bựa ni là rứa đó, có rứa mới có bài để viết báo cáo, kể lể thành tích như ! lực lượng thanh niên hùng hầu, có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng.... đã hăng hái tham gia GIÚP DÂN xây dựng đường nông thôn, thêm sạnh đẹp với hàng ngàn ngày công lao động..vvv và vvv. (chỉ để thi công đổ bê tông mặt đường dài 700m rộng 5m)... Dui quá xá là xui !...

    Trả lờiXóa
  12. Hố hố, phong trào mà các bác ơi.

    Nhưng nên nhớ giúp cho là các cán bộ Đàon TNCS HCM sau này đều làm to cả đấy. Cho nên ở nước ta cái gì cũng phong trào. Thật là cười ra nước mắt.

    Trả lờiXóa
  13. Minh Sơn.
    Cái tít của Thanh Hải hay lắm. Đúng là "cờ đèn, kèn trống". Nhưng mà thương cho Đoàn lắm, vì từ xưa đến nay họ vẫn vậy mà, có như vậy mới... được để ý và ... phát triển

    Trả lờiXóa
  14. Đoàn thanh niên là một tổ chức với những đặc trưng:
    - Cán bộ đoàn thường là người học hành kém cỏi, ăn chơi lêu lỗng, không làm được việc gì nên mới làm cán bộ đoàn.
    Là một tổ chức hình thức, ồn ào, phô trương, hoạt động theo tâm lý đám đông, bầy đàn.
    - Nhiệt tình nhưng dốt nát sinh ra phá hoại (ý của cụ Lê nin)
    - Thường giành làm những việc của các cụ hưu trí: cắt tóc, quét dọn đường làng ngõ xóm...
    - Số đoàn viên ảo nhiều hơn đoàn viên thật: ở nông thôn, đoàn chỉ tồn tại trên giấy. Bí thư đoàn nhiều hơn đoàn viên.
    - Hay làm những việc thừa: đèn giao thông hoạt động bình thường nhưng vẫn đứng trơ mắt ếch vẫy cờ làm tín hiệu.
    Là vua lãng phí và lãng nhách: đi thăm mẹ VNAH hùng tăng 500k nhưng liền sau đó rủ nhau đi nhậu hết vài chai ( 2 triệu)...
    Nói tóm lại, đó là một tổ chức hữu danh vô thực nhưng lại không vô hại.

    Trả lờiXóa
  15. 350m chứ không phải 700m Bác Hải nhé

    Trả lờiXóa
  16. Trong Đảng đã thoái hóa biến chất thì hoạt động Đoàn còn có ý nghĩa gì?

    Trả lờiXóa