20 tháng 2, 2012

BỐ PGĐ SỞ MẤT, GỬI CÔNG VĂN THÔNG BÁO CẢ THÀNH PHỐ


(VTC News) - Bố một Phó Giám đốc mất, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã ban hành thông báo gửi các cơ quan, ban ngành TP. Hà Nội để thông báo.

Chiều 20/2, trả lời chúng tôi, bà Phạm Thị Mai Hồng, Chánh Văn phòng Sở GTVT Hà Nội cho biết : “Chúng tôi ra thông báo đó căn cứ theo văn bản của Ủy ban, cái đấy các anh lên Ủy ban mà hỏi”.

“Tức là, Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch các quận, huyện, do phân cấp nên Thành phố quản lý. Nên khi các cụ thân sinh phụ mẫu có chuyện xảy ra thì mình báo cho các Sở, ban ngành và quận, huyện. Chứ có báo cho ai đâu”, bà Hồng khẳng định.

Theo bà Hồng, lâu nay, các Chủ tịch, Phó Chủ tịch quận, huyện khi có việc gia đình như thế cũng gửi đến, chúng tôi cũng đi. Các Sở khác gửi đến chúng tôi cũng đi, và Thành phố cũng thế.

“Đây chỉ là một thông báo tin buồn, chứ không phải công văn, tất cả đều như thế. Chẳng qua có chuyện thế này, trước đây thông báo đi theo đường văn thư tay, nhưng từ năm 2011 Thành phố dùng hệ thống văn bản bằng phần mềm, thư tín điện tử. Chứ cái này cũng không có gì là mới”, bà Hồng nói thêm.

Thêm nữa, bà Hồng cho hay, Sở GTVT chỉ có 5 người thuộc diện gửi văn bản như thế này, đó là Giám đốc và 4 Phó Giám đốc. Còn tất cả các cán bộ thuộc Sở thì chỉ thông báo nội bộ trong Sở.

Về nơi đến của thông báo này, bà Hồng cho biết, thông báo này chỉ gửi tới 29 quận, huyện và các sở, ban ngành có liên quan đến công việc chung chuyên môn.

Cùng ngày, chúng tôi có liên hệ điện thoại tới ông Trần Huy Sáng, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội, nhưng ông Sáng từ chối trả lời, và lấy lý do đang bận họp cả ngày rồi tắt máy.

Phạm Thanh

12 nhận xét:

  1. Chỉ là "lời mời" thời điện tử thôi mà, khắt khe quá làm chi

    Trả lờiXóa
  2. Có cả lộ trình đường đi! một thông báo quá đầy đủ
    Buồn!

    Trả lờiXóa
  3. Cái này gọi là văn hòa ứng xử thời "hậu hiện đại"(!!?). Thông báo tin buồn lại dùng con dấu nhà nước để đóng, thì nó đã trở thành công văn, “Đây chỉ là một thông báo tin buồn, chứ không phải công văn - Phạm Thị Kim Hồng" (!??)

    Trả lờiXóa
  4. Vụ này khẳm tiền đây

    Trả lờiXóa
  5. Cán bộ như bà Phạm Thị Mai Hồng thì còn lâu mới đến ngày Việt Nam "sánh vai cùng các cường quốc năm châu..."

    Trả lờiXóa
  6. Cái này cũng bình thường mà.

    Trả lờiXóa
  7. Tiệc mừng hay đám tang đều có phần to của các quan nhà ta đấy nhé ! Phục các vị thật : cỡ nào cũng quằm !!!

    Trả lờiXóa
  8. Ngay ở cơ quan tôi cũng có việc lạ đời.
    Như chúng ta chắc ai cũng hiểu câu"nghĩa tử là nghĩa tận",nhưng ở đây lại phân cấp rõ ràng cho vai vế của người qua đời.
    Thật nực cười và đau sót khi đọc quy định của cơ quan, ghi đại ý như:Khi bố mẹ của bí thư,phó bí thư,chủ tịch,phó chủ tịch qua đời thì thành phần đi viếng là trưởng phó các phòng,ban trở lên.Khi bố mẹ của trưởng hoặc phó phòng,ban qua đời thì thành phần đi viếng là phó bí thư,phó chủ tịch và các phó trưởng các phòng,ban.Bí thư và chủ tịch không trong thành phần đi viếng.Còn khi cha mẹ của cán bộ,nhân viên thường qua đời thì...không thấy trong quy định ghi gì,không có thành phần đi viếng.Ông to thì trích tiền cơ quan đi viếng nhiều,ông bé thì ít hơn,cán bộ nhân viên thường thì không thấy có khoản chi này.
    Như vậy, có nghĩa là đám ma cũng có sự phân cấp lớn, bé.Đám của ông to, thì ông to cùng nhau đi viếng.Đám của nhân viên thường thì không ai đi viếng.Thành phần đi viếng gia đình các ông to,nhân viên cũng không được đi cùng.Đây mới chỉ là cấp tỉnh,thành phố mà cũng có sự phân biệt như vậy.Việc này có thật 100%,có qui định đóng dấu đỏ đàng hoàng.
    Thật nực cười cho những bộ não trí tuệ của thời hiện đại.

    Trả lờiXóa
  9. Đây là một dạng văn hóa trục lợi rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Đáng buồn là người ta lợi dụng cả người chết để trục lợi.

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện như thế này thì phổ biến trên cả nước, chỉ khác là dùng điện thoại, không dùng văn bản nên các bác nhà báo không có chứng cớ để viết bài thôi. Theo mình tục lệ này cần bỏ, thông qua các đợt chỉnh và đốn.
    Xin kể một chuyện có thật như thế này:
    có một quan rất to, bố chết ở quê, ông về làm ma, đi viếng phải là hàng quan từ tỉnh. Chỉ riêng xếp hàng chờ được vào viếng cũng cả chục km. Trong khi đứng chờ, khách viếng ai đói được tiếp ăn, ai khát được tiếp uống. Có một vài vị đứng chờ đầu hàng đọc được dòng chữ là tiền phúng viếng sẽ được làm từ thiện. Thế là trên truyền xuống dưới, các vị lẳng lặng mở phong bì rút gần hết tiền ra, chỉ để lại dăm ba triệu tượng trưng thôi!
    Khiếp!

    Trả lờiXóa
  11. be Minh Tam Cong Hoa Sec21:36:00 20 thg 2, 2012

    là hình thức nhắc nhở để ý đến phong bì đó mà.Hải ơi rút tiền cho anh Vươn cho mình chưa ?

    Trả lờiXóa
  12. "Công văn" - thơm ngon tới giọt cuối cùng.

    Trả lờiXóa