Trần Đăng Tuấn - Lại lấy hình ảnh chữ V: Hai cạnh là hai bờ dốc núi, mỗi bờ dốc thuộc một quốc gia. Đáy chữ V là con sông Chảy, ít nước, khuất sau đá và cây. Bên dốc phía ta, lưng chừng là trường Mầm Non, trên đỉnh là Tiểu học. Đó là Dìn Chin.
Ở sân trường Mầm Non, và nhất là sân trường Tiểu học Dìn Chin, thấy ngay nơi đây rét hơn mọi chỗ khác, vì gió Bắc lạnh cứ thổi tốc vào.
Cả hai ngôi trường dường như đều được dựng theo cách chọn đất làm nhà của người Mông: Chỗ nào cao nhất, nhìn ra trước mặt là vực sâu, chẳng gì vướng tầm mắt thì làm nhà.
Ngôi nhà ưỡn ngực ra đón gió, cho dù là làn gió rét thấu xương, đón nắng, đón mưa, đón mọi thứ tốt lành cũng như mọi thứ khắc nghiệt của đất trời.
Không náu mình vào chỗ kín, không cần gần nguồn nước, gần rừng cây để được che chở.
Mình nghĩ mãi mà cũng chỉ dần dần hiểu phần nào.
Không nấp vào khe suối, bản người Mông không bị đe dọa bởi các cơn lũ quét bất ngờ, xảo trá; Người Mông ngồi trong nhà nhìn thấy các nương bậc thang của mình, trâu bò, ngựa của mình; Người Mông nhìn thấy từ xa những cái gì đe dọa ngôi nhà mình- dù thú hay người, nước hay lửa.
Giữa hai cái: Kín đáo, tiện lợi nhưng bất trắc khó lường – Trống trải, thiếu thốn nhưng phong quang chủ động, người Mông chọn cái thứ hai.
Không chỉ người Mông, mà người mọi dân tộc đã sống ở đây thì không có cái cảm giác sợ độ cao như người miền xuôi.
Ai lên Mã Pì Lèng, nhìn xuống cái vực mênh mông thăm thẳm như thuở hồng hoang, con sông Nho Quế dưới kia chỉ còn nhỏ tý teo, thì dẫu đứng trên đường đèo trải nhựa, có lan can chắn, vẫn thấy rờn rợn.
Vậy mà ngay dưới sườn vực người ta vẫn đi lại, làm lụng, trẻ con chơi đùa, chạy nhảy, mọi cái như diễn ra trên một cái mái nhà dốc khổng lồ.
Có lần, ở Lũng Cú, mình tò mò lần theo con đường nhỏ ra sát biên giới, thấy cụt đường tính quay lại, đứng mé vực chợt nhìn thấy tít dưới sâu có mấy cái đầu trẻ con lấp ló.
Chỉ nhìn thấy đỉnh đầu thôi, chứ không nhìn thấy người. Gọi thì ba bốn nhóc ngửa mặt lên cười.
Vẫy các em, đánh nhoáng một cái những cái đầu nhấp nhô rồi tất cả đã trèo lên mặt đường đứng trước mặt mình.
Giả sử mình có dám trèo xuống đó, muốn trèo lên chắc phải đi vòng mà leo dần đến cả tiếng đồng hồ chứ không ít. Vậy mà các bé leo lên cứ như đi trên đất bằng vậy.
Mình nhận thấy khác với trẻ vùng khác, các cô cậu Tiểu học Dìn Chin này có vẻ rất cá tính. Ở những chỗ khác bọn mình cứ ướm áo vừa, hợp theo mắt mình mà mặc cho các em. Chẳng đứa nào nói gì, có hỏi: "Màu này có đẹp không”, các em cũng chỉ gật đầu, ít khi đòi đổi.
Còn ở đây, việc lựa áo rất lâu vì các cô cậu rất kiên trì theo "gu” của mình.
