Mai Thanh Hải Blog - Thời buổi "đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên" này, cứ hở ra là mình tót đi miền núi - thôn quê để thay đổi không khí trong phổi, thoáng đãng cái đầu và thấy mình vẫn là... con người.
Cung đường biên giới phía Bắc của mình vừa rồi, ấn tượng vô cùng với cung đường Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng và nhiều địa danh còn chưa có tên trên bản đồ.
Với Mã Pí Lèng, nhiều người không xa lạ nhưng với mình, lên trên đỉnh đèo, co ro trong lạnh buốt, mờ ảo cùng sương mây, nhìn con đường bất tử tạo nên từ máu và nước mắt, ngắm phong cảnh hùng vĩ đến nghẹt thở và mỏng mảnh sông Nho Quế phân chia 2 quốc gia...
Tự dưng thấy mình nhỏ bé trước điệp trùng đất nước, với những gì mà bao người khác đã chấp nhận hy sinh thân mình để đánh đổi - gây dựng và thấy mọi sự trắng đen, ngột ngạt đang xảy ra xung quanh, trước mắt, mọi bất bình, chán chường đều không có nghĩa lý gì đáng nghĩ...
-----------------------------------------------
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng (một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn), nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang), Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng được gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin).
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen.
Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa...
Trước những năm 1960, hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi cao nguyên Đồng Văn, không có khái niệm con đường và chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá, bò qua 9 khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng.
Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15-6-1965.
Cung đường biên giới phía Bắc của mình vừa rồi, ấn tượng vô cùng với cung đường Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng và nhiều địa danh còn chưa có tên trên bản đồ.
Với Mã Pí Lèng, nhiều người không xa lạ nhưng với mình, lên trên đỉnh đèo, co ro trong lạnh buốt, mờ ảo cùng sương mây, nhìn con đường bất tử tạo nên từ máu và nước mắt, ngắm phong cảnh hùng vĩ đến nghẹt thở và mỏng mảnh sông Nho Quế phân chia 2 quốc gia...
Tự dưng thấy mình nhỏ bé trước điệp trùng đất nước, với những gì mà bao người khác đã chấp nhận hy sinh thân mình để đánh đổi - gây dựng và thấy mọi sự trắng đen, ngột ngạt đang xảy ra xung quanh, trước mắt, mọi bất bình, chán chường đều không có nghĩa lý gì đáng nghĩ...
-----------------------------------------------
Đèo Mã Pí Lèng (còn có âm đọc là Mã Pì Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang.
Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng (một đỉnh núi có độ cao khoảng 2.000m thuộc Cao nguyên Đồng Văn), nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc nối liền thị xã Hà Giang (nay là thành phố Hà Giang), Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.
Mã Pí Lèng được gọi một cách không chính thống là một trong "tứ đại đỉnh đèo" tại vùng núi phía Bắc Việt Nam (bên cạnh Đèo Ô Quy Hồ, Đèo Khau Phạ và Đèo Pha Đin).
Mã Pí Lèng là tên gọi theo tiếng Quan Hỏa chỉ “sống mũi con ngựa” theo nghĩa đen.
Nhưng theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức con ngựa đi qua phải tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa...
Trước những năm 1960, hơn 8 vạn người Mèo thuộc 4 huyện ở phía sau các dãy núi cao nguyên Đồng Văn, không có khái niệm con đường và chỉ biết vượt Mã Pí Lèng bằng cách đóng cọc treo dây trên vách đá, bò qua 9 khoanh đèo hun hút, lởm chởm đá tai mèo dựng đứng.
Năm 1959, sau 5 năm kể từ năm hòa bình lập lại ở miền Bắc. Khu ủy Việt Bắc quyết định mở đường Hà Giang-Đồng Văn-Mèo Vạc (con đường này, về sau mang tên đường Hạnh Phúc), được khởi công vào ngày 10-9-1959 với sự tham gia của hàng vạn TNXP và bà con thuộc 16 dân tộc Mèo, Tày, Dao, Pu Péo, Lô Lô v.v. của 8 tỉnh Cao Bắc Lạng (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn), Hà Tuyên Thái (Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), Hải Hưng, Nam Định.
Bia ghi công xây dựng con đường trên đỉnh đèo
Sau 6 năm xây dựng với 2.946.321 lượt ngày công đục khoét trên 2.899.638m3 đá mà hầu hết trong đó là lao động thủ công, con đường được hoàn thành hoàn thành vào 15-6-1965.
"Vợ hai" mình hổn hển leo lên đỉnh đèo
Sau khi hoàn thành, đèo tuy không dài nhưng là con đèo hiểm trở bậc nhất ở vùng núi biên viễn phía Bắc, được ví như "vua" của các con đèo Việt Nam. Cung đường đèo ban đầu được mở chỉ đủ rộng chỗ cho người đi bộ và xe ngựa thồ, về sau được mở rộng hơn cho ô tô nhưng vẫn rất nguy hiểm vì những đoạn cua tay áo và đường lổn nhổn đá hộc, 2 ô tô rất khó tránh nhau.
Cung đường Mã Pí Lèng nối liền Đồng Văn và Mèo Vạc trong đó có đoạn đèo 9 khoanh dài 20km về sau trở thành một kỳ tích mà nhiều người ví như "Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam" hay "Kim Tự Tháp của người Mèo".. Trên đỉnh đèo Mã Pí Lèng, cũng là nơi cao nhất của Đường Hạnh Phúc, hiện có một trạm dừng chân cho du khách ngoạn cảnh và tại đây đặt một tấm bia đá ghi lại những dấu ấn trong quá trình xây dựng đường đèo.
Ngày 16-11-2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Theo đó danh lam thắng cảnh Mã Pí Lèng bao gồm: đèo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Dưới chân đèo là sông Nho Quế, bên phải là ta, bên trái sông là Tung Của
Đỉnh Mã Pí Lèng thuộc 3 xã Pải Lủng, Pả Vi và Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) trong cao nguyên đá Đồng Văn, độ cao khoảng 2000m so với mặt nước biển. Cảnh quan lởm chởm đá dựng, trong đó vực sâu sông Nho Quế như xẻ đôi, 1 bên là đỉnh Mã Pí Lèng, 1 bên là Săm Pun, nơi có cột mốc biên giới và cửa khẩu thông thương từ Xín Cái sang Điền Bồng, Trung Quốc.
Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ, nhưng muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.
Bản người Mông ven sông, phải room hết cỡ Canong mới chụp được thế này
Đây là bản ở trên đỉnh đèo và từ mặt đường cũng phải mấy tiếng đồng hồ
Chỉ núi đá, ngô trên đá và sương mây suốt cả ngày
Cô độc, lầm lũi trồng ngô trên vách đá cheo leo
Những "đại diện của" Mèo Vạc, kỳ tích Mã Pí Lèng chơ vơ đón khách trên đỉnh đèo
... và tò mò ngắm khách
Mình cau có chụp hình kỷ niệm sau mấy ngày lử đử lang thang cơ nhỡ
Cu Trọng mở cốp xe, lấy bánh kẹo chia cho lũ trẻ. Kinh nghiệm đi miền núi của mình bao nhiêu năm nay: Mua thật nhiều bánh kẹo, cho trẻ con dọc đường hay khi vào bản; muối và kim chỉ tặng các bà các chị; thuốc lào hoặc thuốc lá mời đàn ông con trai... Có như vậy, mới làm được việc ở địa bàn và cũng khỏi bị đói khát nếu không có quán ăn, trường học
Qua hơn 1.000 ngày đầu tiên con đường được thi công, cả vạn TNXP và người dân các dân tộc vấp phải một bức tường thành đá khổng lồ dựng đứng là đỉnh Mã Pí Lèng. Để vượt bức tường đá này, cần xây dựng một đường đèo men theo vách núi ở độ cao khoảng 1.600m.
Đường lúc nắng lúc mây mù đặc quánh. Đi sợ gần chết
Tuy nhiên, khó khăn đến mức trong giai đoạn đầu,phải mở 1 vỉa đường nhỏ mang tên “đường công vụ” rộng khoảng 40cm trên vách đá (để công nhân có chỗ đặt chân lên, thi công phá đường rộng ra), 17 thanh niên trong Đội Cảm tử (giai đoạn này gọi là “Đội Cơ Dũng”) phải treo mình bằng dây trên các vách đá ròng rã trong 11 tháng, đục đẽo bằng bàn tay trần và những phương tiện thủ công. Nhằm thể hiện lòng quyết tâm và tinh thần đối diện với hiểm nguy, các công nhân đã đặt tại lán của mình 10 chiếc quan tài và truy điệu sống trong từng ngày làm việc.
Hết đường đèo là đến trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc. Dừng xe lại hỏi đường
Vắng hiu và buồn tẻ
Đây mới là tấm bia ghi dấu con đường ngày xưa. Hiện tại được đưa về trung tâm huyện lỵ Mèo Vạc và dựng lên ở cái giống như công viên ở thị trấn
Bên cạnh đó là... lưu niệm trồng cây gì đấy của bác Chủ tịch nước
Đi sang bên đường, trong hàng rào và lại trong lồng sắt là cây của Thủ tướng! Cười quá!
Huyện lưa thưa, nhà cửa xập xệ nhưng bù lại có Tượng Bác to vật vã nằm ngay ở trung tâm, xung quanh chăng đầy đèn xanh đỏ. Đây cũng là nơi thơ thẩn ra chơi của trẻ con, chíp hôi mới lớn...
Con đường vất vả, dừng lại cho "vợ hai" nghỉ tý
Tụi trẻ con đi học về, tò mò ngưỡng mộ ngắm vợ mình
Thương vợ lặn lội trèo đèo lội suối quá. Người ngợm lấm lem bẩn thỉu. Xót quá!
Lại phải cõng bao nhiêu đồ đạc, tư trang đi miền núi nữa chứ
Nhưng thôi, đã trót máu rùi thì phải cố lên thui. Lại lên đường, vượt qua những nơi xa lắc, đồi núi và còn chưa có đường nhựa để khám phá và trải nghiệm...
Giời ơi, e cũng đã đến Mã Pí Lèng. Và cũng run sợ chết khiếp khi cùng hơn 100 mạng - tòan là các GĐ cty DL đi khảo sát Đông Bắc với tuyến đường anh đi. Và ấn tượng với những dốc khúc quanh co đến... rụng tim, rợn gáy. May mà cũng thoát, và thương lắm, những mái nhà cheo leo, những dáng người nhỏ nhoi đổ bóng nơi triền núi, chênh vênh. K biết thế nào là cuộc sống nữa anh ạ...
Trả lờiXóa