Mai Thanh Hải - Tàu đến Nam Yết lúc đầu chiều, nắng chang chang làm khô cong con tàu toàn những sắt là sắt và hừng hực dầu mỡ, súng ống.
Chỉ có dịu mắt, mềm lòng lại khi đứng trên boong nhìn vào đảo phía xa ngái biển bờ bởi màu xanh rời rợi của cây lá, lan ra tận mép sóng thẳm xanh.
Mình đến Nam Yết mấy lần trước, toàn tành tạch ca nô chuyển tải từ tàu vào đảo, bộ đội đứng chờ cả tiếng đồng hồ, mới được cầm tay người đất liền, bởi ca nô của tàu loay hoay lượn qua bãi san hô, vòng vèo qua những hàng cọc chống đổ bộ nhô lên nhọn hoắt, trải dài ra tận mép xanh.
Mấy năm nay, được cả nước quan tâm nên các đảo đều được tặng xuồng CQ chạy veo veo trên sóng nên mình chả phải chịu tạch tạch, cứ khoác áo phao nhảy xuống xuồng, chạy ào chục phút, đã đặt chân lên đảo, khi níu tay đồng đội Nam Yết thân thương.
Nói về Nam Yết, để mọi người hình dung được, thì thế này:
Đảo nằm ở 10011’ 06” vĩ độ Bắc, 114o 21’ 30” kinh độ Đông, có hình bầu dục, bề ngang nằm theo hướng đông tây và thay đổi hình dáng theo mùa do tác động của sóng gió.
Đây là đảo nổi có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa sau đảo Ba Bình, độ cao của đảo so với mực nước biển chừng 0,8m, chất đất trên đảo tương đối tốt, trải qua quá trình cải tạo nên đảo có nhiều cây cối tốt như mù u, phong ba, bàng vuông.
Qua thời gian và bàn tay cần mẫn, chăm chỉ lao động của cán bộ, chiến sỹ đã khoác cho đảo một màu xanh của cỏ cây bởi các loại như dừa, xoài, đu đủ… và một số giống cây thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, trong đó có cây nhàu, một loại cây thuốc quý, được người lính ở đây đặt tên cho nó là cây cà phê dại.
Cách đây hơn 30 năm trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử, sau chiến thắng vang dội của ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và một số tỉnh, thành khác.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải Quân, một bộ phận của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa.
Lúc 10 giờ 30’ ngày 27-4-1975 ta hoàn toàn làm chủ Đảo Nam Yết.
Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tượng trưng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng đã phần phật tung bay trên mốc chủ quyền trong nắng, gió Trường Sa.
Và từ đó đến nay lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết luôn phát huy truyền thống của Lữ đoàn Trường Sa anh hùng, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Hiện nay các công trình quốc phòng và dân sinh được xây dựng khá vững chắc, xung quanh đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng kiên cố, có bến cập xuồng, trên đảo đã có nhà 2 tầng và nhiều nhà kiên cố khác, bảo đảm nơi ăn, ở, làm việc cho cán bộ chiến sỹ, đảo có trạm thu phát tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, hệ thống năng lượng gió và nhiều phương tiện phục vụ đời sống tinh thần cho bộ đội.
Tuy nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không thuận lợi như ở đảo Trường Sa và đảo Song Tử nhưng nhờ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn Đảo Nam Yết đã tự túc được nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm...
Tài liệu thì nói về đảo "cứng cựa" như vậy, còn mình thì chỉ nói: Đảo rất nhiều cây nên rất xanh mát, còn hơn ối nơi Hà Nội - Sài Gòn và những vùng trong đất liền ấy chứ.
Cứ nhìn màu xanh và xem lướt qua qua theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" của các Đoàn Công tác chợt đến chợt đi, loáng thoáng chừng 2-3 tiếng đồng hồ bao nhiêu mùa nay khiến bộ đội gặp mùa thăm, chỉ có ăn - đón đoàn - nhăn nhở cười - rặn ra chuyện để trả lời những người lần đầu ra tò mò háo hức... thì rút cục cây nào cũng bị "quy" là bàng vuông, phong ba, bão táp, muống biển.
Nhưng không phải cứ Trường Sa, cứ Nam Yết là chừng ấy cây vậy, mà còn rất nhiều màu xanh thân thuộc, như thể đất liền đầm ấm xanh tươi.
