Trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ vào một ngày mùa đông giá rét, chúng tôi ngồi trò chuyện với anh. Giọng anh trầm lắng kể về những ngày tháng chiến đấu dũng cảm bảo vệ Tổ quốc (1979) và hơn 20 năm dài đằng đẵng tưởng chừng vô vọng đối mặt với bệnh tật, rồi vươn lên làm thầy giáo...
Chuyện anh kể là những bước thăng trầm của cuộc đời nhưng luôn tỏa sáng ý chí, nghị lực phi thường từ gian lao đến vinh quang và khi phải đối mặt với số phận nghiệt ngã.
Anh là Hà Văn Đồng, chiến sỹ Đồn Biên phòng Nặm Quét (nay Đồn Biên phòng Cô Ba, Bảo Lạc, Cao Bằng), vinh dự được phong tặng Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc năm 1979; bị liệt đôi chân hơn 20 năm ở xóm Pò Háng, Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng vươn dậy đi bằng nghị lực, khát vọng sống mở con đường tri thức cho thế hệ trẻ vươn xa, góp sức vào công cuộc đổi mới.
Chiến sỹ dũng cảm
Nói về thời trai trẻ, đôi mắt đăm chiêu của anh sáng lên niềm tự hào, giọng sôi nổi: Khi tôi còn là thanh niên, được đi bộ đội là niềm vinh dự để góp sức bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1976, anh lên đường nhập ngũ, nhận nhiệm vụ tại Đồn Biên phòng Nặm Quét. Nhanh nhẹn, thông minh và có tinh thần trách nhiệm cao, anh được chọn đi đào tạo phiên dịch tiếng Trung Quốc, hệ đại học của Bộ Tư lệnh biên phòng.
Cuối năm 1978, anh trở về đơn vị, là Trung sỹ phiên dịch tổng hợp, Đảng viên trẻ - Bí thư Chi đoàn Thanh niên. Vững chắc nghiệp vụ, anh tham mưu cho đơn vị hiệp thương thành công bảo vệ chủ quyền, đường biên mốc giới đúng quy định.
Chiến sự biên giới tháng 2/1979 diễn ra là ký ức không quên trong cuộc đời anh. Đó là những tháng ngày, anh và đồng đội đã sống và chiến đấu với gian nan, cam go quyết liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đơn vị đứng chân trên địa bàn núi cao, hiểm trở và chia cắt, dân cư ở rải rác trên những triền núi. Vì vậy, khi chiến sự xảy ra, việc chi viện cho đơn vị rất khó khăn.
Trước muôn vàn gian nguy, Ban Chỉ huy đơn vị quán triệt giữ vững tinh thần, chủ động ứng phó trước mọi tình huống, bảo toàn lực lượng, di chuyển dân đi hậu cứ an toàn.
Gian khó nhất là đi xuống địa bàn làm nhiệm vụ, anh xung phong nhận không chút đắn đo.
Trong sự bao vây từ phía bên kia, anh bí mật băng rừng lội suối, ăn đói, nhịn khát, ngủ đêm ở hốc cây giữa rừng hoang lạnh đến các chốt vận động chiến sỹ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ dân.
Gần 30 ngày đêm cam go làm nhiệm vụ, anh và đơn vị đã vận động và đưa bà con ra vùng hậu cứ an toàn, bảo toàn lực lượng và bí mật quân sự.
Gian nguy, quyết liệt nhất là anh và Ban Chỉ huy đơn vị ở trong tình thế bị bao vây vẫn kiên cường đào hầm trong rừng để chuyển toàn bộ tài liệu mật quân sự trong đêm tối đi cất giấu an toàn.
Chiến sự kết thúc, với tinh thần dũng cảm, lập nhiều chiến công, anh vinh dự được phong tặng Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc.
Khi đôi chân ngừng đi vẫn là...
Sau khi chiến sự kết thúc một thời gian ngắn, anh bị bệnh thần kinh tọa, liệt nhẹ chân, rồi liệt hẳn.
