Đào Tuấn - Một tờ báo đã đặt câu hỏi “Vì sao” cho chuyến thăm “con Chủ tịch đảo Trường Sa” của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Dường như ngay trong câu hỏi đã có câu trả lời.
Vì bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê, đang chuẩn bị mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM, chứ không phải ở Trường Sa, là con của môt người cha đang công tác ngoài đảo.
Xin bạn đọc đừng để ý tới chức danh Chủ tịch huyện đảo của người cha, ông Nguyễn Viết Thuân - Phó Lữ đoàn trưởng Đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa.
Vì điều đó bất nhẫn với một người lính mà gia cảnh thật đáng xót xa.
Và vì điều đó còn không công bằng cả với chuyến thăm của Bộ trưởng Tiến nữa.
Bà đi thăm đứa con 18 tuổi vừa hoàn thành kỳ thi đại học, đang mắc bệnh hiểm nghèo của một người lính đảo có vợ bị ung thư. Thế thôi.
Có người sẽ ước giá như không có “sự cố Hướng Hóa” khi Bộ trưởng đã không đến thăm gia đình những cháu bé đã chết sau khi tiêm vaccine, dù có mặt ở Quảng Trị, dù cách Hướng Hóa chỉ một giờ xe chạy.
Có người sẽ bình luận đây là một sự sửa sai mang tính chất “đánh bóng tên tuổi”.
Có người sẽ đặt câu hỏi vào những “hành động quyết liệt” và những phát ngôn chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể, để khám và điều trị miễn phí toàn bộ cho trường hợp đặc biệt này.
Nhưng ngay cả như thế, thì chuyến viếng thăm của Bộ trưởng xứng đáng nhận được những tràng pháo tay.
Bởi đó không chỉ còn đơn thuần là việc một vị Bộ trưởng Y tế tới thăm bệnh nhân mà lớn hơn, còn là sự quan tâm của những người sống trong đất liền với những người lính ngoài đảo.
Còn nhớ sau “sự cố Hướng Hóa”, một quan chức từ Văn phòng Quốc hội đã khẳng định “Bộ trưởng nên đến thăm và chia sẻ với các gia đình có các cháu bé bị tử vong” như một việc “chính khách bắt buộc phải làm”.
Tất nhiên, không có một tiêu chuẩn giấy trắng mực đen, không có một quy phạm về tiêu chuẩn buộc các chính khách phải thăm viếng từng trường hợp người dân.
Một chính khách cũng khó có thể quan tâm đến cuộc sống và số phận của từng người dân bằng từng chuyến viếng thăm.
Nhưng bản thân trong dư luận, trong phạm trù “đạo đức xã hội”, ở bất cứ đâu, đã đặt ra sẵn những quy phạm ứng xử bất thành văn về những điều mà một chính khách, một Bộ trưởng phải làm hoặc không được làm.
Cũng còn bởi trong bản thân hai từ chính khách, hay chính trị gia, đã hàm chứa trong đó chữ công, ngay trong công việc chính của một chính khách là gây ảnh hưởng đến số đông bằng các chính sách.
Liệu có chữ công nào có thể tách rời số phận của những người dân?.
Liệu một chính khách có thể đảm bảo một chữ công công bằng trong khi, vì một lý do rất không thuyết phục: “lịch trình đã kín” chẳng hạn, có thể thiếu nhạy cảm trong việc nên, hay cần, quan tâm riêng đến từng trường hợp.
“Tôi thiên về ý chị Tiến là một nhà kỹ trị nhiều hơn. Nếu không chị ấy đã đến thăm ngay các gia đình và tận dụng cơ hội để xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và đánh bóng hình ảnh của mình trước công chúng”- Phó Chủ nhiệm VPQH, TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận.
“Trường hợp Bộ trưởng đang có mặt trên địa bàn mà không quan tâm đến công việc được cho là liên quan đến tâm của một người lãnh đạo thì tôi cho đó là điều đáng tiếc”- Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận cũng đã lên tiếng.
Có thể, không nhiều người dân hiểu kỹ trị, kỷ trị (pháp trị) hay nhân trị là gì.
Nhưng họ đủ cảm xúc và lý trí để vỗ tay tán dương hay lắc đầu bức xúc trước cách ứng xử của một chính khách.
Không phải ở đâu có vụ việc xảy ra thì nhất thiết Bộ trưởng phải đến nơi đó.
Và cảm xúc nhất thời của dân chúng, của dư luận về việc đến hay không đến của Bộ trưởng cũng sẽ qua đi rất nhanh, dù điều đó sẽ tạo thành ấn tượng.