Đầu tiên là dừa. Loại cây này có từ hồi trước 1975, sau phát triển dần dưới tay mát của bộ đội, bây giờ đã có hơn 250 gốc, rải rác khắp đảo.
Mùa dừa ra hoa, chả kiếm đâu ra ong mật nên lũ muỗi - ruồi thi nhau phi lên cây thưởng thức, khiến bộ đội vừa lấp ló chui trong màn ngắm hoa dừa trắng, ngửi hương dừa thoảng vừa nhắm mắt nhắm mũi xua đuổi tụi côn trùng hóa ong thợ tham ăn.
Thích nhất là khi hái trái, mỗi phân đội gượng nhẹ bổ từng quá, hòa nước dừa với nước đun sôi để nguội, gọi là cho có mùi, rồi chia nhau ca nước to đùng, uống từng ngụm, người trước liếm mép, người sau quèn quẹt sau, thương thương là.
Sau dừa đến đu đủ.
May nỗi Nam Yết nhiều cây to, các loại cây nhỏ được thể sống nhờ, đan quyện với nhau như thể tấm lưới ngụy trang, che đủ tứ bề gió bão mùa mưa, nên những loại cây thân giòn như đu đủ, cũng được suất ăn theo, chả lo đổ cây gãy cành, giống bộ đội phải chui xuống hầm ngầm - công sự tránh trú bão như những đảo khác.
Có lẽ vì một phần được chở che, rèn luyện nên đu đủ có thân rất to, quả cũng rất lớn và ngọt thì thôi rồi. Buổi tối ở lại Nam Yết, đợi sáng mai tàu đón, mình ngồi bàn nước ngoài sân Sở Chỉ huy cùng anh Ngọc - Phó Tư lệnh Vùng 4, được BCH Đảo chiêu đãi 1 đĩa đu đủ thực to đùng, ăn vào ngọt lịm.
Cà rà hỏi chuyện, anh em nhấm nháy: "Một phần ngọt cũng là... chất bón tự nhiên!" khiến mình vỡ lẽ: Thảo nào cứ đi về phía đầu - cuối đảo, thấy mùi đặc trưng, hơn cả "nơi quê hương đang bước vào vụ mới", có bịt mũi gọi bộ đội Hóa học, cũng chỉ chụp mặt nạ phòng độc mà thôi.
Nói thế thôi, chứ ở đảo, từ bờ tường, gốc cây, lá rau đều thấm đẫm mồ hôi của Công binh từ bờ ra hay lính đảo 146 qua từng "tăng" đều đặn trát lên, thành sự xanh tươi và "đổi thay hoành tráng" như bây giờ.
Trung tá Hòa - Chính trị viên phó Đảo Nam Yết nhẩn nha kể: Nam Yết tuy điều kiện hơn các đảo chìm, nhưng rút cục đảo vẫn là đảo, rời tiếp tế vận tải ra, là mệt hết. Rau cỏ có thể trồng được, nhưng đất chật người đông, có tưới thuốc thần cũng chả lên kịp để cung cấp đủ 3 bữa/ngày.
Phương án truyền thống vẫn là tiết kiệm rau xanh, nước ngọt để... nhường chỗ cho rau củ quả hoặc là mang từ đất liền ra, bảo quản lâu dài hoặc là đồ rau củ hộp, ăn liên tục, người không quen xuống nằm Bệnh xá là cái chắc.
Cái sự nhường nhịn nhau từ cọng rau, giọt nước của lính đảo, nếu ai vô tâm sẽ chẳng bao giờ thấy.
Đêm ở lại đảo, anh em mang sẵn khăn tắm - xà phòng để cạnh, từ cán bộ đến chiến sĩ thi thoảng lại đảo qua nài nỉ: "Tắm miếng đi, nước dưới hầm mát lắm!", nhưng mình không đành lòng bởi chứng kiến cảnh mấy cậu chiến sĩ, 1 đứa gập hẳn người, chui lút đầu xuống bể nước, đứa khác túm chân sợ rơi, để múc lên từng gàu nước gượng nhẹ, miệng xô gõ vào thành bể khô không khốc.