Năm 1980, dù đã kiên trì đi chữa trị, nhưng số phận không mỉm cười với anh. Ngày phục viên về nhà cũng là ngày đôi chân rắn giỏi, băng rừng lội suối trong những đêm dài chiến đấu của anh đã ngừng đi, khi đang sung sức trai trẻ. Tuổi đôi mươi, anh phải nằm liệt trên giường từ ăn, uống, sinh hoạt hằng ngày đều do tay cha, mẹ già chăm sóc.
1 - 2 năm, rồi 20 năm dài đẵng đẵng cha, mẹ anh chắt chiu từng đồng tiền ít ỏi từ bán thóc, nuôi lợn, vay nợ... để lo chữa bệnh cho con. Nhưng đôi chân anh vẫn tê liệt, bất động.
Suy ngẫm quy luật đời người “trẻ cậy cha, già cậy con” khiến anh đã bao đêm khóc thầm. Vì cha mẹ ngày càng già yếu, còn anh vẫn là gánh nặng cho gia đình, không đền đáp được công lao cha mẹ. Uống thuốc quanh năm, bệnh không chuyển biến, đã có lúc anh buồn vô vọng ứa nước mắt với cuộc sống ghì chặt trên chiếc giường chật hẹp.
Thương con, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng cha anh vẫn kiên trì lo tìm thầy, mua thuốc cho con chữa bệnh. Ông động viên anh: “Con kiên trì uống thuốc sẽ có ngày đứng dậy được. Hãy nghĩ và làm một việc gì đó cho mình nếu có thể”. Câu nói giản dị, yêu thương của cha như liều thuốc tinh thần cho anh.
Hàng ngày, anh đem tài liệu, sách học tiếng Trung Quốc ra nghiên cứu lại, tìm thêm tài liệu, sách mới để đọc. Năm này qua năm khác, không biết bao nhiêu nghìn lần anh lật dở đọc sách mà tôi thấy những chồng sách chất cao bên giường của anh đã sờn hết mép lề giấy.
Anh tâm sự: Ngày tôi nằm liệt giường, thỉnh thoảng bọn trẻ đến chơi tò mò hỏi “Chú đọc sách gì nhiều thế?”. Được anh giảng giải và nói tiếng Trung Quốc minh họa, nghe kể truyện văn học nổi tiếng của Trung Quốc như Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa... nên bọn trẻ “say mê” anh, rất thích đến chơi.
Thương các em nhỏ làng quê nghèo khó chịu nhiều thiệt thòi, anh lóe lên suy nghĩ muốn đem vốn kiến thức của mình truyền thụ cho các em. Nhưng khổ nỗi anh không ngồi dậy được để dạy học.
Đến năm 2000, sau bao năm uống thuốc ròng dã, đôi chân anh bắt đầu có cảm giác. Một tia hy vọng lóe lên cùng với ý chí nung nấu muốn dạy học cho các em nhỏ đã thôi thúc anh thêm kiên trì chữa bệnh. Dần dần anh ngồi dậy được và cha dìu anh tập những bước đi run rẩy, yếu ớt. Anh xin cha dạy tiếng Trung Quốc miễn phí cho các em nhỏ trong làng. Cả nhà ủng hộ.
Mùa hè năm 2001, trong nhà anh đầy ắp tiếng cười nói của các em nhỏ đến học. Đó là ngày anh hạnh phúc không ngăn được nước mắt vì đã tìm lại mình sau hơn 20 năm bệnh tật.
...Thầy giáo chắp cánh cho thế hệ trẻ vươn xa
Với anh, mỗi ngày dạy học là mỗi ngày vui. Để các em được học và cập nhật với chương trình chính quy của Trường Đại học (ĐH), anh liên hệ tìm mua giáo trình học tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Ngoại ngữ, Hà Nội và giáo trình Hán ngữ, Học viện dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc về nghiên cứu và dạy.