Điều còn lại, để người dân, để dư luận nhìn nhận về một vị Bộ trưởng, một chính khách của mình là những ấn tượng nhiều khi sẽ không bao giờ phai trước những chính sách công mà các chính khách đã, đang và sẽ áp dụng với dân chúng.
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận đã đúng khi cho rằng: Hiện tượng nhiều người phản ứng trước hành động không đến thăm gia đình 3 cháu bé tử vong do tiêm vắc xin của Bộ trưởng Tiến mới đây chỉ là “giọt nước tràn ly”.
Câu hỏi vì sao thì ngay bản thân Bộ trưởng cũng có thể trả lời được, nhưng tất nhiên, không phải trả lời chỉ bằng những chuyến thăm viếng...
-----------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
* Hình ảnh các Bộ trưởng khác, chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Dường như ngay trong câu hỏi đã có câu trả lời.
Vì bệnh nhân Nguyễn Viết Khuê, đang chuẩn bị mổ tại bệnh viện Chợ Rẫy TP. HCM, chứ không phải ở Trường Sa, là con của môt người cha đang công tác ngoài đảo.
Xin bạn đọc đừng để ý tới chức danh Chủ tịch huyện đảo của người cha, ông Nguyễn Viết Thuân - Phó Lữ đoàn trưởng Đoàn 146, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân, đồng thời là Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa.
Vì điều đó bất nhẫn với một người lính mà gia cảnh thật đáng xót xa.
Và vì điều đó còn không công bằng cả với chuyến thăm của Bộ trưởng Tiến nữa.
Bà đi thăm đứa con 18 tuổi vừa hoàn thành kỳ thi đại học, đang mắc bệnh hiểm nghèo của một người lính đảo có vợ bị ung thư. Thế thôi.
Có người sẽ ước giá như không có “sự cố Hướng Hóa” khi Bộ trưởng đã không đến thăm gia đình những cháu bé đã chết sau khi tiêm vaccine, dù có mặt ở Quảng Trị, dù cách Hướng Hóa chỉ một giờ xe chạy.
Có người sẽ bình luận đây là một sự sửa sai mang tính chất “đánh bóng tên tuổi”.
Có người sẽ đặt câu hỏi vào những “hành động quyết liệt” và những phát ngôn chỉ đạo các khoa, phòng chuyên môn tập trung các thiết bị hiện đại nhất trong khả năng có thể, để khám và điều trị miễn phí toàn bộ cho trường hợp đặc biệt này.
Nhưng ngay cả như thế, thì chuyến viếng thăm của Bộ trưởng xứng đáng nhận được những tràng pháo tay.
Bởi đó không chỉ còn đơn thuần là việc một vị Bộ trưởng Y tế tới thăm bệnh nhân mà lớn hơn, còn là sự quan tâm của những người sống trong đất liền với những người lính ngoài đảo.
Còn nhớ sau “sự cố Hướng Hóa”, một quan chức từ Văn phòng Quốc hội đã khẳng định “Bộ trưởng nên đến thăm và chia sẻ với các gia đình có các cháu bé bị tử vong” như một việc “chính khách bắt buộc phải làm”.
Tất nhiên, không có một tiêu chuẩn giấy trắng mực đen, không có một quy phạm về tiêu chuẩn buộc các chính khách phải thăm viếng từng trường hợp người dân.
Một chính khách cũng khó có thể quan tâm đến cuộc sống và số phận của từng người dân bằng từng chuyến viếng thăm.
Nhưng bản thân trong dư luận, trong phạm trù “đạo đức xã hội”, ở bất cứ đâu, đã đặt ra sẵn những quy phạm ứng xử bất thành văn về những điều mà một chính khách, một Bộ trưởng phải làm hoặc không được làm.
Cũng còn bởi trong bản thân hai từ chính khách, hay chính trị gia, đã hàm chứa trong đó chữ công, ngay trong công việc chính của một chính khách là gây ảnh hưởng đến số đông bằng các chính sách.
Liệu có chữ công nào có thể tách rời số phận của những người dân?.
Liệu một chính khách có thể đảm bảo một chữ công công bằng trong khi, vì một lý do rất không thuyết phục: “lịch trình đã kín” chẳng hạn, có thể thiếu nhạy cảm trong việc nên, hay cần, quan tâm riêng đến từng trường hợp.
“Tôi thiên về ý chị Tiến là một nhà kỹ trị nhiều hơn. Nếu không chị ấy đã đến thăm ngay các gia đình và tận dụng cơ hội để xuất hiện trên các phương tiện truyền thông và đánh bóng hình ảnh của mình trước công chúng”- Phó Chủ nhiệm VPQH, TS Nguyễn Sĩ Dũng bình luận.
