Mai Thanh Hải - Lên biên giới Mường Khương, mình cứ quanh quẩn trong Nghĩa trang Liệt sĩ buồn lặng, ù ù gió hú ở gần Cửa khẩu phụ, thuộc xã Pha Long (huyện Mường Khương, tỉnh Lao Cai).
Chính ở nơi đặt Nghĩa trang này, 33 năm trước là điểm đóng quân của Đồn 133, Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn (nay là Bộ đội Biên phòng Lào Cai) và trong buổi sáng ngày 17/2/1979, cả Sư đoàn bộ binh Trung Quốc có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã bất ngờ tấn công vào Mường Khương, bao vây tiêu diệt Đồn 133. Tuy nhiên, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của những chiến sĩ Biên phòng Pha Long.
Những Cựu chiến binh tham gia trận 17/2/1979 tại Mường Khương kể: Đồn 133 bị san phẳng bởi hỏa lực địch và hầu hết những chiến sĩ của Đồn đã ngã xuống, khi bắn đến viên đạn cuối cùng, gãy chiếc lê cuối cùng.
Ngày mai lên biên cương, đến với điểm chốt Biên phòng Hà Giang (đọc ở đây), ngày đêm thức canh cột mốc, đối mặt với phía bên kia vẫn đang lăm le lấn đất, cứ ngẩn ngơ khi nghĩ đến cảnh hương khói đượm buồn trong khu mộ những Liệt sĩ Biên phòng Đồn 133, ngã xuống trong ngày 17/2/1979.
Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả ở thời bình, những người lính Biên phòng vẫn phải đổ máu để giữ từng tấc đất nơi phên dậu Tổ quốc. Vậy thì sao mình lại không làm được việc nho nhỏ nào đấy, với chính bản thân họ, để được sẻ chia, để cùng cảm nhận và biết giá trị của cuộc sống yên bình, no ấm tuyến sau.
Lên Hà Giang với Biên phòng, cứ ngẩn ngơ nhớ đến những người lính Biên phòng đã ngã xuống 33 năm trước, trên địa đầu Pha Long, qua bài thơ của Nhà thơ Vương Trọng.
20h30: Chân thành cảm ơn một số anh em, bạn bè đã giúp đỡ Chương trình giúp đỡ vật chất cho Trạm chốt Mã Lủng Kha thuộc Đồn Biên phòng Lũng Cú, (BĐBP Hà Giang):
- TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên: 3.000.000 VND
- anh Dũng (Giám đốc Doanh nghiệp kinh doanh ván sàn): 3.000.000 VND
- Nhà văn/ Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến: 1.000.000 VND
- Em Thắng (Cty Pentax, LD Nhật Bản tại Việt Nam): 1.000.000 VND
- Em Phú (DN sản xuất đầu KARAOKE tại HN): 01 đầu máy KARAOKE
- Em Phú - Nga (Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, HN): 02 micro điều khiển từ xa
- TS Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu (TP. Hồ Chí Minh):
- Vợ chồng em Hùng (DN Xây dựng tại Hà Nội): Giúp đỡ 1 chuyến xe 7 chỗ để chở đồ (màn hình tivi 29inch, ampli, đầu DVD-karaoke, loa...) và trực tiếp lái xe đi cùng luôn.
------------------------------------------------------------------
GHI Ở PHA LONG
Nền cũ đồn Biên phòng
Um tùm cây vô danh
Hoang phế đè lên miền ký ức.
Sân Đồn từng mọc cờ Tổ quốc
Bia Tưởng niệm dựng lên
Tên các anh lặn vào trong đá.
Đâu rồi những chàng trai trẻ
Ùa xuống cổng Đồn đón khách lên thăm
Chỉ còn bia mộ nghĩa trang?.
Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng
Gặp điệp khúc Tháng Hai năm Bảy chín
Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long.
Đất dưới chân nóng ran
Tôi đứng lặng, mặc gió mùa tím tái
Như cây móc cổng Đồn còn sót lại.
Đến lúc này tôi mới hiểu ra
Vì sao đường Biên giới bản đồ
Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..
Pha Long, 27/1/1997
Chính ở nơi đặt Nghĩa trang này, 33 năm trước là điểm đóng quân của Đồn 133, Công an vũ trang Hoàng Liên Sơn (nay là Bộ đội Biên phòng Lào Cai) và trong buổi sáng ngày 17/2/1979, cả Sư đoàn bộ binh Trung Quốc có xe tăng và pháo binh yểm trợ đã bất ngờ tấn công vào Mường Khương, bao vây tiêu diệt Đồn 133. Tuy nhiên, chúng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của những chiến sĩ Biên phòng Pha Long.
Những Cựu chiến binh tham gia trận 17/2/1979 tại Mường Khương kể: Đồn 133 bị san phẳng bởi hỏa lực địch và hầu hết những chiến sĩ của Đồn đã ngã xuống, khi bắn đến viên đạn cuối cùng, gãy chiếc lê cuối cùng.