Anh dồn tâm huyết, kiến thức của mình để truyền thụ cho các em rất tỷ mỷ, ân cần với tinh thần trách nhiệm cao. “Hữu xạ tự nhiên hương”, danh tiếng dạy học tiếng Trung Quốc của anh lan truyền, học sinh (HS) thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng), Hòa An, Thông Nông... tìm đến học. Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, đôi chân chỉ đi lại chệnh choạng trong nhà nhưng anh vẫn dạy học miễn phí không lấy tiền.
Anh tâm sự: “Quê mình nghèo khó, các em đến học nếu không theo đuổi chuyên ngành tiếng Trung Quốc thì coi như có vốn ngoại ngữ để giao dịch tại các cửa khẩu biên giới, tìm việc làm trong xu thế hội nhập với nước ngoài”. Năm tháng trôi qua, anh cẫn mẫn như con ong thợ “rót mật” kiến thức cho các em từng ngày. Niềm say mê, tâm huyết của anh mở ra ước mơ đi tới đường tương lai, tri thức cho không ít HS.
Trong số HS đến học với anh có gần 40 người đã theo đuổi chuyên ngành tiếng Trung Quốc, thi đỗ vào các Trường ĐH Ngoại ngữ ra làm phiên dịch, biên dịch và dạy tiếng Trung Quốc.
Tiêu biểu như anh Lô Viết Thắng, chị Nông Thị Huệ hiện nay đang học Tiến sỹ, Thạc sỹ tại Trung Quốc; Nông Thị Hạnh là giáo viên dạy tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên; Nông Thị Thu công tác tại Công ty Khoáng sản Cao Bằng; Đàm Thị Thủy, học Khoa Hán Nôm, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội...
Đặc biệt, có hai chị em ruột là Nông Thị Dung và Nông Văn Dự, Sóc Hà, Hà Quảng đi học với thầy Đồng từ năm lớp 5, sau này đi thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, Khoa tiếng Trung Quốc. Hiện nay, Dung là chuyên viên phiên dịch tiếng Trung Quốc tại Sở Ngoại vụ tỉnh.
Nhớ về năm tháng thơ ấu học với thầy Đồng, Dung xúc động nói: Ngày còn nhỏ, bố mẹ cho hai chị em đến nhà thầy Đồng học chỉ mong biết nói tiếng Trung Quốc để sau này đi bán hàng ở cửa khẩu. Nhưng khi đến học, trí tuệ uyên thâm và sự tận tình của thầy đã mở ra chân trời mới, cuốn hút em say mê học tiếng Trung Quốc. Hai chị em quyết định thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ, Hà Nội. Em thi đỗ 26 điểm, trong đó môn tiếng Trung 8,5 điểm. Em mới biết ơn thầy Đồng đã mở ra mơ ước chắp cánh lương lai, tri thức cho em và bao người khác vươn xa.
Còn rất nhiều lời tạ ơn, tôn vinh thầy Đồng mà chúng tôi không thể kể ra hết về một người thầy không có danh hiệu. Nhưng anh có niềm vinh quang luôn tỏa sáng được mọi người ghi nhận. Phía sau danh hiệu Anh hùng là nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận nghiệt ngã, để mở con đường mơ ước, tri thức cho thế hệ trẻ.
Một mùa xuân mới đã đến, trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ xóm Pò Háng, nơi biên giới xa xôi, trái tim tràn đầy khát vọng sống của người anh hùng Hà Văn Đồng năm xưa nở đóa hoa đời thường.
Trường Hà
(Bài viết đã được đăng tải trên Báo Cao Bằng)
Chuyện anh kể là những bước thăng trầm của cuộc đời nhưng luôn tỏa sáng ý chí, nghị lực phi thường từ gian lao đến vinh quang và khi phải đối mặt với số phận nghiệt ngã.
Anh là Hà Văn Đồng, chiến sỹ Đồn Biên phòng Nặm Quét (nay Đồn Biên phòng Cô Ba, Bảo Lạc, Cao Bằng), vinh dự được phong tặng Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc năm 1979; bị liệt đôi chân hơn 20 năm ở xóm Pò Háng, Sóc Hà, Hà Quảng, Cao Bằng vươn dậy đi bằng nghị lực, khát vọng sống mở con đường tri thức cho thế hệ trẻ vươn xa, góp sức vào công cuộc đổi mới.