“Trường hợp Bộ trưởng đang có mặt trên địa bàn mà không quan tâm đến công việc được cho là liên quan đến tâm của một người lãnh đạo thì tôi cho đó là điều đáng tiếc”- Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận cũng đã lên tiếng.
Có thể, không nhiều người dân hiểu kỹ trị, kỷ trị (pháp trị) hay nhân trị là gì.
Nhưng họ đủ cảm xúc và lý trí để vỗ tay tán dương hay lắc đầu bức xúc trước cách ứng xử của một chính khách.
Không phải ở đâu có vụ việc xảy ra thì nhất thiết Bộ trưởng phải đến nơi đó.
Và cảm xúc nhất thời của dân chúng, của dư luận về việc đến hay không đến của Bộ trưởng cũng sẽ qua đi rất nhanh, dù điều đó sẽ tạo thành ấn tượng.
Điều còn lại, để người dân, để dư luận nhìn nhận về một vị Bộ trưởng, một chính khách của mình là những ấn tượng nhiều khi sẽ không bao giờ phai trước những chính sách công mà các chính khách đã, đang và sẽ áp dụng với dân chúng.
Nguyên Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Quốc Thuận đã đúng khi cho rằng: Hiện tượng nhiều người phản ứng trước hành động không đến thăm gia đình 3 cháu bé tử vong do tiêm vắc xin của Bộ trưởng Tiến mới đây chỉ là “giọt nước tràn ly”.
Câu hỏi vì sao thì ngay bản thân Bộ trưởng cũng có thể trả lời được, nhưng tất nhiên, không phải trả lời chỉ bằng những chuyến thăm viếng...
-----------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại, không phải nguyên bản của tác giả.
* Hình ảnh các Bộ trưởng khác, chỉ có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Việc thăm con một người lính ngoài biên ải bị bệnh nặng là một cử chỉ phải làm và cũng là điều bình thường.
Trả lờiXóaCái đáng trách ở đây là người viết bài cũng như tòa soạn đã đưa tin.
Phải chăng họ muốn lấy lòng bà Bộ trưởng hay vì sự non kém về tầm nhìn. Ở đây tôi đã loại trừ khả năng bà bộ trưởng muốn báo chí đưa tin để đánh bóng tên tuổi mình. Còn nếu bà thực sự yêu cầu báo chí đưa tin thì bà không đáng để bàn.
Cán bộ đi công tác xuống cơ sở để nắm và chỉ đạo công việc là trách nhiệm bổn phận của họ. Vậy mà hễ họ xuất hiện ở địa phương nào là địa phương đó nhiệt liệt chúc mừng. Nhiệt liệt cái con mẹ gì? Vớ vẩn, nịnh thôi1
Trả lờiXóaMinh Sơn.
Trả lờiXóaViệc Bộ trưởng đi thăm dân có gì mà ầm ĩ thế. Bộ trưởng cũng là con người, hơn nữa lại là "đày tớ của dân" thì việc người dân có ôm đau, bệnh tật đến thăm, động viên là điều rất bình thường. Có người còn cho rằng, bà Bộ trưởng Y tế chỉ là người "chuyên môn", chứ không phải là chính khách, nên so sánh việc bà đến thăm chau Khuê mà không đến thăm gia đình ba cháu chẳng may bị mất do tiêm chủng sau sinh. So sánh thế khập khiễng quá. Việc quan trọng hơn của Bộ trưởng là qua những việc cụ thể như thế, cần có ý kiến cùng với các cơ quan chức năng xây dựng cơ chế, chính sách đê cho mọi người dân dù trên lĩnh vực công tác nào cũng cảm thấy yên tâm, nhất là với các chiến sĩ đảo xa, nơi "đầu sống, ngọn gió".
Sự thể chỉ trở nên ầm ỹ sau sự cố Hướng Hóa, khi 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm chủng. Lúc đó O Tiến đang ở Quảng trị nhưng lại cố tình quay mặt làm ngơ.
XóaQuan đi cơ sở bao giờ cũng có quà. Quan lớn quà càng đậm. Không nên nịnh hót cấp trên trớ trêu như vậy.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ Nặc danh13:21:00 31-07-2013.
Tôi năm nay gần 60 tuổi rồi cho phép tôi chửi một câu nhé." địt mẹ chúng nó" lũ đểu(tăng trường thọ)
Trả lờiXóaTôi cũng xin phép đươc chửi một câu :Đồ bất nhân - Đồ giả tạo
Trả lờiXóaNhững "KHUÔN DẠNG" quan chức....hức....hức......
Trả lờiXóaBộ trưởng cứ đi,dân cứ biếtlà đi.Hiện thực thì vẫn cứ thế.
Trả lờiXóa