Ngày mai lên biên cương, đến với điểm chốt Biên phòng Hà Giang (đọc ở đây), ngày đêm thức canh cột mốc, đối mặt với phía bên kia vẫn đang lăm le lấn đất, cứ ngẩn ngơ khi nghĩ đến cảnh hương khói đượm buồn trong khu mộ những Liệt sĩ Biên phòng Đồn 133, ngã xuống trong ngày 17/2/1979.
Không chỉ trong thời chiến mà ngay cả ở thời bình, những người lính Biên phòng vẫn phải đổ máu để giữ từng tấc đất nơi phên dậu Tổ quốc. Vậy thì sao mình lại không làm được việc nho nhỏ nào đấy, với chính bản thân họ, để được sẻ chia, để cùng cảm nhận và biết giá trị của cuộc sống yên bình, no ấm tuyến sau.
Lên Hà Giang với Biên phòng, cứ ngẩn ngơ nhớ đến những người lính Biên phòng đã ngã xuống 33 năm trước, trên địa đầu Pha Long, qua bài thơ của Nhà thơ Vương Trọng.
20h30: Chân thành cảm ơn một số anh em, bạn bè đã giúp đỡ Chương trình giúp đỡ vật chất cho Trạm chốt Mã Lủng Kha thuộc Đồn Biên phòng Lũng Cú, (BĐBP Hà Giang):
- TS Sử học Nguyễn Hồng Kiên: 3.000.000 VND
- anh Dũng (Giám đốc Doanh nghiệp kinh doanh ván sàn): 3.000.000 VND
- Nhà văn/ Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến: 1.000.000 VND
- Em Thắng (Cty Pentax, LD Nhật Bản tại Việt Nam): 1.000.000 VND
- Em Phú (DN sản xuất đầu KARAOKE tại HN): 01 đầu máy KARAOKE
- Em Phú - Nga (Giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du, HN): 02 micro điều khiển từ xa
- TS Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu (TP. Hồ Chí Minh):
- Vợ chồng em Hùng (DN Xây dựng tại Hà Nội): Giúp đỡ 1 chuyến xe 7 chỗ để chở đồ (màn hình tivi 29inch, ampli, đầu DVD-karaoke, loa...) và trực tiếp lái xe đi cùng luôn.
------------------------------------------------------------------
GHI Ở PHA LONG
Nền cũ đồn Biên phòng
Um tùm cây vô danh
Hoang phế đè lên miền ký ức.
Sân Đồn từng mọc cờ Tổ quốc
Bia Tưởng niệm dựng lên
Tên các anh lặn vào trong đá.
Đâu rồi những chàng trai trẻ
Ùa xuống cổng Đồn đón khách lên thăm
Chỉ còn bia mộ nghĩa trang?.
Mắt rưng rưng, dò đọc từng dòng
Gặp điệp khúc Tháng Hai năm Bảy chín
Lời vĩnh biệt nhói trời Pha Long.
Đất dưới chân nóng ran
Tôi đứng lặng, mặc gió mùa tím tái
Như cây móc cổng Đồn còn sót lại.
Đến lúc này tôi mới hiểu ra
Vì sao đường Biên giới bản đồ
Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..
Pha Long, 27/1/1997
Nghĩa trang Liệt sĩ Pha Long, nhìn từ ngoài vào |
Nơi yên nghỉ, của cả Đồn Biên phòng 133 |
LS Hoàng Ngọc Quế (quê Minh Tiến, Lục Yên, Yên Bái), hy sinh tại Đồn ngày 17/2/1979, khi chưa đầy 20 tuổi |
LS Vũ Thị Thuận (Tự vệ Lâm trường, quê Hà Nam) hy sinh khi tròn 20 tuổi, sáng ngày 17/2/1979 |
Xin tri ân các anh hùng liệt sĩ
Trả lờiXóaXin gửi các chiến sỹ biên phòng bài hát : http://baicadicungnamthang.net/bai-hat/bai-ca-bien-gioi
Xóa"Đến lúc này tôi mới hiểu ra
Trả lờiXóaVì sao đường Biên giới bản đồ
Của Tổ quốc được tô màu đỏ!..."
Nghẹn ngào!
Đồn biên phòng thành nghĩa trang. Tội ác của giặc còn chất chồng đó mà con cháu không được biết, lại cam tâm đi bịt miệng nhân dân bằng 16 chữ vàng và 4 tốt dởm. Đau! Nhục!
Trả lờiXóacháu đã đi đến những nơi này rồi lần nào có dịp lên là vào nghĩa trang thắp nén nhang cho các chú các bác , thật oai hùng khi các chú ấy lực lượng mỏng hỏa lực yếu nhưng vẫn đánh bọn chó dại trung quốc ăn cướp đất đến viên đạn cuối cùng.
Trả lờiXóaAnh ơi, sao NTLS chống Khựa lại vắng lặng, lạnh lẽo, hoang vu như vậy. Nhìn cảnh bất công đó mà đau lòng quá anh Hải ui!
Trả lờiXóamột nén nhang tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ Quốc.
Trả lờiXóaCúi đầu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.
