Mai Thanh Hải Blog - Mình không nhớ rõ năm nào, nhưng khoảng 2003 - 2004, đi công tác trên biên giới Cao Bằng, lên Đồn Biên phòng Trà Lĩnh cùng anh em đi phục bắt "đối tượng buôn lậu nguy hiểm".
Chuyện đi với Biên phòng, kể ra có mà hết cả ngày, nhưng mình nhớ nhất là khi bắt được đối tượng, mở mấy bao tải tang vật để kiểm đếm, lập biên bản, cả Tổ công tác, từ sỹ quan đến chiến sĩ, xuất phát từ con nhà nông dân từ đồng bằng đến miền núi đều nghiến răng kèn kẹt: "Tiên sư bọn Tàu" khi thấy những móng trâu vẫn còn thâm máu, vỡ vụn xương.
Cái gọi là "chính sách thu mua" của Trung Quốc hồi ấy hướng vào mặt hàng "móng trâu" khiến không biết bao nhiêu con trâu đang tuổi cày kéo phải tập tễnh lê lết và sau đó biến thành các món trâu khô, trâu xào rau muống, trâu kho... bởi ban đêm, kẻ gian lẻn vào chuồng, giơ dao quắm, dao rựa phang thẳng vào chân, chặt món. Thiệt hại về mặt sản xuất, không tính nổi.
Các cụ ta đã ví từ ngày xưa "thâm (nho) như Tàu" - Sống cạnh 1 anh láng giềng có truyền thống chơi xấu, chuyên tìm mọi cách để triệt hạ mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội và cả chính trị - quân sự chúng ta, liệu chúng ta đã có "đối sách" hữu hiệu hay suốt ngày... chạy theo sự việc? Nhà báo Đào Tuấn, Báo Nông thôn ngày nay nhìn vấn đề bằng góc nhìn rất thực tế và... lịch sử.
---------------------------------
Sau những thớt nghiễn, móng trâu, rễ hồi, râu ngô non, mèo, ốc bươu vàng, đồng vụn, cáp quang và gần đây nhất là gỗ sưa, đến bây giờ, các thương lái Trung Quốc lại bắt đầu chiến dịch mua vét…đỉa.
Nông dân các tỉnh đã bắt đầu “kiếm thêm” bằng cách vãi vôi khắp các cánh đồng để bắt đỉa, để bán đỉa với giá 10 ngàn đồng mỗi con, hay cả triệu mỗi cân, dù chỉ nghe mang máng là họ mua về… làm thuốc. Có lẽ không xa, sẽ lại tái hiện phong trào “nhà nhà đỉa, người người đỉa” y như cách thức chúng ta nhập khẩu ốc bươu vàng hơn chục năm trước, hay “mót cáp quang” hồi năm 2007.
Tháng 4- 2007, các cơ quan quản lý tá hoả tam tinh khi tuyến cáp quang quốc tế TVH nối Việt Nam với Thái Lan và Hồng Kông bị cắt trộm. Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông sau đó ước tính 11 km cáp quang bị cắt đã gây thiệt hại hàng chục triệu USD. Vụ trưởng Vụ Viễn Thông- Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Phạm Hồng Hải khi đó đã khuyến cáo rằng: "Sợi cáp quang không thể bán cho người thu mua phế liệu vì lõi làm bằng thủy tinh chứ không phải làm bằng đồng". Nhưng khuyến cáo đó không có tác dụng.
Liền sau đó, liên tiếp xảy ra các vụ cắt cáp ở hàng loạt các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng. Sự thể bấy giờ nghiêm trọng đến mức các lực lượng Hải quân, Biên phòng, Công an được huy động tuần tra để bảo vệ cáp, có ý nghĩa như những huyết mạch nối Việt Nam với thế giới. Tổng cục Cảnh sát thậm chí có lệnh cấm khai thác “cáp phế liệu” gửi hầu hết tỉnh, thành và từ động thái này, lại lòi ra chuyện một vài tỉnh thậm chí còn cấp phép cho ngư dân khai thác phế liệu đối với loại tài sản quốc gia quan trọng như cáp quang biển. Khó có thể đổ lỗi cho ngư dân vì với họ, cáp quan trọng hay cáp phê liệu cái nào cũng là cáp. Khi quăng lưới, cắt cáp, họ không phân biệt được, cũng chả cần phân biệt cáp với cá có gì khác nhau khi bản chất vẫn là chuyện “quy ra tiền”.
Vài tháng sau đó, khi nữ “cáp tặc” Nguyễn Thị Bích Phượng bị bắt giữ tại Bà Rịa- Vũng Tàu, bị đưa ra toà và lĩnh án 12 năm tù, người ta mới hiểu tại sao Phượng sẵn sàng thế chấp tài sản, mua 3 con tàu chỉ để đi cắt trộm cáp quang trên biển bán phế liệu. Rất đơn giản bởi người mua là các thương lái Trung Quốc.
Cho đến bây giờ, cũng không ai hiểu được họ mua loại cáp đó để làm gì.
Nhiều thứ khác cũng chung tình trạng “không rõ nguyên nhân”, chẳng hạn gỗ sưa- nghe đồn quý lắm, nhưng quý để làm gì thì không ai biết, hay móng trâu, rễ hồi, thớt nghiến cũng vậy.
Liệu Trung Quốc đã thiếu đỉa đến độ phải mua vét ở Việt Nam?.
Khi các sản phẩm kỳ dị được mua vét với số lượng lớn, với giá cao bất thường thì trách nhiệm của cơ quan quản lý là phải đặt câu hỏi “vì sao” để khuyến cáo dân chúng cần làm gì, mới tạo ra được sự đồng thuận. Chứ không thể cứ chạy theo, cấm một cách thụ động, khi sự bất bình thường đã để lại hậu quả. Dù là động vật hút máu bị ghê sợ, nhưng rõ ràng việc vét đỉa ở khắp các cánh đồng miền Bắc, để phục vụ cho nhu cầu kỳ quái, không xuất phát từ nhu cầu thị trường trong nước, đáng phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Với 10.000 đồng/con, có thể ngay ngày mai, người dân sẽ đổ xô nuôi đỉa, y như cách thức họ nuôi ốc bươu vàng hay rùa tai đỏ. Mà đỉa thì … “sống dai như đỉa” khi mỗi con chết đi có khả năng sinh ra 3 con mới.
Hồi những năm 90 của thế kỷ trước, khi ốc bươu vàng được nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam, người ta chỉ biết đến nó như một nguồn thực phẩm mới, thậm chí, một phương pháp làm giàu. Khi dịch ốc bươu vàng bùng phát trên toàn quốc, những cánh đồng bị tàn phá dưới miệng ốc mới cho thấy mặt trái của vấn đề.
Nhiều sự việc ngay khi xảy ra, như việc thu gom cáp quang phế liệu, có thể nhìn thấy ngay hậu quả, tính ngay được thiệt hại hàng chục triệu USD. Nhưng nhiều việc khác, chẳng hạn cách thức con ốc bươu vàng được du nhập và phát triển ở Việt Nam lại cần thời gian để hiểu hết được cái hại.
Gom đỉa, vét những thứ đại loại như đỉa. Đúng là một chính sách hút máu dai như đỉa.
Không biết sau đỉa sẽ là gì nữa đây?..
Hi hi!
Trả lờiXóaĐào Tuấn ở Báo Đại Đoàn Kết chứ!
cuoi cai con khi, bon cho de Trung Quoc no tham doc tu lau roi
XóaNhà báo Đào Tuấn chuyển khỏi Đại Đoàn kết từ gần 1 năm nay rùi nhé! Đang là Trưởng Ban Chính trị - xã hội Báo Nông thôn ngày nay của bác Lưu Quang Định!
Trả lờiXóaNên chăng các cơ quan chức năng Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về mục đích người Trung Qu ốc mua đĩa trâu để phục v ụ cho mục đích gì?
Trả lờiXóaBài viết này tôi nghĩ nên in ra, photo rồi gửi cho chính quyền địa phương để họ hiểu và truyền đạt lại cho nhân dân kẻo dân mình lại bị trung quốc nó xỏ
Trả lờiXóaNgười người ý thức, nhà nhà ý thức, toàn dân Việt Nam ý thức, phải cảnh giác và hãy sáng suốt trước tất cả những chính sách của TQ, chính sách nào của chúng cũng có cái lợi nhìn thấy cho mình, nhưng cái hại thì vô vàn không kiểm soát được. TQ thâm lắm không thể liệt kê được những thủ đoạn mà chúng gọi là "chính sách kinh tế"....Hãy *âm thầm* tuyên truyền tình đoàn kết của người Việt và cảnh tỉnh người dân trước những "chính sách" của TQ.( vì mình chưa đủ mạnh để tuyên truyền công khai nên phải âm thầm bài trừ thôi...)Nhà nước phải đưa ra chính sách ổn định kinh tế cho nông dân nữa, họ tiếp tay cho TQ cũng chỉ vì kinh tế, mà họ thì có thấu hiểu được âm mưu của TQ đâu. Nếu ko ra tay triệt để thì hậu quả chắc chắn chỉ thuộc về nhân dân VN
Trả lờiXóaKhông tuyên truyền thì ai mà biết được mục đích của TQ, mà thật ra có ai nhìn thấy thủ đoạn thực sự của chúng là gì ko?
XóaTốc độ sinh sản và phát triển của đỉa rất nhanh. đỉa phát triển tự nhiên thì không sao nhưng nếu nuôi nhiều và không kiểm soát được, chúng sẽ phát triển ồ ạt. Lúc đó trung Quốc xẽ không thu mua nữa và lượng đỉa này xẽ giết chết tất cả các loài động vật dưới nước.Lúc đó ngành nuôi trồng thủ sản ơ việt Nam xẽ không thể phục hồi được và Trung quốc xẽ tràn sang bán thuốc diệt đỉa với giá rẻ, thấy rẻ nhân dân mình xẽ ồ ạt ra mua. Nhưng thực chất thuốc diệt đỉa này lại là thuốc kích dục và lượng đỉa xẽ không thể kiểm soát được và ngành nuôi trồng thủy sản ở việt Nam chấm hết. Và TQ xẽ tràn thủy sản của họ sang Việt Nam bán với giá cao. Việt Nam xẽ trở thành nước hoàn tòa phụ thuộc vào thủ sản Trung Quốc. Sở dĩ trung quốc chưa dừng việc thu mua lại là vì lượng đỉa ở việt nam chưa phát triển với số lượng lớn. Khí nào lượng đỉa ở việt nam phát triển với số lượng lớn chúng xẽ thực hiện âm mưu như ở trên tức thì.
Trả lờiXóaSở dĩ Nhà nước mình bị như vậy là vì nhà nước mình không đoán biết được âm mưu này. Chúng ta không cần phải dừng lại việc chăn nuôi đỉa này. Mà chúng ta nên nuôi đỉa có kiểm soát . Cô lập các vùng nuôi đỉa không để chúng lan ra bên ngoài đồng thời chuẩn bị trước các kỹ thuật công nghệ diệt đỉa khi trung quốc không mua nữa. ví dụ như nung những con đỉa này trong lò nung 3000 độ C. Khi chế tạo và vào bán thì giá của 1thiết bị chỉ khoảng 5 triệu và nhiều nhà có thể dùng chung 1 máy. Làm như vậy chúng ta vừa có thể tận dụng triệt để lượng vốn của trung quốc vừa chứng tỏ dân ta khôn hơn đàn em trung quốc. Từ sau nó xẽ không dám chơi dân ta nữa.
Cuối năm 1996 đầu năm 1997 một đầm nước lợ ở Yên Hưng - Quảng Ninh rộng 324 ha đã bị đỉa ký sinh làm chết khoảng 20-25 tấn cá rô phi. Năm 2004, ở Nha Trang, cá sấu giống đã bị đỉa ký sinh làm chết rải rác. Các ao nuôi bống bớp ở Nghĩa Hưng, Nam Định từ năm 2005-2006 đã bị đỉa ký sinh làm cá bị thương tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm xâm nhập làm cho cá yếu và chết rải rác trong các ao nuôi.