Buồn cười nhất là có đứa tầm lớp 3, con gái nhưng đưa áo nữ loại nào cũng lắc. Cô giáo nói: "Em này chỉ thích mặc áo con trai thôi”. Và đúng là em bé kiên quyết đợi đến lúc trao cho nó cái áo xanh "rằn ri”, gần giống áo lính thì mới nhận.
Trong lúc Tiểu học nhận áo, nhiều đứa mẫu giáo chơi dưới đường đợi anh chị. Trò chơi của các bé là …leo lên cái taluy dựng đứng, từ dưới đường lên sân trường Tiểu học. Chú đặc công nào leo được như mấy bé này, mình nghĩ là trình độ siêu hạng rồi.
Mình khâm phục cậu chàng này quá, bồng xuống sân Mầm Non, các cô cứ xúm vào chụp ảnh (tệ quá!), vì nó có …cái quần không thể nào đặc sắc hơn. Cái ảnh dưới đây là kín đáo nhất rồi đấy. Những ảnh khác chỉ cung cấp nếu có đề nghị.
Khắp mọi nơi trên các dặm đường miền núi, ta gặp những đứa trẻ như trời đất sinh ra. Những mầm cây nhỏ mang gió, nắng, hương đất, hồn nhiên và khỏe khoắn. Những đứa trẻ là vốn quý nhất của miền cao .
T.Đ.T 15.02.2012
Ở sân trường Mầm Non, và nhất là sân trường Tiểu học Dìn Chin, thấy ngay nơi đây rét hơn mọi chỗ khác, vì gió Bắc lạnh cứ thổi tốc vào.
Cả hai ngôi trường dường như đều được dựng theo cách chọn đất làm nhà của người Mông: Chỗ nào cao nhất, nhìn ra trước mặt là vực sâu, chẳng gì vướng tầm mắt thì làm nhà.
Ngôi nhà ưỡn ngực ra đón gió, cho dù là làn gió rét thấu xương, đón nắng, đón mưa, đón mọi thứ tốt lành cũng như mọi thứ khắc nghiệt của đất trời.
Không náu mình vào chỗ kín, không cần gần nguồn nước, gần rừng cây để được che chở.
Mình nghĩ mãi mà cũng chỉ dần dần hiểu phần nào.
Không nấp vào khe suối, bản người Mông không bị đe dọa bởi các cơn lũ quét bất ngờ, xảo trá; Người Mông ngồi trong nhà nhìn thấy các nương bậc thang của mình, trâu bò, ngựa của mình; Người Mông nhìn thấy từ xa những cái gì đe dọa ngôi nhà mình- dù thú hay người, nước hay lửa.
Giữa hai cái: Kín đáo, tiện lợi nhưng bất trắc khó lường – Trống trải, thiếu thốn nhưng phong quang chủ động, người Mông chọn cái thứ hai.
Không chỉ người Mông, mà người mọi dân tộc đã sống ở đây thì không có cái cảm giác sợ độ cao như người miền xuôi.
Ai lên Mã Pì Lèng, nhìn xuống cái vực mênh mông thăm thẳm như thuở hồng hoang, con sông Nho Quế dưới kia chỉ còn nhỏ tý teo, thì dẫu đứng trên đường đèo trải nhựa, có lan can chắn, vẫn thấy rờn rợn.
Vậy mà ngay dưới sườn vực người ta vẫn đi lại, làm lụng, trẻ con chơi đùa, chạy nhảy, mọi cái như diễn ra trên một cái mái nhà dốc khổng lồ.
Có lần, ở Lũng Cú, mình tò mò lần theo con đường nhỏ ra sát biên giới, thấy cụt đường tính quay lại, đứng mé vực chợt nhìn thấy tít dưới sâu có mấy cái đầu trẻ con lấp ló.
Chỉ nhìn thấy đỉnh đầu thôi, chứ không nhìn thấy người. Gọi thì ba bốn nhóc ngửa mặt lên cười.
Vẫy các em, đánh nhoáng một cái những cái đầu nhấp nhô rồi tất cả đã trèo lên mặt đường đứng trước mặt mình.
Giả sử mình có dám trèo xuống đó, muốn trèo lên chắc phải đi vòng mà leo dần đến cả tiếng đồng hồ chứ không ít. Vậy mà các bé leo lên cứ như đi trên đất bằng vậy.
Mình nhận thấy khác với trẻ vùng khác, các cô cậu Tiểu học Dìn Chin này có vẻ rất cá tính. Ở những chỗ khác bọn mình cứ ướm áo vừa, hợp theo mắt mình mà mặc cho các em. Chẳng đứa nào nói gì, có hỏi: "Màu này có đẹp không”, các em cũng chỉ gật đầu, ít khi đòi đổi.
Còn ở đây, việc lựa áo rất lâu vì các cô cậu rất kiên trì theo "gu” của mình.
Buồn cười nhất là có đứa tầm lớp 3, con gái nhưng đưa áo nữ loại nào cũng lắc. Cô giáo nói: "Em này chỉ thích mặc áo con trai thôi”. Và đúng là em bé kiên quyết đợi đến lúc trao cho nó cái áo xanh "rằn ri”, gần giống áo lính thì mới nhận.
Trong lúc Tiểu học nhận áo, nhiều đứa mẫu giáo chơi dưới đường đợi anh chị. Trò chơi của các bé là …leo lên cái taluy dựng đứng, từ dưới đường lên sân trường Tiểu học. Chú đặc công nào leo được như mấy bé này, mình nghĩ là trình độ siêu hạng rồi.
Trong lúc đợi các anh chị, chúng trèo... |
Bắt đầu... |
Chưa hết 5 giây... |
Chỉ trên chục giây, không hơn |
Xong! Nghỉ tý, lại xuống trèo... |
Cả ngày để thoáng thế này, mà trộm vía, không... sun tý nào |
Chọn đồ để... tân trang |
Ổn rồi |
Mới và oách thế này, về nhà chẳng biết bố mẹ có nhận ra không? |
CHỊ – EM (Gặp ở thôn Pha Long, không xa cửa khẩu)
T.Đ.T 15.02.2012
Chính các con khi lớn lên sẽ là những cột mốc di động mà vững chắc bảo vệ phên dậu tổ quốc.
Trả lờiXóaNhìn nụ cười các con thật ấm lòng.
Cám ơn bác Tuấn.
bác Tuấn! Bác làm mọi người xúc động quá. Cháu sống ở vùng cao đã lâu vậy mà một việc làm nhỏ giúp đỡ đồng bào cũng chưa làm được
Trả lờiXóaNhìn chúng nó yêu qua.
Trả lờiXóaĐọc rồi, đọc lại: vẫn thấy yêu.
Cám ơn anh Tuấn, mình sống ở Tây nguyên, không biên cực như đất Bắc, nên thấy vui nhiều vì đã có người quan tâm đến các cháu đồng bào thiểu số. Có thể phải học cách làm này ở Tây nguyên.
Trả lờiXóacám ơn bác Hải vì bài viết hay và các bức ảnh rất xúc động . Riêng việc cậu bé trèo taluy tôi thấy nguy hiểm quá !
Trả lờiXóaCảm ơn Bác/Chú Hải. Mình đã nhiều lần vào blog này đọc và học cách làm. Hiện nay mình cũng đã và đang kêu gọi để hỗ trợ cho các cháu ở 2 huyện miền núi Quỳ Châu và Quế Phong ở Nghệ An. Nếu có dịp mời Bác/Chú Hải vào khảo sát hoặc tham gia?
Trả lờiXóaNhung đua tre noi phen dau To quoc..hihi..anh mat no moi trong sang lam sao.Cam on nha Bac nhieu
Trả lờiXóanhin cac chau ma doi nuoc mat .con ngheo kho va ban han qua .cac quan anh o trung uong co doc nhung bai nay khong ?co sot xa khong hay vo cam het roi .cam on anh tuan
Trả lờiXóasao bao nhiêu năm mà dân còn nghèo mãi thế, 1 phần tương lai của nước Việt đây sao. Cám ơn các anh. Hy vọng sẽ cùng các bác giúp thêm các cháu trong những ngày gần đây
Trả lờiXóa