Thịnh - Trưởng ban Tuyên huấn của Lữ đoàn 146 ghé tai: "Sáng mai anh em mình ra tàu tắm cũng được, ở đảo mấy tháng rồi chẳng có một hạt mưa!".
Đêm trên đảo, lâu lắm rồi mới có 1 đêm trọn vẹn ngồi dưới tán cây Phong ba ven đường từ cầu cảng vào cột mốc chủ quyền, nghe gió biển xào xạc đến chơi với lá, lặng tiếng sóng ì ầm níu kéo lân tinh sáng lấp lánh như mắt trẻ thơ tinh nghịch ùa vào nằm ườn trên cát, sao đêm nhấp nháy phía Tây trong mắt bạn tựa như nỗi nhỡ đất liền khát bỏng ngày đêm, dằng dặc năm này năm khác cùng nỗi niềm hành quân hết đảo này sang đảo khác...
Kể với nhau chuyện đất liền, gia đình và những kỷ niệm ngày xưa hết sức bình thường, nhưng có lẽ cả đời chẳng bao giờ quên nổi.
Xen giữa câu chuyện là những sự "a! ơ!" của bạn và mắt xoe tròn của cậu chiến sĩ trực canh khoác AK ngang qua.
Mà "a! ơ!" cũng đúng, bởi cả năm chôn chân ngoài đảo, mọi liên hệ đất liền qua điện thoại và tình hình cũng chỉ qua tivi - radio mở theo quy định. Gặp người đất liền, cũng chỉ vài Đoàn dịp "Vụ đi thăm" tháng 4-5, tất tưởi đón - tiễn trong chừng 2-3 tiếng với cái sự gần gũi để tìm hiểu, cũng chỉ hơn khách lạ gặp ngoài đường chút xíu, bởi chẳng ai quen ai và rời đảo rồi, mấy ai nhớ - ai quên?..
5 giờ sáng, hừng đông rực rỡ trên biển, kèn đồng lanh lảnh báo thức sớm, xuồng CQ sẵn sàng phóng ào ào đưa mình ra tàu, đang lừ lừ quay lại đón.
Bạn cẩn thận buộc túi bảo quản chống sóng nước, hơi mặn để không làm gãy cây hoa ốc mà bạn tỉ mẩn làm mỗi ngày, từ dịp Tết được bọc cả chục lớp giấy báo ở trong và thì thầm dặn: "Tôi không sơn xanh đỏ lên ốc đâu, mộc mạc vậy để mỗi ngày, nhìn thấy Nam Yết thật thà!".
Xuồng CQ hú còi gọi, bạn sửa lại quai mũ cứng, cài áo phao cho mình và nhét vào túi áo thủy quân mấy nhành rau gầy guộc, tím ngắt nhưng thơm dìu dịu mùi bạc hà thanh khiết.
Bạn bảo: "Tôi xa nhà quen rồi, bạn mang lên tàu cho đỡ nhớ đất liền, còn nửa tháng nữa mới về bờ cơ mà!" khiến mình gặp lại cảm giác nghèn nghẹn, khi buổi chiều hôm trước, thấy bạn vã mồ hôi, gượng nhẹ tưới cho cây rau thơm còi cọc trên bậu cửa sổ đầu giường bạn nằm, thay cây cảnh đầu giường mỗi người lính Trường Sa.
Rời đảo, bóng bạn bé nhỏ hòa lẫn màu xanh điệp trùng Nam Yết và cả những bóng chiến sĩ xanh màu áo dã ngoại, mũ sắt xanh màu biển, khoác AK gác hết ca cuối, trong bóng nắng lấp lóa ban mai.
Và hình như, từ đảo xanh một màu Nam Yết, tàu đi xa rồi, vẫn thấy lấp lóa những ánh mắt sáng, như thể ánh sao xanh canh giữ biển, nơi bất trắc nhưng không bao giờ để Tổ quốc bị bất ngờ, đẫm màu nhớ: Trường Sa...
Nam Yết - Trường Sa, tháng 5/2013.
Chỉ có dịu mắt, mềm lòng lại khi đứng trên boong nhìn vào đảo phía xa ngái biển bờ bởi màu xanh rời rợi của cây lá, lan ra tận mép sóng thẳm xanh.
Mình đến Nam Yết mấy lần trước, toàn tành tạch ca nô chuyển tải từ tàu vào đảo, bộ đội đứng chờ cả tiếng đồng hồ, mới được cầm tay người đất liền, bởi ca nô của tàu loay hoay lượn qua bãi san hô, vòng vèo qua những hàng cọc chống đổ bộ nhô lên nhọn hoắt, trải dài ra tận mép xanh.
Mấy năm nay, được cả nước quan tâm nên các đảo đều được tặng xuồng CQ chạy veo veo trên sóng nên mình chả phải chịu tạch tạch, cứ khoác áo phao nhảy xuống xuồng, chạy ào chục phút, đã đặt chân lên đảo, khi níu tay đồng đội Nam Yết thân thương.
Nói về Nam Yết, để mọi người hình dung được, thì thế này:
Đảo nằm ở 10011’ 06” vĩ độ Bắc, 114o 21’ 30” kinh độ Đông, có hình bầu dục, bề ngang nằm theo hướng đông tây và thay đổi hình dáng theo mùa do tác động của sóng gió.
Đây là đảo nổi có diện tích lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa sau đảo Ba Bình, độ cao của đảo so với mực nước biển chừng 0,8m, chất đất trên đảo tương đối tốt, trải qua quá trình cải tạo nên đảo có nhiều cây cối tốt như mù u, phong ba, bàng vuông.
Qua thời gian và bàn tay cần mẫn, chăm chỉ lao động của cán bộ, chiến sỹ đã khoác cho đảo một màu xanh của cỏ cây bởi các loại như dừa, xoài, đu đủ… và một số giống cây thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây, trong đó có cây nhàu, một loại cây thuốc quý, được người lính ở đây đặt tên cho nó là cây cà phê dại.
Cách đây hơn 30 năm trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử, sau chiến thắng vang dội của ta ở mặt trận Buôn Mê Thuột, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa và một số tỉnh, thành khác.
Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh Hải Quân, một bộ phận của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tiến ra giải phóng quần đảo Trường Sa.
Lúc 10 giờ 30’ ngày 27-4-1975 ta hoàn toàn làm chủ Đảo Nam Yết.
Lá cờ đỏ sao vàng của Tổ quốc tượng trưng cho ý chí quyết chiến, quyết thắng đã phần phật tung bay trên mốc chủ quyền trong nắng, gió Trường Sa.
Và từ đó đến nay lớp lớp cán bộ, chiến sỹ đảo Nam Yết luôn phát huy truyền thống của Lữ đoàn Trường Sa anh hùng, sát cánh bên nhau, đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Hiện nay các công trình quốc phòng và dân sinh được xây dựng khá vững chắc, xung quanh đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng kiên cố, có bến cập xuồng, trên đảo đã có nhà 2 tầng và nhiều nhà kiên cố khác, bảo đảm nơi ăn, ở, làm việc cho cán bộ chiến sỹ, đảo có trạm thu phát tín hiệu truyền hình từ vệ tinh, hệ thống năng lượng gió và nhiều phương tiện phục vụ đời sống tinh thần cho bộ đội.
Tuy nguồn nước ngọt và thổ nhưỡng, khí hậu ở đây không thuận lợi như ở đảo Trường Sa và đảo Song Tử nhưng nhờ ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn Đảo Nam Yết đã tự túc được nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm...
Tài liệu thì nói về đảo "cứng cựa" như vậy, còn mình thì chỉ nói: Đảo rất nhiều cây nên rất xanh mát, còn hơn ối nơi Hà Nội - Sài Gòn và những vùng trong đất liền ấy chứ.
Cứ nhìn màu xanh và xem lướt qua qua theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa" của các Đoàn Công tác chợt đến chợt đi, loáng thoáng chừng 2-3 tiếng đồng hồ bao nhiêu mùa nay khiến bộ đội gặp mùa thăm, chỉ có ăn - đón đoàn - nhăn nhở cười - rặn ra chuyện để trả lời những người lần đầu ra tò mò háo hức... thì rút cục cây nào cũng bị "quy" là bàng vuông, phong ba, bão táp, muống biển.
Nhưng không phải cứ Trường Sa, cứ Nam Yết là chừng ấy cây vậy, mà còn rất nhiều màu xanh thân thuộc, như thể đất liền đầm ấm xanh tươi.
Đầu tiên là dừa. Loại cây này có từ hồi trước 1975, sau phát triển dần dưới tay mát của bộ đội, bây giờ đã có hơn 250 gốc, rải rác khắp đảo.
Mùa dừa ra hoa, chả kiếm đâu ra ong mật nên lũ muỗi - ruồi thi nhau phi lên cây thưởng thức, khiến bộ đội vừa lấp ló chui trong màn ngắm hoa dừa trắng, ngửi hương dừa thoảng vừa nhắm mắt nhắm mũi xua đuổi tụi côn trùng hóa ong thợ tham ăn.
Thích nhất là khi hái trái, mỗi phân đội gượng nhẹ bổ từng quá, hòa nước dừa với nước đun sôi để nguội, gọi là cho có mùi, rồi chia nhau ca nước to đùng, uống từng ngụm, người trước liếm mép, người sau quèn quẹt sau, thương thương là.
Sau dừa đến đu đủ.
May nỗi Nam Yết nhiều cây to, các loại cây nhỏ được thể sống nhờ, đan quyện với nhau như thể tấm lưới ngụy trang, che đủ tứ bề gió bão mùa mưa, nên những loại cây thân giòn như đu đủ, cũng được suất ăn theo, chả lo đổ cây gãy cành, giống bộ đội phải chui xuống hầm ngầm - công sự tránh trú bão như những đảo khác.
Có lẽ vì một phần được chở che, rèn luyện nên đu đủ có thân rất to, quả cũng rất lớn và ngọt thì thôi rồi. Buổi tối ở lại Nam Yết, đợi sáng mai tàu đón, mình ngồi bàn nước ngoài sân Sở Chỉ huy cùng anh Ngọc - Phó Tư lệnh Vùng 4, được BCH Đảo chiêu đãi 1 đĩa đu đủ thực to đùng, ăn vào ngọt lịm.
Cà rà hỏi chuyện, anh em nhấm nháy: "Một phần ngọt cũng là... chất bón tự nhiên!" khiến mình vỡ lẽ: Thảo nào cứ đi về phía đầu - cuối đảo, thấy mùi đặc trưng, hơn cả "nơi quê hương đang bước vào vụ mới", có bịt mũi gọi bộ đội Hóa học, cũng chỉ chụp mặt nạ phòng độc mà thôi.
Nói thế thôi, chứ ở đảo, từ bờ tường, gốc cây, lá rau đều thấm đẫm mồ hôi của Công binh từ bờ ra hay lính đảo 146 qua từng "tăng" đều đặn trát lên, thành sự xanh tươi và "đổi thay hoành tráng" như bây giờ.
Trung tá Hòa - Chính trị viên phó Đảo Nam Yết nhẩn nha kể: Nam Yết tuy điều kiện hơn các đảo chìm, nhưng rút cục đảo vẫn là đảo, rời tiếp tế vận tải ra, là mệt hết. Rau cỏ có thể trồng được, nhưng đất chật người đông, có tưới thuốc thần cũng chả lên kịp để cung cấp đủ 3 bữa/ngày.
Phương án truyền thống vẫn là tiết kiệm rau xanh, nước ngọt để... nhường chỗ cho rau củ quả hoặc là mang từ đất liền ra, bảo quản lâu dài hoặc là đồ rau củ hộp, ăn liên tục, người không quen xuống nằm Bệnh xá là cái chắc.
Cái sự nhường nhịn nhau từ cọng rau, giọt nước của lính đảo, nếu ai vô tâm sẽ chẳng bao giờ thấy.
Đêm ở lại đảo, anh em mang sẵn khăn tắm - xà phòng để cạnh, từ cán bộ đến chiến sĩ thi thoảng lại đảo qua nài nỉ: "Tắm miếng đi, nước dưới hầm mát lắm!", nhưng mình không đành lòng bởi chứng kiến cảnh mấy cậu chiến sĩ, 1 đứa gập hẳn người, chui lút đầu xuống bể nước, đứa khác túm chân sợ rơi, để múc lên từng gàu nước gượng nhẹ, miệng xô gõ vào thành bể khô không khốc.
