TNO - Năm 1972, vừa bước vào 18 tuổi tây, mình đã đi bộ đội. Khí thế hừng hực “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” thôi thúc. Nhưng mình vào bộ đội, còn một lý do nữa: Để được ăn no.
Ở nhà bữa ăn bữa nhịn, đói vàng mắt. Đi học Sư phạm ngày được 5 lạng gạo, vẫn đói. Vào bộ đội chắc là được ăn no, vì tiêu chuẩn 7 lạng gạo một ngày. Vậy là mình đi.
Đợt ấy nhà trường tổ chức tiễn “8 sinh viên ưu tú lên đường đánh Mỹ” hoành tráng lắm.
Nhưng đến chỗ giao quân thì có 6 “sinh viên ưu tú” với lý do hắc lào, mắt kém, tổ đỉa, ếc- si- ma… (bởi nhựa xương rồng), nên lại được quay về trường tiếp tục học tập.
Còn lại hai thằng là Biểu (quê Ý Yên) và mình, “ra đi đầu không ngoảnh lại”.
Thằng Biểu này nghịch lắm, hắn chả ngồi yên lúc nào.
Hắn có cái đồng hồ Ni- cờ- le (vừa nghe vừa lắc) từ thời Pháp chạy tậm tà tậm tịt. Thỉnh thoảng thấy hắn ta lại mở nắp gạt gạt xoáy xoáy, vẫn tậm tịt. Một lần hắn điên tiết tháo tung ra. Khi lắp lại thấy thừa ra một cái bánh xe, đồng hồ vẫn chạy… được gần một ngày rồi chết ngóm!
Lúc ấy cân cả quần áo mới được 41 ki lô, nên mình và Biểu được biên chế về Tiểu đoàn 663 - Tiểu đoàn lính “thấp bé nhẹ cân” của Trung đoàn 19, tập trung vỗ cho lớn để ra chiến trường: Ngày 3 bữa cơm độn bột mì Liên Xô, sáng ra ngoài một cái bánh mì luộc to bằng cái chén uống nước còn được thêm một cốc sữa nhạt như nước gạo và 2 viên pô-li vi-ta-min.
Nhưng vẫn đói.
Những thằng lính choai đang tuổi ăn tuổi lớn nên lúc nào cũng thèm ăn.
Biểu ở Trung đội 2, mình ở Trung đội 3 nhưng hai thằng thường trùng phiên gác. Hắn gác đầu xóm, mình cuối xóm…
Một lần vào đêm khuya, vừa buồn ngủ vừa đói thì Biểu ta đến chỗ mình gác, chìa cho hai cái mì luộc. Chao ơi, ngon ơi là ngon. Và sau đó thì bận gác nào cũng vậy.
Mình hỏi mì ở đâu hắn lắc đầu bí mật: “Thực hiện Ba không: Không biết, không nghe, không nói!”.
Một đêm đứng gác ở cuối xóm, đang băn khoăn: “Không biết hôm nay thằng Biểu có gác không mà bây giờ không thấy có mì luộc?”. Chợt nghe báo động toàn đơn vị: "Đồng chí Hạ quản lý bị… ám sát, may mà chưa việc gì vì có tinh thần đề cao cảnh giác".
Ban Chỉ huy gọi 3 thằng gác là mình, Biểu và một thằng nữa lên làm kiểm điểm. Cả 3 thằng đều ba không: “Không nghe, không thấy, không biết”. Ban Chỉ huy tra hỏi một hồi, áng chừng các thủ trưởng cũng buồn ngủ nên đành thả cho về.
Sáng hôm sau nghe Biểu kể, mình mới biết được sự việc: Thì ra mấy lần có mì ăn đêm, là do thằng này lấy trộm mì luộc ở nhà bếp Đại đội. Hắn lấy bằng cách giương lê 4 cạnh của khẩu AK xỉa vào cái rổ mì luộc dành cho lính ăn sáng. Cái rổ ấy để gần cửa sổ. Thằng cha Hạ quản lý nằm tít ở góc trong nhà kho, ngủ ngáy khò khò, hớ hênh thế. Biểu ta chỉ lấy có 4 cái đủ cho 2 thằng, vì số bánh nặn ra bao giờ cũng dôi hơn số quân, mà 3 ngày mới có một phiên gác, nên tay Hạ không biết là mất.