Trả lờiXóaKhắp quê hương Việt Nam thân yêu, mỗi tấc đất là một tấc máu xương
Linh hồn các liệt sĩ sẽ không siêu thoát được khi biết sự hy sinh của mình là uổng phí, xương máu mình đã bị lãng quên
Ai để mất, dù chỉ là một rẻo đất thôi, cũng là có tội với ông bà tổ tiên, với các anh hùng liệt sĩ.
Tội ấy, "lẽ nào trời đất dung tha, ai bảo thần dân chịu được"(Nguyễn Trãi)
Xin thắp một nén nhang tri ân những anh hùng, không tiếc sinh mạng để bảo vệ quê hương!
Trả lờiXóaThế hệ trẻ hôm nay xin tri ân các anh hùng liệt sĩ!
Trả lờiXóaThắp một nén nhang, gửi tấm lòng thành tới các anh giúp em bác nhé.
Trả lờiXóaChúc bác thượng lộ bình an.
Nhìn các nấm mộ các đồng đội trên mọi miền đất nước lòng tôi lại dưng dưng,mắt cay sè muốn khóc...tuổi trẻ hào hùng của những năm tháng chiến trận của các bạn,của tôi lại ùa về...hãy yên nghỉ nhé mãi mãi trong lòng đất mẹ thân yêu.
Trả lờiXóaTôi, 1 cựu Sĩ quan QĐVNCH, xin kính cẩn cúi đầu tri ân những chiến sĩ biên phòng 133 đã hy sinh vì tổ quốc. Đất mẹ mãi mãi vẫn anh hùng. Một ngày nào chiến công của các anh chị sẽ được phổ biến rộng rãi để cho con cháu không quên những anh hùng đã nằm xuống để bảo vệ cho từng mãnh đất mà tổ tiên đã để lại.
Trả lờiXóaNhững nấm mộ đỏ thẫm mầu MÁU khiến chúng tôi đau đớn đến tận tâm can, chúng tôi nhớ các Anh , gia đinh và những người thân yêu nhớ các Anh ....Còn các nhà lãnh đạo ? Họ chọn đúng ngày các Anh ngã xuống để đi TRI ÂN kẻ đã từng ra lệnh bắn vào các Anh ! Chao ôi ! Uất nghẹn đau thương
Trả lờiXóaTuy không phải bộ đội nhưng Dì ruột em gái của mẹ tôi vừa đến nhận công tác tại lâm trường Pha long vào ngày 17/2/1979 định mệnh đó cũng ngã xuống khi vừa tròn 22 tuổi và yên nghỉ Tại nghĩa Trang liệt sĩ Mường Khương !
Tất cả các liệt sĩ của chúng ta đều chết hai lần khi bị lãng quên !
Nơi biên cương các anh nằm đó,
Trả lờiXóaMáu đỏ trào thấm đất tổ tiên,
Ngày hi sinh lạnh lẽo vô tình,
Hay ai đã cố tình lãng quên?
"Rải rác biên cương mồ viễn xứ".Xin được thắp một nến nhang dành cho các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì nền độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc.
Trả lờiXóaLiệt sĩ Vũ Thị Nhuận, quê em không có Thuận bác Hải à?
Trả lờiXóaTôi là một Cựu chiến binh thời chống Mỹ, nay sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Chưa đến được Pha Long nhưng nhìn tấm hình Nghĩa trang Liệt sĩ nơi đây, xúc động quá. Thay nén hương, viết vội mấy vần thơ gửi tới viếng các anh:
Trả lờiXóaCHIỀU PHA LONG
Những nấm mồ màu đỏ
Như là máu các anh
Ngày chiếc lá xa cành
Rơi vào lòng đất mẹ.
Pha Long chiều lặng lẽ
Dưới bầu trời mây bay
Đồn biên phòng nơi này
Thành Nghĩa trang Liệt sĩ.
Nơi các anh yên nghỉ
Sao lại thiếu khói hương
Ngay cả khách qua đường
Ngày này sao vắng bóng?
Năm xưa còn lửa bỏng
Giặc tràn đến nơi đây
Súng nắm chắc trong tay
Rồi máu đào đã đổ.
Thôi đừng nói đến nữa
Rằng "liền núi, liền sông"
Kèm "Mười sáu chữ vàng"
Lại còn thêm "Bốn tốt"
Tôi thấy lòng đau xót
Khi nghĩ về các anh
Ngã xuống trong chiến tranh
Chống quân thù bành trướng.
TRỌNG NGHĨA
Buồn và uất hận ...
Trả lờiXóaXin cảm ơn các chiến sĩ đã ngã xuống vì biên cương Tổ quốc
Trả lờiXóaXin được thắp nén nhang từ xa kính viếng linh hồn các anh!
Trả lờiXóacám ơn blog Mai Thanh Hải
gia dinh em co nguoi mat o tran chien khi bao ve don nhung tim kiem nhieu nam jui van khong thay anh chi nao co the giup em dk khong (sdt 01676754149) em xin tran thanh cam on .
Trả lờiXóa