Thịnh - Trưởng ban Tuyên huấn của Lữ đoàn 146 ghé tai: "Sáng mai anh em mình ra tàu tắm cũng được, ở đảo mấy tháng rồi chẳng có một hạt mưa!".
Đêm trên đảo, lâu lắm rồi mới có 1 đêm trọn vẹn ngồi dưới tán cây Phong ba ven đường từ cầu cảng vào cột mốc chủ quyền, nghe gió biển xào xạc đến chơi với lá, lặng tiếng sóng ì ầm níu kéo lân tinh sáng lấp lánh như mắt trẻ thơ tinh nghịch ùa vào nằm ườn trên cát, sao đêm nhấp nháy phía Tây trong mắt bạn tựa như nỗi nhỡ đất liền khát bỏng ngày đêm, dằng dặc năm này năm khác cùng nỗi niềm hành quân hết đảo này sang đảo khác...
Kể với nhau chuyện đất liền, gia đình và những kỷ niệm ngày xưa hết sức bình thường, nhưng có lẽ cả đời chẳng bao giờ quên nổi.
Xen giữa câu chuyện là những sự "a! ơ!" của bạn và mắt xoe tròn của cậu chiến sĩ trực canh khoác AK ngang qua.
Mà "a! ơ!" cũng đúng, bởi cả năm chôn chân ngoài đảo, mọi liên hệ đất liền qua điện thoại và tình hình cũng chỉ qua tivi - radio mở theo quy định. Gặp người đất liền, cũng chỉ vài Đoàn dịp "Vụ đi thăm" tháng 4-5, tất tưởi đón - tiễn trong chừng 2-3 tiếng với cái sự gần gũi để tìm hiểu, cũng chỉ hơn khách lạ gặp ngoài đường chút xíu, bởi chẳng ai quen ai và rời đảo rồi, mấy ai nhớ - ai quên?..
5 giờ sáng, hừng đông rực rỡ trên biển, kèn đồng lanh lảnh báo thức sớm, xuồng CQ sẵn sàng phóng ào ào đưa mình ra tàu, đang lừ lừ quay lại đón.
Bạn cẩn thận buộc túi bảo quản chống sóng nước, hơi mặn để không làm gãy cây hoa ốc mà bạn tỉ mẩn làm mỗi ngày, từ dịp Tết được bọc cả chục lớp giấy báo ở trong và thì thầm dặn: "Tôi không sơn xanh đỏ lên ốc đâu, mộc mạc vậy để mỗi ngày, nhìn thấy Nam Yết thật thà!".
Xuồng CQ hú còi gọi, bạn sửa lại quai mũ cứng, cài áo phao cho mình và nhét vào túi áo thủy quân mấy nhành rau gầy guộc, tím ngắt nhưng thơm dìu dịu mùi bạc hà thanh khiết.
Bạn bảo: "Tôi xa nhà quen rồi, bạn mang lên tàu cho đỡ nhớ đất liền, còn nửa tháng nữa mới về bờ cơ mà!" khiến mình gặp lại cảm giác nghèn nghẹn, khi buổi chiều hôm trước, thấy bạn vã mồ hôi, gượng nhẹ tưới cho cây rau thơm còi cọc trên bậu cửa sổ đầu giường bạn nằm, thay cây cảnh đầu giường mỗi người lính Trường Sa.
Rời đảo, bóng bạn bé nhỏ hòa lẫn màu xanh điệp trùng Nam Yết và cả những bóng chiến sĩ xanh màu áo dã ngoại, mũ sắt xanh màu biển, khoác AK gác hết ca cuối, trong bóng nắng lấp lóa ban mai.
Và hình như, từ đảo xanh một màu Nam Yết, tàu đi xa rồi, vẫn thấy lấp lóa những ánh mắt sáng, như thể ánh sao xanh canh giữ biển, nơi bất trắc nhưng không bao giờ để Tổ quốc bị bất ngờ, đẫm màu nhớ: Trường Sa...
Nam Yết - Trường Sa, tháng 5/2013.
hay quá anh ơi!!!!!!!
Trả lờiXóathương các đồng chí mình lắm lắm
Trả lờiXóacàng ngày càng mừng vì các đảo, nhà dàn đều được củng cố, xây dựng vững chắc!
Trả lờiXóacám ơn phóng sự của anh Hải!