Đêm hôm ấy giời nóng quá, Hạ đưa rổ mì luộc vào góc trong, bê chõng ra gần cửa sổ rồi vạch bụng nằm cho mát. Biểu dòm vào: Nhà kho tối mò, ngay chỗ cửa sổ lại thấy trắng nhờ nhờ. Rổ mì luộc đây rồi. Vậy là hắn nín thở giương lê và… xiên.
Lạy giời! Hạ đang mơ màng thì thấy lê nhọn kề bụng, vội nắm lấy rồi gào toáng lên. Nhầm rồi! Là cái bụng thằng Hạ, đếch phải bánh mì luộc. Biểu hoảng quá, giật súng chạy biến về vị trí đứng gác.
Rồi không thấy các thủ trưởng Đại đội nói gì nữa.
Nhưng tay Hạ từ đấy trở đi, cạch không dám nằm cạnh cửa sổ.
Tưởng rằng Biểu chờn, nhưng chỉ tuần sau hắn ta lại có mì luộc đưa cho mình…
Hôm bọn mình chia tay các thủ trưởng để đi B, Đại đội trưởng bảo: “Tao lạ đếch gì! Mấy thằng đói quá rồi ăn trộm mì! May mà lê AK là lê 4 cạnh, đầu không nhọn lắm nên thằng Hạ không việc gì. Nó mà thủng bụng thì chúng mày đi tù!”.
Thì ra các thủ trưởng biết hết, nhưng thương lính đói nên không nỡ kỷ luật, thậm chí còn lờ chuyện cho bọn mình.
Vào chiến trường thì mỗi thằng một nơi. Biểu về Tiểu đoàn bộ binh, còn mình vào Đại đội cối 82.
Cuối năm 1973, có lần Đại đội mình phối thuộc với Tiểu đoàn của Biểu đánh Gò Rùa thì gặp hắn. Hắn mừng húm vồ lấy mình: “Tao để dành cho mày, mấy bận định đưa cho mà bây giờ mới gặp!” và hắn đưa cho mình một cái cuốc Mỹ chiến lợi phẩm.
Ngày ấy có cái cuốc Mỹ còn quý hơn đồng hồ Seiko Nhật, quý hơn vàng vì là cái công cụ đào hầm để giữ gáo.
Cuốc Mỹ tốt lắm, đào hầm gặp đá chém phăng phăng.
Quý bạn hơn thân mình thì mới tặng cái cuốc Mỹ. Mình ngần ngại không dám lấy: “Mày đưa tao thì lấy gì mà dùng?”
Biểu cười hề hề: “Tao sẽ kiếm cái khác!”.
Mấy tháng sau thì có tin Biểu hy sinh.
Nhờ cái cuốc Mỹ của Biểu cho mà hôm nay mình mới được ngồi viết chuyện này.
Còn 6 “sinh viên ưu tú” ngày ấy được trở về tiếp tục học tập, thì bây giờ quyền cao chức trọng cả.
Có một tay ở sở về kiểm tra nhà trường mình, béo tốt oai vệ và đạo mạo lắm.
Nghe hắn hùng hồn huấn thị về đạo đức nghề nghiệp, tự dưng mình chợt nghĩ về cái cây xương rồng bị chém ròng ròng chảy nhựa.
Mà sao cái giống cây nhựa độc ấy lâu nay ít thấy.
Hắn không nhận ra mình. Phải thôi. Gần bốn chục năm rồi!
Lại nhớ Biểu. Biểu ơi!
Mai Tiến Nghị
-----------------
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, là một giáo viên tại Nam Định; cựu chiến binh chiến trường Quảng Nam giai đoạn 1972-1975.
