19 tháng 2, 2012

"NƠI PHÊN DẬU TỔ QUỐC - NGƯỜI LẠ NHÌN SANG, KHÔNG THỂ ĐỂ TRẺ CON THIẾU BÁT CƠM NGON, MANH ÁO ẤM!"..

Trần Đăng Tuấn - Bạn hãy nhìn lên bản đồ, và sẽ thấy đường biên giới thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai có hình chữ V. Đáy của chữ V đó là TP. Lào Cai. Cạnh phía trái là Bát Xát (màu vàng), cạnh bên phải chữ V là Mường Khương ( màu xanh). Trong mấy tháng qua, "Cơm có thịt” đã đi dọc theo hai cạnh chữ V đó.

Bạn hãy nhìn kỹ đi: Chúng ta đã qua Pa Cheo, Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, Dền Thàng, Trịnh Tường của Bát Xát (dọc cạnh bên trái của chữ V).

Rồi dọc theo cạnh thứ hai, chúng ta đã đến Nậm Chảy, Tung Chung Phố, Dìn Chin, Tả Ngải Thầu, Tả Gia Khâu. Từ Tả Gia Khâu, dọc theo đường biên, là vài xã biên giới thuộc Si Ma Cai, vẫn là Lào Cai.

Rồi sẽ là đường biên giới ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn.

Còn nếu từ Y Tý đi men theo đường biên theo chiều ngược lại (về phía trái), chúng ta sẽ qua đất Lai Châu và Điện Biên. "Cơm có thịt” cũng đang đến Điện Biên, và sẽ lan rộng dần dọc theo biên giới.

Những cân thịt, những chiếc áo ấm mang lên đó, chúng ta không muốn gọi  là một hoạt động từ thiện. Nếu các bạn để ý, trên Blog này rất ít khi dùng từ “từ thiện” hay ” hảo tâm”.

Không!. Chúng ta làm một việc nhỏ thuộc về trách nhiệm của chúng ta, theo thôi thúc sâu xa tự trong lòng.

Bởi chúng ta đều là con dân nước Việt.

Nơi phên dậu của Đất nước, nơi người lạ nhìn sang, chúng ta không thể để trẻ con - Phần tươi non nhất của đất nước, thiếu bát cơm ngon và thiếu áo mặc, khi cái rét từ phương Bắc tràn vào.

Đến lúc các Chương trình Quốc gia hỗ trợ tiền ăn cho học sinh miền núi được triển khai đầy đủ, chúng ta vẫn có nhiều việc làm để giúp thêm các em, nếu không là "Cơm thịt”, thì là nhiều cái khác nữa.

Và Chương trình nhỏ này của chúng ta sẽ đi hết dọc Biên giới phía Bắc, sẻ chia theo sức mình với những mái trường ở những nơi khó khăn hơn cả. Đó là kế hoạch thời gian tới.

Sau đó, chúng ta sẽ đến với những người bạn nhỏ ở  nhiều vùng cao khác nữa  .Mong các bạn đồng ý với tôi về lộ trình này.

Nậm Chảy: Từ cái bắt tay này, có thể…

Trong các trung tâm xã của Mường Khương, Nậm Chảy là nơi đường khó vào hơn cả. Chiếc xe ca 30 chỗ mượn của An Ninh TV không thể đi vào, phải dỡ áo, chăn sang xe Pajero của anh Hùng.

Trước Tết, anh Hùng nhắn cho chúng tôi là xin thường xuyên tham gia các chuyến đi.

Và đây là chuyến thứ 2, anh và anh Hoàng (lái xe) rong ruổi lên biên giới.

Anh kể: Thông thường vào tiết này, vợ chồng anh đi chùa chiền để cầu một năm mới tốt lành an lạc cho cả nhà. Năm nay anh ‘xin” vợ cho đi lên với trẻ vùng cao. Vợ nhất trí ngay, nói rằng vậy cũng như là đi đến nơi cửa Phật.

Nhưng cũng không chở hết đồ  trong một chuyến được. Cô D., công tác tại Phòng Giáo dục huyện, gọi ngay cho Đồn trưởng Biên phòng Nậm Chảy.

Câu đầu tiên của Đồn trưởng là : "Nếu là xe 2 cầu thì mới vào, nếu không cứ đợi đó, có com-mang-ca của Đồn ra chở hộ. Trên đường vào, gặp Đồn trưởng và xe của Bộ đội chạy ra.

Điều vui là dù ở nơi hiểm trở như vậy nhưng Tiểu học và Mầm Non có trường chính khá khang trang.

Tiểu học có khu nội trú nhà xây cho 40 em nhà xa.

Các em được nhận áo đầu tiên. Rồi lục tục bố mẹ những đứa nhà gần trường, thấy có phát áo thì chở con quay lại trường nhận áo rét.
 Trời đã tối,mình rủ mọi người xuống nhà ăn, xem các cô cậu nội trú ăn uống ra sao. Mỗi học sinh nội trú đã được hưởng chế độ nhà nước là 320 ngàn/tháng. Kể ra thế là khá lắm, so với những nơi chế độ này chưa đến.

Khi xuống đến nơi, thấy các em chỉ ăn cơm với canh, 1-2 miếng thịt mỗi suất đã ăn hết rồi. Nhìn kỹ cũng có đứa còn một miếng trong bát.
Trong góc, có 3-4 đứa trẻ ngồi chung bàn, ở giữa có cái ngăn cặp lồng đậy kín, mở ra thấy vỏn vẹn một miếng thịt bé xíu.

Hỏi sao không ăn đi, một đứa rụt rè chỉ bạn, lí nhí : "Của bạn ấy!”.

Một lúc sau, còn mỗi bé chưa ăn xong, mà miếng thịt lại được đậy nắp lại.

Hóa ra bé này được bố mẹ chiều nay ghé qua cho thêm thức ăn, nó để dành lại một miếng cho ngày mai.

Cậu Biên phòng trẻ thầm thì vào tai tôi : "320 ngàn nhưng các cô phải chi cho đủ thứ, nên các cháu ăn uống cũng còn đạm bạc lắm , các bác có cách gì giúp thêm được không ạ?”...

Câu nói ấy của chú Biên phòng khiến mình lăn tăn (hay vân vi, như ông Tiến thường nói). Ở vùng này, lính Biên phòng và thày trò tuy hai mà một, khách lên trường thì cùng tiếp chung.

Cả buổi tối mình vẫn thấy mắc: Chương trình "Cơm có thịt” phải dồn vào chỗ tiêu chuẩn Nhà nước chưa đến.

Ở đây là nơi đã có, thuận lợi hơn chỗ chưa có, mà vẫn “đạm bạc” vậy thì có cách gì ?.

Mường Khương có rượu Sén Cù rất nổi danh, uống đến đâu biết đến đấy, nói chung khó mà thoát say.

Nhưng riêng hôm đó có vẻ Sén Cù giúp bọn mình, sau vài chén thì bật ra một giải pháp: Ở trường thì không có đất chăn nuôi, nhưng cái khoản nuôi lợn thì hóa ra lính Biên phòng là siêu.

Mình đề xuất: Chương trình vận động để có nguồn giúp mua con giống, thức ăn chăn nuôi.Bộ đội biên phòng nuôi giúp lợn trong chuồng trại của đồn. Các em thay nhau tham gia chăm sóc.Và nếu làm được như vậy thì Mẫu giáo và Tiểu học sẽ có thịt ăn thêm quanh năm.

Bộ đội nhất trí, thày cô cũng nhất trí.

Phòng Giáo dục Huyện càng nhất trí.

Và một "Hiệp định 3-4 bên" được ký kết theo kiểu “nắm tay” rất... “quốc tế”.

Ừ!. Thì cũng là một Hiệp định có tầm quan trọng lớn lao đấy chứ.

Từ cái nắm tay này, biết đâu sẽ hình thành một mô hình "Cơm thêm thịt”, cho học sinh suốt dải đường biên?..

Biết đâu, sẽ có một mô hình để cơm học sinh vùng biên giới có thêm thịt?..
--------------------------------------
* Tựa đề bài viết do MTH đặt lại, không phải tựa nguyên bản của tác giả.
* Nguồn hình: Chuyến đi Mường Khương (2/2012) phát áo ấm cho học sinh Trung học, Tiểu học và Mẫu giáo của Chương trình "Cơm có thịt".

13 nhận xét:

  1. Đọc xong những bài như thế này tôi cứ nghĩ vẩn vơ: nếu thu hồi của cải mà bọn tham nhũng lấy của dân thì các cháu (mà không chỉ các cháu) sẽ có cuộc sống đầy đủ hơn cả các cháu ở những nước Tư bản giẫy chết

    Trả lờiXóa
  2. con dieu gi am ap hon day.

    Trả lờiXóa
  3. "Bởi vì chúng ta là con dân nước Việt!". Cái từ "Con dân nước Việt" này hình như mình đã đọc ở tiểu thuyết "Hoàng Sa vạn lý" của bọ Vinh rồi, nay đọc ở bố Tuấn lại thấy rưng rưng. Vậy từ nay hễ ai là con dân nước Việt là đàn ông thì nhịn hút thuốc, đàn bà thì nhịn ăn quà vặt để cùng mang những điều ấm áp như thế này đến với đồng bào vùng cao còn nhiều thiếu thốn của mình nhé! Nhiễu điều phải phủ lấy giá gương thôi, trong lúc đợi Nhà nước thu hồi tiền của các quan tham về "Đến lúc các Chương trình Quốc gia hỗ trợ tiền ăn cho học sinh miền núi được triển khai đầy đủ" nhé các bác!

    Trả lờiXóa
  4. Mỗi ngày tiết kiệm 1$ cho chương trình áo ấm và thịt cho lớp măng non phên dậu của đất nước..bớt ăn nhậu, ko tham dự với các quan chức..
    http://nguyentandung.org/kinh-te/bot-nhau-de-tiet-kiem-hang-ty-dola-cho-dat-nuoc.html

    Trả lờiXóa
  5. Cái vòng tay của các anh, các chị đời lắm, người lắm và không nhỏ một tẹo nào vì không dễ gì làm theo.

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài báo mà thấy ấm áp tình người quá các bác ạ. Các bác có tâm, bộ đội biên phòng, các thầy cô... cùng chung tay lo lắng cho các cháu bé đỡ đói, đỡ rét. Cảm ơn các bác, chúng ta phải cùng nhau lo cho cuộc sống người dân vùng biên đỡ khổ, để xây dựng phên dậu tổ quốc tiến lên giàu mạnh, vững vàng.

    Trả lờiXóa
  7. đọc mà thấy buồn quá bác hải ạ, buồn quá... kẻ đắp chăn bông, trẻ lạnh lùng... kẻ làm thấy mẹ, kẻ ngồi không...

    Trả lờiXóa
  8. Các anh , các chị nên liên hệ với BGH các trường tiểu học - THCS - PTTH ở HN phát động phong trào " Gửi áo ấm cho bạn " . Vừa tiết kiệm vừa tạo lòng nhân ái cho các con ở thành phố . Tôi tin rằng sẽ có kết quả tốt .

    Trả lờiXóa
  9. Đọc bài mà thấy buồn quá! trong khi các cháu bé, tương lai của đất nước ở nơi biên cương đến bữa ăn còn đói thịt thì đọc trong các tin trên báo chính thống thấy nhan nhản các tin về đại gia mua xe triệu đô, chân dài diện hàng hiệu chuc tỷ, bữa ăn hàng chục triệu, đắp mặt nạ bằng vàng vv. Quả thật xã hội quá bất công, chênh lệch giàu nghèo 1 trời 1 vực! Trong khi kè thì thừa mứa nghĩ ra đủ thứ quái chiêu để tiêu tiền thì có biết bao hoàn cảnh khó khăn không có cái ăn, điển hình như vụ người mẹ nhịn đói chăm con bị bỏng http://dantri.com.vn/c167/s167-565878/thuong-canh-me-nhin-doi-cham-con-bi-bong-nang.htm nói thật tuy là đàn ông nhưng tôi phải ứa nước mắt khi đọc bài này, và đã ủng hộ chút ít qua dantri. Ngoài ra,vụ bữa cơm có thịt này tôi cũng đã ủng hộ 1 ít, nhưng mới chỉ 1 it thôi dù lòng muốn giúp nhiều nhiều nữa! Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng hảo tâm giúp đỡ các hoàn cảnh nghèo hơn nữa!
    Người Việt

    Trả lờiXóa
  10. moi lan doc bai cua chuong trinh com co thit toi deu xuc dong va thay am ap trong long .cam on cac anh chi nhieu lam.toi thay tam long cua cac anh cac chi that cao ca , nhung theo toi cac chau o vung cao vung sau vung xa con kho khan nhieu lam ,cac bac co the lien he van dong cac truong o thanh pho , thi xa co dieu kien ket hop voi cac bac cung gop suc va quyen gop no se hieu qua nhanh hon ,rong hon va co y nghia tuyen truyen hieu biet giua hs cac vung mien hon de tu do cac em o thanh pho , thi xa co them long nhan ai va tu giac tiet kiem giup do cac e vung cao duoc nhieu hon ,tu do chuong trinh cung dat hieu qua hon. chuc cac bac sk va hanh phuc nhieu.

    Trả lờiXóa
  11. that am ap tinh ngoui ,xin cam on cac anh ,cac chi

    Trả lờiXóa
  12. tuan khenh go vap .hcm16:01:00 24 thg 2, 2012

    cac bai viet ve chien tranh bien gioi va cuoc song noi vung cao noi ngheo doi kho ai toi thay cam dong vo cung .cac anh qua la nhung nguoi co tam long vang .cao lai la noi toi tham gia chien dau nam 1979 ma .ngheo kho lam .cam on cac anh .cau chuc cac anh van su tot lanh

    Trả lờiXóa
  13. tuan khenh go vap .hcm09:44:00 25 thg 2, 2012

    nhin thay canh cac chau song ma buon .nhieu noi an choi phe phon .trong khi cac chau mieng thit be ti con phai de danh .dang co nhin thay canh nay khong? cam on anh tuan

    Trả lờiXóa