Chiến sỹ dũng cảm
Nói về thời trai trẻ, đôi mắt đăm chiêu của anh sáng lên niềm tự hào, giọng sôi nổi: Khi tôi còn là thanh niên, được đi bộ đội là niềm vinh dự để góp sức bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1976, anh lên đường nhập ngũ, nhận nhiệm vụ tại Đồn Biên phòng Nặm Quét. Nhanh nhẹn, thông minh và có tinh thần trách nhiệm cao, anh được chọn đi đào tạo phiên dịch tiếng Trung Quốc, hệ đại học của Bộ Tư lệnh biên phòng.
Cuối năm 1978, anh trở về đơn vị, là Trung sỹ phiên dịch tổng hợp, Đảng viên trẻ - Bí thư Chi đoàn Thanh niên. Vững chắc nghiệp vụ, anh tham mưu cho đơn vị hiệp thương thành công bảo vệ chủ quyền, đường biên mốc giới đúng quy định.
Chiến sự biên giới tháng 2/1979 diễn ra là ký ức không quên trong cuộc đời anh. Đó là những tháng ngày, anh và đồng đội đã sống và chiến đấu với gian nan, cam go quyết liệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đơn vị đứng chân trên địa bàn núi cao, hiểm trở và chia cắt, dân cư ở rải rác trên những triền núi. Vì vậy, khi chiến sự xảy ra, việc chi viện cho đơn vị rất khó khăn.
Trước muôn vàn gian nguy, Ban Chỉ huy đơn vị quán triệt giữ vững tinh thần, chủ động ứng phó trước mọi tình huống, bảo toàn lực lượng, di chuyển dân đi hậu cứ an toàn.
Gian khó nhất là đi xuống địa bàn làm nhiệm vụ, anh xung phong nhận không chút đắn đo.
Trong sự bao vây từ phía bên kia, anh bí mật băng rừng lội suối, ăn đói, nhịn khát, ngủ đêm ở hốc cây giữa rừng hoang lạnh đến các chốt vận động chiến sỹ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ dân.
Gần 30 ngày đêm cam go làm nhiệm vụ, anh và đơn vị đã vận động và đưa bà con ra vùng hậu cứ an toàn, bảo toàn lực lượng và bí mật quân sự.
Gian nguy, quyết liệt nhất là anh và Ban Chỉ huy đơn vị ở trong tình thế bị bao vây vẫn kiên cường đào hầm trong rừng để chuyển toàn bộ tài liệu mật quân sự trong đêm tối đi cất giấu an toàn.
Chiến sự kết thúc, với tinh thần dũng cảm, lập nhiều chiến công, anh vinh dự được phong tặng Huy chương Tuổi trẻ Anh hùng bảo vệ Tổ quốc.
Khi đôi chân ngừng đi vẫn là...
Sau khi chiến sự kết thúc một thời gian ngắn, anh bị bệnh thần kinh tọa, liệt nhẹ chân, rồi liệt hẳn.
Năm 1980, dù đã kiên trì đi chữa trị, nhưng số phận không mỉm cười với anh. Ngày phục viên về nhà cũng là ngày đôi chân rắn giỏi, băng rừng lội suối trong những đêm dài chiến đấu của anh đã ngừng đi, khi đang sung sức trai trẻ. Tuổi đôi mươi, anh phải nằm liệt trên giường từ ăn, uống, sinh hoạt hằng ngày đều do tay cha, mẹ già chăm sóc.
1 - 2 năm, rồi 20 năm dài đẵng đẵng cha, mẹ anh chắt chiu từng đồng tiền ít ỏi từ bán thóc, nuôi lợn, vay nợ... để lo chữa bệnh cho con. Nhưng đôi chân anh vẫn tê liệt, bất động.