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Chuyên mục TÔI VIẾT của Báo Thanh niên hoan nghênh độc giả đóng góp bài viết, thể hiện quan điểm của chính mình, trước các vấn đề - sự kiện của đời sống xã hội. Xin đọc tại đây: TÔI VIẾT
Ở nhà bữa ăn bữa nhịn, đói vàng mắt. Đi học Sư phạm ngày được 5 lạng gạo, vẫn đói. Vào bộ đội chắc là được ăn no, vì tiêu chuẩn 7 lạng gạo một ngày. Vậy là mình đi.
Đợt ấy nhà trường tổ chức tiễn “8 sinh viên ưu tú lên đường đánh Mỹ” hoành tráng lắm.
Nhưng đến chỗ giao quân thì có 6 “sinh viên ưu tú” với lý do hắc lào, mắt kém, tổ đỉa, ếc- si- ma… (bởi nhựa xương rồng), nên lại được quay về trường tiếp tục học tập.
Còn lại hai thằng là Biểu (quê Ý Yên) và mình, “ra đi đầu không ngoảnh lại”.
Thằng Biểu này nghịch lắm, hắn chả ngồi yên lúc nào.
Hắn có cái đồng hồ Ni- cờ- le (vừa nghe vừa lắc) từ thời Pháp chạy tậm tà tậm tịt. Thỉnh thoảng thấy hắn ta lại mở nắp gạt gạt xoáy xoáy, vẫn tậm tịt. Một lần hắn điên tiết tháo tung ra. Khi lắp lại thấy thừa ra một cái bánh xe, đồng hồ vẫn chạy… được gần một ngày rồi chết ngóm!
Lúc ấy cân cả quần áo mới được 41 ki lô, nên mình và Biểu được biên chế về Tiểu đoàn 663 - Tiểu đoàn lính “thấp bé nhẹ cân” của Trung đoàn 19, tập trung vỗ cho lớn để ra chiến trường: Ngày 3 bữa cơm độn bột mì Liên Xô, sáng ra ngoài một cái bánh mì luộc to bằng cái chén uống nước còn được thêm một cốc sữa nhạt như nước gạo và 2 viên pô-li vi-ta-min.
Nhưng vẫn đói.
Những thằng lính choai đang tuổi ăn tuổi lớn nên lúc nào cũng thèm ăn.
Biểu ở Trung đội 2, mình ở Trung đội 3 nhưng hai thằng thường trùng phiên gác. Hắn gác đầu xóm, mình cuối xóm…
Một lần vào đêm khuya, vừa buồn ngủ vừa đói thì Biểu ta đến chỗ mình gác, chìa cho hai cái mì luộc. Chao ơi, ngon ơi là ngon. Và sau đó thì bận gác nào cũng vậy.
Mình hỏi mì ở đâu hắn lắc đầu bí mật: “Thực hiện Ba không: Không biết, không nghe, không nói!”.
Một đêm đứng gác ở cuối xóm, đang băn khoăn: “Không biết hôm nay thằng Biểu có gác không mà bây giờ không thấy có mì luộc?”. Chợt nghe báo động toàn đơn vị: "Đồng chí Hạ quản lý bị… ám sát, may mà chưa việc gì vì có tinh thần đề cao cảnh giác".
Ban Chỉ huy gọi 3 thằng gác là mình, Biểu và một thằng nữa lên làm kiểm điểm. Cả 3 thằng đều ba không: “Không nghe, không thấy, không biết”. Ban Chỉ huy tra hỏi một hồi, áng chừng các thủ trưởng cũng buồn ngủ nên đành thả cho về.
Sáng hôm sau nghe Biểu kể, mình mới biết được sự việc: Thì ra mấy lần có mì ăn đêm, là do thằng này lấy trộm mì luộc ở nhà bếp Đại đội. Hắn lấy bằng cách giương lê 4 cạnh của khẩu AK xỉa vào cái rổ mì luộc dành cho lính ăn sáng. Cái rổ ấy để gần cửa sổ. Thằng cha Hạ quản lý nằm tít ở góc trong nhà kho, ngủ ngáy khò khò, hớ hênh thế. Biểu ta chỉ lấy có 4 cái đủ cho 2 thằng, vì số bánh nặn ra bao giờ cũng dôi hơn số quân, mà 3 ngày mới có một phiên gác, nên tay Hạ không biết là mất.
