Mai Thanh Hải Blog - Ngoài Trường Sa, bao năm nay chỉ toàn đàn ông. Ban ngày, túi bụi huấn luyện - sẵn sàng chiến đấu còn đỡ. Thế nhưng ban đêm, trong những phòng ngủ bé tý, hực lên toàn mùi đàn ông, cứ lăn đi lăn lại. Toàn trẻ trung, dẻo dai, khỏe mạnh, săn chắc. Mới thấy thương lính - những thằng đàn ông phải nín nhịn, chịu đựng khổ cực chừng nào.
------------------------------
Hồi xưa, có lần cựu Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương bất ngờ theo tàu vận tải ra đảo chìm.
Thấy lính tráng khổ quá, Tư lệnh dễ dãi: "Chúng mày thích gì, tao chiều". Lính ngoài đảo ăn sóng nói gió, chẳng có gì phải xấu hổ, giấu giếm, cũng nói thật: "Bố điều cho chúng con 1 cô văn công. Ra đây chẳng cần hát hò gì cả, chỉ mỗi chiều đi lòng vòng quanh đảo cho chúng con nhìn thôi".
Tư lệnh quay mặt, chảy nước mắt với cái "ước thật" của lính.
Bây giờ. Trường Sa không còn xa bởi được chăm lo, đầu tư rất nhiều.
Thế nhưng, nỗi vất vả - gian lao, sự hy sinh thầm lặng thì vẫn thế. Thiếu cơm, thiếu nước còn chịu được. Chứ thiếu thốn tình cảm thì khó tả vô cùng.
Cứ nghĩ đến cảnh mỗi buổi chiều, lính đảo nổi - đảo chìm lại kéo nhau ra mép đảo, ngồi lu khu như những con bồ nông khổng lồ, chong mắt nhìn về phía đất liền đang dần tím sẫm, mới thấm thía.
Mỗi khi có đoàn từ đất liền ra công tác, hết thảy lính tráng líu ríu... mặc quần áo (bình thường chỉ áo lót, quần cụt), ngượng nghịu đón khách và thì thầm hỏi "Có nữ hay không?", rồi hớn hở dán mắt vào cái bờ eo mềm mại từ từ rõ dần từ xuồng chuyển tải, mới biết là cái phần "con" vẫn còn tràn đầy trong máu lính...
Những ngày có văn công theo đoàn công tác ra thăm - công tác tại đảo. Ngày đó, đến đá san hô cũng mềm đi. Gió cũng mát hơn. Nước biển cũng ngọt hơn. Lính cũng... người hơn.
Xin dành 1 Entry để cảm ơn những nữ văn công đã vượt qua sóng gió hàng vạn hải lý, mật xanh mật vàng để ra với đảo, để đảo xa thêm mềm, gẫn gũi với đất liền hơn...
--------------------------------------------
Biểu diễn văn nghệ trên đảo Phan Vinh, 1988
Văn công Đoàn Nghệ thuật Quân khu 4 lên tàu ra phục vụ bộ đội Trường Sa
Không giấu nổi nỗi lo âu, ngập ngừng trước biển động
Xuống xuồng chuyển tải, khoác áo phao vào đảo
Những "bóng hồng" chào đảo. Trên bờ cát, hầu như tất cả lính đảo ra... chờ
Văn công được ưu tiên đặc biệt: Lính đảo dìu xuồng vào tận nơi. Dĩ nhiên, các đối tượng khác, kể cả cấp hàm cao nhất cũng xin mời... lội bộ.
Đứng thành dây chuyền để... bế văn công
Dù đoạn này nước rất nông
Hớn hở như... trúng quả
Tranh nhau cầm tay kéo lên bờ
May mắn lắm mới được bế văn công
Sóng to gió lớn, văn công không vào được đảo, phải hát qua bộ đàm cho bộ đội trên đảo nghe
Lời hát từ trái tim qua máy bộ đàm
Vừa hát qua bộ đàm, vừa khóc thực sự...
Cả đảo nuốt từng lời em hát
Tốp múa Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội biểu diễn trên đảo chìm
Diễn viên nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn "mộc" cho bộ đội nghe
Đảo chìm chật hẹp, phòng ở cũng biến thành... sân khấu
Một cái nắm tay cho vơi nỗi nhớ nhà
Biểu diễn trên nhà giàn: Ca sĩ và khán giả chen sát vai nhau trên sàn thép chật hẹp
Đảo tưng bừng cho những thành... ngày 8-3
------------------------------
Hồi xưa, có lần cựu Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương bất ngờ theo tàu vận tải ra đảo chìm.
Thấy lính tráng khổ quá, Tư lệnh dễ dãi: "Chúng mày thích gì, tao chiều". Lính ngoài đảo ăn sóng nói gió, chẳng có gì phải xấu hổ, giấu giếm, cũng nói thật: "Bố điều cho chúng con 1 cô văn công. Ra đây chẳng cần hát hò gì cả, chỉ mỗi chiều đi lòng vòng quanh đảo cho chúng con nhìn thôi".
Tư lệnh quay mặt, chảy nước mắt với cái "ước thật" của lính.
Bây giờ. Trường Sa không còn xa bởi được chăm lo, đầu tư rất nhiều.
Thế nhưng, nỗi vất vả - gian lao, sự hy sinh thầm lặng thì vẫn thế. Thiếu cơm, thiếu nước còn chịu được. Chứ thiếu thốn tình cảm thì khó tả vô cùng.
Cứ nghĩ đến cảnh mỗi buổi chiều, lính đảo nổi - đảo chìm lại kéo nhau ra mép đảo, ngồi lu khu như những con bồ nông khổng lồ, chong mắt nhìn về phía đất liền đang dần tím sẫm, mới thấm thía.
Mỗi khi có đoàn từ đất liền ra công tác, hết thảy lính tráng líu ríu... mặc quần áo (bình thường chỉ áo lót, quần cụt), ngượng nghịu đón khách và thì thầm hỏi "Có nữ hay không?", rồi hớn hở dán mắt vào cái bờ eo mềm mại từ từ rõ dần từ xuồng chuyển tải, mới biết là cái phần "con" vẫn còn tràn đầy trong máu lính...
Những ngày có văn công theo đoàn công tác ra thăm - công tác tại đảo. Ngày đó, đến đá san hô cũng mềm đi. Gió cũng mát hơn. Nước biển cũng ngọt hơn. Lính cũng... người hơn.
Xin dành 1 Entry để cảm ơn những nữ văn công đã vượt qua sóng gió hàng vạn hải lý, mật xanh mật vàng để ra với đảo, để đảo xa thêm mềm, gẫn gũi với đất liền hơn...
--------------------------------------------
Biểu diễn văn nghệ trên đảo Phan Vinh, 1988
Văn công Đoàn Nghệ thuật Quân khu 4 lên tàu ra phục vụ bộ đội Trường Sa
Không giấu nổi nỗi lo âu, ngập ngừng trước biển động
Xuống xuồng chuyển tải, khoác áo phao vào đảo
Những "bóng hồng" chào đảo. Trên bờ cát, hầu như tất cả lính đảo ra... chờ
Văn công được ưu tiên đặc biệt: Lính đảo dìu xuồng vào tận nơi. Dĩ nhiên, các đối tượng khác, kể cả cấp hàm cao nhất cũng xin mời... lội bộ.
Đứng thành dây chuyền để... bế văn công
Dù đoạn này nước rất nông
Hớn hở như... trúng quả
Tranh nhau cầm tay kéo lên bờ
May mắn lắm mới được bế văn công
Sóng to gió lớn, văn công không vào được đảo, phải hát qua bộ đàm cho bộ đội trên đảo nghe
Lời hát từ trái tim qua máy bộ đàm
Vừa hát qua bộ đàm, vừa khóc thực sự...
Cả đảo nuốt từng lời em hát
Tốp múa Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội biểu diễn trên đảo chìm
Diễn viên nhà hát chèo Hà Nội biểu diễn "mộc" cho bộ đội nghe
Đảo chìm chật hẹp, phòng ở cũng biến thành... sân khấu
Một cái nắm tay cho vơi nỗi nhớ nhà
Biểu diễn trên nhà giàn: Ca sĩ và khán giả chen sát vai nhau trên sàn thép chật hẹp
Đảo tưng bừng cho những thành... ngày 8-3
Ngày nào cũng có các em ra để được bế vào bờ thì thích chi cho bằng, he he!
Trả lờiXóaMong cho các cấp các ngành ngày càng quan tâm hơn cho lính đảo đỡ khổ!
Trả lờiXóaTôi cũng có 16 năm lính (nhưng chưa ở đảo ngày nào), đọc bài của bác thấy xúc động quá
Trả lờiXóaXúc động nhất là phải hát trên tàu. Mình đọc đang ứa nước mắt huống chi.
Trả lờiXóaNhưng mà nói thật: Lính mình hom hem quá.
Mình tham gia chiến trường K, ở giáp Thái-K (trong rừng ), 3 năm ko nhìn thấy 1 ng/ dân,chứ đừng nói đến PN,( Nói thật , đến năm 24 tuổi chưa một lần cầm tay... con gái ) đêm nghe tiếng nhạc từ Thái vọng về rất rõ, nhất là các bản nhạc Q/tế mà mình biết như : "tình cho không biếu không, đồng xanh, lacumpasita"...vv .Có lần có 1 đoàn ( 7 người)nhưng chỉ có 1 cô VC mà xôn xao cả 1 cánh rừng !Người lính nói chung, lính tiền tiêu, lính đảo nói riêng cơ bản họ chịu nhiều thiệt thòi...Mong nhân dân yêu thương thật nhiều những người lính, nhất là các chiến sỹ đang canh giữ vùng Hải đảo xa xôi của TQ. Xin nói lời biết ơn đến các chiến hữu.
Trả lờiXóaTôi tin chắc, những lời hát qua bộ đàm là những lời hát thực sự từ trái tim.
Trả lờiXóaNgày mai, 5/6 tôi ra chỗ ĐSQ Trung Quốc cùng đồng bào mình, rất mong gặp được các anh, các chị.
đọc en try bác em ứa nước mắt
Trả lờiXóaBác Hải viết giản dị và thật như lính.
Trả lờiXóaRất cảm động.