Suy ngẫm quy luật đời người “trẻ cậy cha, già cậy con” khiến anh đã bao đêm khóc thầm. Vì cha mẹ ngày càng già yếu, còn anh vẫn là gánh nặng cho gia đình, không đền đáp được công lao cha mẹ. Uống thuốc quanh năm, bệnh không chuyển biến, đã có lúc anh buồn vô vọng ứa nước mắt với cuộc sống ghì chặt trên chiếc giường chật hẹp.
Thương con, dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nhưng cha anh vẫn kiên trì lo tìm thầy, mua thuốc cho con chữa bệnh. Ông động viên anh: “Con kiên trì uống thuốc sẽ có ngày đứng dậy được. Hãy nghĩ và làm một việc gì đó cho mình nếu có thể”. Câu nói giản dị, yêu thương của cha như liều thuốc tinh thần cho anh.
Hàng ngày, anh đem tài liệu, sách học tiếng Trung Quốc ra nghiên cứu lại, tìm thêm tài liệu, sách mới để đọc. Năm này qua năm khác, không biết bao nhiêu nghìn lần anh lật dở đọc sách mà tôi thấy những chồng sách chất cao bên giường của anh đã sờn hết mép lề giấy.
Anh tâm sự: Ngày tôi nằm liệt giường, thỉnh thoảng bọn trẻ đến chơi tò mò hỏi “Chú đọc sách gì nhiều thế?”. Được anh giảng giải và nói tiếng Trung Quốc minh họa, nghe kể truyện văn học nổi tiếng của Trung Quốc như Tây du ký, Tam quốc diễn nghĩa... nên bọn trẻ “say mê” anh, rất thích đến chơi.
Thương các em nhỏ làng quê nghèo khó chịu nhiều thiệt thòi, anh lóe lên suy nghĩ muốn đem vốn kiến thức của mình truyền thụ cho các em. Nhưng khổ nỗi anh không ngồi dậy được để dạy học.
Đến năm 2000, sau bao năm uống thuốc ròng dã, đôi chân anh bắt đầu có cảm giác. Một tia hy vọng lóe lên cùng với ý chí nung nấu muốn dạy học cho các em nhỏ đã thôi thúc anh thêm kiên trì chữa bệnh. Dần dần anh ngồi dậy được và cha dìu anh tập những bước đi run rẩy, yếu ớt. Anh xin cha dạy tiếng Trung Quốc miễn phí cho các em nhỏ trong làng. Cả nhà ủng hộ.
Mùa hè năm 2001, trong nhà anh đầy ắp tiếng cười nói của các em nhỏ đến học. Đó là ngày anh hạnh phúc không ngăn được nước mắt vì đã tìm lại mình sau hơn 20 năm bệnh tật.
...Thầy giáo chắp cánh cho thế hệ trẻ vươn xa
Với anh, mỗi ngày dạy học là mỗi ngày vui. Để các em được học và cập nhật với chương trình chính quy của Trường Đại học (ĐH), anh liên hệ tìm mua giáo trình học tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Ngoại ngữ, Hà Nội và giáo trình Hán ngữ, Học viện dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc về nghiên cứu và dạy.
Anh dồn tâm huyết, kiến thức của mình để truyền thụ cho các em rất tỷ mỷ, ân cần với tinh thần trách nhiệm cao. “Hữu xạ tự nhiên hương”, danh tiếng dạy học tiếng Trung Quốc của anh lan truyền, học sinh (HS) thị trấn Xuân Hòa (Hà Quảng), Hòa An, Thông Nông... tìm đến học. Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, đôi chân chỉ đi lại chệnh choạng trong nhà nhưng anh vẫn dạy học miễn phí không lấy tiền.
Anh tâm sự: “Quê mình nghèo khó, các em đến học nếu không theo đuổi chuyên ngành tiếng Trung Quốc thì coi như có vốn ngoại ngữ để giao dịch tại các cửa khẩu biên giới, tìm việc làm trong xu thế hội nhập với nước ngoài”. Năm tháng trôi qua, anh cẫn mẫn như con ong thợ “rót mật” kiến thức cho các em từng ngày. Niềm say mê, tâm huyết của anh mở ra ước mơ đi tới đường tương lai, tri thức cho không ít HS.
Trong số HS đến học với anh có gần 40 người đã theo đuổi chuyên ngành tiếng Trung Quốc, thi đỗ vào các Trường ĐH Ngoại ngữ ra làm phiên dịch, biên dịch và dạy tiếng Trung Quốc.
Tiêu biểu như anh Lô Viết Thắng, chị Nông Thị Huệ hiện nay đang học Tiến sỹ, Thạc sỹ tại Trung Quốc; Nông Thị Hạnh là giáo viên dạy tiếng Trung Quốc, Trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên; Nông Thị Thu công tác tại Công ty Khoáng sản Cao Bằng; Đàm Thị Thủy, học Khoa Hán Nôm, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội...
Đặc biệt, có hai chị em ruột là Nông Thị Dung và Nông Văn Dự, Sóc Hà, Hà Quảng đi học với thầy Đồng từ năm lớp 5, sau này đi thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội, Khoa tiếng Trung Quốc. Hiện nay, Dung là chuyên viên phiên dịch tiếng Trung Quốc tại Sở Ngoại vụ tỉnh.
Nhớ về năm tháng thơ ấu học với thầy Đồng, Dung xúc động nói: Ngày còn nhỏ, bố mẹ cho hai chị em đến nhà thầy Đồng học chỉ mong biết nói tiếng Trung Quốc để sau này đi bán hàng ở cửa khẩu. Nhưng khi đến học, trí tuệ uyên thâm và sự tận tình của thầy đã mở ra chân trời mới, cuốn hút em say mê học tiếng Trung Quốc. Hai chị em quyết định thi vào Trường ĐH Ngoại ngữ, Hà Nội. Em thi đỗ 26 điểm, trong đó môn tiếng Trung 8,5 điểm. Em mới biết ơn thầy Đồng đã mở ra mơ ước chắp cánh lương lai, tri thức cho em và bao người khác vươn xa.
Còn rất nhiều lời tạ ơn, tôn vinh thầy Đồng mà chúng tôi không thể kể ra hết về một người thầy không có danh hiệu. Nhưng anh có niềm vinh quang luôn tỏa sáng được mọi người ghi nhận. Phía sau danh hiệu Anh hùng là nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận nghiệt ngã, để mở con đường mơ ước, tri thức cho thế hệ trẻ.
Một mùa xuân mới đã đến, trong ngôi nhà nhỏ đơn sơ xóm Pò Háng, nơi biên giới xa xôi, trái tim tràn đầy khát vọng sống của người anh hùng Hà Văn Đồng năm xưa nở đóa hoa đời thường.
Trường Hà
(Bài viết đã được đăng tải trên Báo Cao Bằng)
Thật khâm phục anh Hà Văn Đồng,và cũng tự hào vì đã có một thời được là đồng đội của anh.
Trả lờiXóaCái tiếng Tàu này tôi cũng từng phải học khi là lính Biên phòng ,nói thì dễ mà viết thì khó. Đến giờ chỉ còn nhớ nhất câu : bi è tòng ! zou zhe lái ! ( đứng im ! Giơ tay lên !)
Thật khốn nạn cho truyền thông Việt. Trong những ngày này, họ đã quên công lao những người vệ quốc, lại đi ca ngợi tiềm lực quốc phòng của thằng Tàu cộng - kẻ đã mang quân tàn sát biết bao người dân ta vào tháng 2/1979, kẻ hậu thuẫn cho bọn Khmer đỏ quấy phá nước ta ở phía nam, kẻ thù từ ngàn đời nay của dân tộc ta ! Thật là quân phản phúc, phản dân !
XóaNgười Pháp còn chửi bọn Tàu cộng khi ấy là đồ "chó cắn trộm", ấy thế mà bọn Dân trí mang tiếng là khai trí cho dân lại đi ca ngợi thằng Tàu lúc này !
Tổ sư chúng nó !
Coi dân như là kẻ thù,
XóaCoi thù là bạn thật ngu quá chừng!
17/2 dửng dưng...
Vô ơn, không xót, không cùng sẻ chia!!!