Đêm hôm ấy giời nóng quá, Hạ đưa rổ mì luộc vào góc trong, bê chõng ra gần cửa sổ rồi vạch bụng nằm cho mát. Biểu dòm vào: Nhà kho tối mò, ngay chỗ cửa sổ lại thấy trắng nhờ nhờ. Rổ mì luộc đây rồi. Vậy là hắn nín thở giương lê và… xiên.
Lạy giời! Hạ đang mơ màng thì thấy lê nhọn kề bụng, vội nắm lấy rồi gào toáng lên. Nhầm rồi! Là cái bụng thằng Hạ, đếch phải bánh mì luộc. Biểu hoảng quá, giật súng chạy biến về vị trí đứng gác.
Rồi không thấy các thủ trưởng Đại đội nói gì nữa.
Nhưng tay Hạ từ đấy trở đi, cạch không dám nằm cạnh cửa sổ.
Tưởng rằng Biểu chờn, nhưng chỉ tuần sau hắn ta lại có mì luộc đưa cho mình…
Hôm bọn mình chia tay các thủ trưởng để đi B, Đại đội trưởng bảo: “Tao lạ đếch gì! Mấy thằng đói quá rồi ăn trộm mì! May mà lê AK là lê 4 cạnh, đầu không nhọn lắm nên thằng Hạ không việc gì. Nó mà thủng bụng thì chúng mày đi tù!”.
Thì ra các thủ trưởng biết hết, nhưng thương lính đói nên không nỡ kỷ luật, thậm chí còn lờ chuyện cho bọn mình.
Vào chiến trường thì mỗi thằng một nơi. Biểu về Tiểu đoàn bộ binh, còn mình vào Đại đội cối 82.
Cuối năm 1973, có lần Đại đội mình phối thuộc với Tiểu đoàn của Biểu đánh Gò Rùa thì gặp hắn. Hắn mừng húm vồ lấy mình: “Tao để dành cho mày, mấy bận định đưa cho mà bây giờ mới gặp!” và hắn đưa cho mình một cái cuốc Mỹ chiến lợi phẩm.
Ngày ấy có cái cuốc Mỹ còn quý hơn đồng hồ Seiko Nhật, quý hơn vàng vì là cái công cụ đào hầm để giữ gáo.
Cuốc Mỹ tốt lắm, đào hầm gặp đá chém phăng phăng.
Quý bạn hơn thân mình thì mới tặng cái cuốc Mỹ. Mình ngần ngại không dám lấy: “Mày đưa tao thì lấy gì mà dùng?”
Biểu cười hề hề: “Tao sẽ kiếm cái khác!”.
Mấy tháng sau thì có tin Biểu hy sinh.
Nhờ cái cuốc Mỹ của Biểu cho mà hôm nay mình mới được ngồi viết chuyện này.
Còn 6 “sinh viên ưu tú” ngày ấy được trở về tiếp tục học tập, thì bây giờ quyền cao chức trọng cả.
Có một tay ở sở về kiểm tra nhà trường mình, béo tốt oai vệ và đạo mạo lắm.
Nghe hắn hùng hồn huấn thị về đạo đức nghề nghiệp, tự dưng mình chợt nghĩ về cái cây xương rồng bị chém ròng ròng chảy nhựa.
Mà sao cái giống cây nhựa độc ấy lâu nay ít thấy.
Hắn không nhận ra mình. Phải thôi. Gần bốn chục năm rồi!
Lại nhớ Biểu. Biểu ơi!
Mai Tiến Nghị
-----------------
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, là một giáo viên tại Nam Định; cựu chiến binh chiến trường Quảng Nam giai đoạn 1972-1975.
* Hình ảnh chỉ có tính minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
* Chuyên mục TÔI VIẾT của Báo Thanh niên hoan nghênh độc giả đóng góp bài viết, thể hiện quan điểm của chính mình, trước các vấn đề - sự kiện của đời sống xã hội. Xin đọc tại đây: TÔI VIẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét