14 tháng 4, 2011

ĐI XA TRONG NGÀY GIỖ TỔ

Mai Thanh Hải - Dẫu cái khái niệm "2.000 năm dựng nước" đã được đưa ra vài chục năm, kéo cái tuổi của đất nước đứng im tại chỗ với con số 2.000, thế nhưng với mình chuyện đó chẳng hề quan trọng, trái lại còn rất... hứng thú. Đơn giản: Đó là toàn dân được nghỉ làm, ghép thêm mấy ngày nghỉ cuối tuần, thành quãng thời gian... đi chơi, ăn uống và nhảy múa - tùy theo nhu cầu từng người. 

Giỗ Tổ năm nay, báo chí Trung ương in to đùng lịch phân luồng giao thông - cấm đường phục vụ cho Lễ hội. Trước ngày giỗ, tỉnh Phú Thọ xao xác như... mất gà.

Ngay cả mình, hôm trước đi qua, gọi điện hỏi tân Bí thư Tỉnh ủy mới "vượt vũ môn", sau vụ lên chức, mắt 1 mí biến thành... 1 rãnh, lão thở hổn hển: "Toàn họp về chuẩn bị Lễ hội. Chiều lại phải đi... đón thầy (chùa) về cúng cho tỉnh. Đau hết cả óc...".

Đám bạn mình làm ở tỉnh Ú Ọ thì nhao nhao: "Mấy ngày này, tránh khu này ra, về có mà điên à?"...


Tất nhiên mình không điên và cũng chẳng khùng nên chẳng dại gì về lễ hội những ngày này.

Khu Đền Hùng, chỉ đến những ngày thường, mới cảm nhận được sự yên tĩnh, thiêng liêng và có dịp nghĩ ngợi lan man thế sự về 1 thủa hồng hoang đi mở nước, dựng nước, giữ nước và vất vả, gian lao cùng vận nước như ngày hôm nay.

Mà quả thật, sau hôm khai lễ, xem những hình ảnh bà con chen chúc, khóc lóc, bám gốc cây, trèo vách núi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại theo dòng sông người lòng vòng chỉ biết đi và... đi, mình mới thấy là mình sáng suốt.

Đúng quá ấy chứ, mấy ngày nghỉ thì phải đi nghỉ. Cái đầu bị làm sao, âm ấm nên mới tự đầy ải mình và làm... mồi cho bà con Đất Tổ mài dao cả năm, chém mấy ngày thoải mái, cật lực...

Lại chất cả nhà lên xe, túc tắc kéo về căn nhà nhỏ ở làng ven sông Đà. Năm nay, hoa gạo ven sông Đà nở muộn, bi giờ mới chỉ lác đác những bông to bằng nắm tay thắp lửa, chắc cuối tháng mới cháy bừng lên khao khát.

Hết tha thẩn ra bờ sông, chui ruộng ngô, nện gót đường làng cùng gái chị - gái em lê la, cầm đầu bọn trẻ con hàng xóm chạy trong sân, ngoài đường, đất bãi, lại ngồi vơ vẩn nhìn lũ chim sẻ lích rích trên ngọn cau, đàn gà cắm đầu bới đồ ăn, đánh nhau cật lực như... bọn người tranh dự án đất cát.


Hết 2 ngày, Gái mẹ rủ: "Sang Hòa Bình thăm người nhà và tiện thể đi lượn Thủy điện".

OK! Lại chất cả nhà lên xe và theo đường ven bờ sông Đà để sang với thành phố Thủy điện.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Từ Thuần Mỹ (Ba Vì của "Hà Nội 7") ra Đá Chông rồi đi theo đường tỉnh lộ gì đấy. Chẳng nhớ. Nhưng xuyên qua làng mạc, đồng ruộng, bám theo bờ sông và dĩ nhiên, vẫn rất nhiều cây gạo

Vẫn là cây gạo. Đang lần mẩn hỏi: Sao ven sông Đà có nhiều cây gạo cổ thụ như vậy?
Qua cây cầu rất hoành tráng và rất sang trọng nhé: Cầu VIP. Chắc dành cho... nguyên thủ đi qua...

Tới thành phố Hòa Bình roài. Xích lô - xe đạp nhiều ngang như... xe máy. Gái mẹ hạ lệnh dừng xe để mua quà biếu người nhà là chú bác gì đấy, mình cũng không rành lắm

Qua cầu sang sông, khu Thủy điện thì gặp phải tấm biển tuyên truyền này. Bò lăn ra cười...

Vào đến nhà bác, Gái chị vớ ngay cái xe đạp của bọn trẻ con và phóng tít mù ra đầu ngõ, dưới giàn hoa giấy
Gái em mặc váy như... Ả Rập cũng chạy uỳnh uỳnh, la hét rầm rĩ

Trong khi đợi ăn cơm thì cả nhà lang thang chơi Thủy điện Hòa Bình xem sao nào. Phi thẳng xe lên tượng đài
 Toàn cảnh đập xả nước nhìn từ Tượng đài ông Cụ. Mùa này, thủy điện cạn nước và không xả

 Ông Cụ đứng rất oách, 2 cháu Gái chị - Gái em cũng che ô đứng dưới bóng ông Cụ

 Lời dặn của ông Cụ được khắc ở rất nhiều nơi, trong đó có Thủy điện Hòa Bình

 Gái chị đặt hoa viếng ông Cụ và những người đã hy sinh vì dòng điện của Tổ quốc

 Ông bác mình, nguyên là phiên dịch cho chuyên gia Liên Xô xây dựng thủy điện, đang kể chuyện

 2 gái không khoái nghe chuyện ngày xưa nên chạy loăng quăng khắp nơi, làm mẫu để... chụp hình



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét