Tấm biển ghi "dấu ấn lịch sử" tại Bến Nghiêng, Đồ Sơn, TP. Hải Phòng |
Mai Thanh Hải Blog - Hôm nay, những người bạn mang quốc tịch Pháp đi cùng mình đã sững sờ, cứng lưỡi và lẳng lặng quay ngoắt, bước lên xe đòi về lại Hà Nội, khi được đưa đến thăm di tích Bến Nghiêng, Đồ Sơn, Hải Phòng.
Họ đã đọc được những dòng chữ khắc đậm, rành rọt trên nền đá bê tông trường tồn: "Những tên thực dân Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng" (có dịch ra tiếng Anh, nhưng không thấy tiếng Pháp và Trung Quốc như... phong trào ở đất Cảng bây giờ).
Cuộc chiến tranh với cái gọi là "Thực dân Pháp" đã kết thúc gần 60 năm nay - quá dài để người ta còn đay nghiến hoặc "nuôi chí căm thù".
Cuộc chiến chống Mỹ - Ngụy tuy mới đây, nhưng cũng kết thúc gần 40 năm và mình nhớ không lầm, trong phần giới thiệu - kết thúc của các tập trong phim "Biệt động Sài Gòn".
Giọng đọc đanh thép nhưng cũng chỉ dừng ở câu '"Những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam...", tuyệt nhiên không thấy "nâng tầm" thêm, đại loại: "Những tên lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam"...
Chiến tranh - Dĩ nhiên phải có máu, nước mắt và hận thù. Kết thúc chiến tranh - Điều đầu tiên và đơn giản nhất là người ta phải cất súng, cầm cày để cuốc đất, trồng lúa rau nuôi sống ngay chính bản thân mình.
Con người ta sinh ra không phải để cầm súng bắn nhau và để chết. Mọi sự thù hận, rút cục đều phải xóa nhòa và những người đã từng bắn nhau, nay lại ngồi với nhau, bắt tay nhau hòa hợp...
Thực tế "hậu chiến" của bao quốc gia trên thế giới đã khẳng định điều đó.
Việt Nam cũng hòa cùng dòng chảy "hợp tác quốc tế" và trên thực tế, Cộng hòa Pháp hiện nay được Việt Nam đánh giá là "Cường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ ở Châu Âu cũng như trên thế giới.
Là một trong những quốc gia có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của liên minh Châu Âu và là một trong những trụ cột hiện nay của liên minh này".
Minh chứng rõ nhất, theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam (10-2010), Pháp đang là nước đứng đầu Châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án.
Trong quan hệ Chính trị, Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ năm1973. Pháp đã có 3 chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia sang Việt Nam (Tổng thống Mitterrand 1993, Tổng thống Chirac năm 1997 và 2004 (nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII các nước nói tiếng Pháp); Thủ tướng Fillon tháng 11/2009).
Về phía Việt Nam, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm Pháp năm 2000, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm 2002, Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 1993, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 1998 và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007).
Đặc biệt, trong quan hệ kinh tế, Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân khố và cho vay ưu đãi từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và từ Quỹ Đoàn kết ưu tiên (FSP), Nghị định thư tài chính, Quỹ trợ giúp đặc biệt doanh nghiệp (FASEP).
Pháp hiện là nhà tài trợ song phương ODA thứ hai cho Việt Nam, sau Nhật Bản. Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước hưởng ODA của Pháp.
Đến cuối 2010, Pháp đã cấp cho Việt Nam vay ưu đãi trên 2 tỷ euro cho các dự án, trong đó đáng chú ý là dự án vệ tinh VNREDSAT1 (57,8 triệu euro), dự án tầu điện ngầm Hà Nội (280 triệu euro), dự án trường đại học khoa học công nghệ Hà Nội (100 triệu euro)...
Năm 2008, Pháp đứng đầu trong số các nhà tài trợ song phương tại CG, cam kết viện trợ 380 triệu đô-la cho Việt Nam cho năm 2009 (tăng so với 228 triệu năm 2007)...
Ấy thế mà những người ông - người bố của những người Pháp đang giúp đỡ Việt Nam, bao năm nay vẫn bị gọi bằng cái tên mà người ta chỉ dùng trong trường hợp, không còn gì để gọi.
Thậm chí cái từ nhục mạ ấy, được khắc to - in đậm ở ven biển lồng lộng, nới rất nhiều du khách đến thăm quan, chụp ảnh và cũng rất nhiều khách xa đến vui chơi, nhảy múa, thỏa mãn nhu cầu tình dục thông thường...
Xã hội muốn công bằng, dân chủ thì trước tiên cần phải văn minh theo đúng nghĩa. Không bắt anh quên đi lịch sử, nhưng anh cũng phải công bằng với lịch sử. Réo tên bố những người đã, đang giúp anh bằng những ngôn từ thô lỗ, thì khác gì anh nhục mạ họ, tổ tiên họ và đất nước của họ?..
Báo TTVH chú thích: "Những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Hà Nội" |
Tại sao không đổi "Những tên thực dân Pháp" bằng "Những người lính Pháp" trên mặt đá còn mới cứng, sắc nét dấu búa chạm khắc kia.
Để không chỉ thế hệ trong nước mai sau, có học hành "sự trong sáng của Tiếng Việt", cũng không phải thắc mắc về những gì mình đã học, xấu hổ vì tiền nhân... "thù dai", nói bậy.
Mà ngay con cháu của những người Pháp đã rời khỏi Bến Nghiêng năm xưa, cũng phải khâm phục người Việt, đất nước Việt không quên quá khứ, nhưng cũng không mang quá khứ ra... phá tương lai.
----------------
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BẾN NGHIÊNG (ĐỒ SƠN, TP. HẢI PHÒNG)
Quán nước trà, trông xe vây xung quanh nơi dựng tấm bia Di tích LSQG Bến Nghiêng
Trên đường dẫn vào khu "Tổng hợp nhà nghỉ" chứa gái mại dâm và mua bán dâm công khai
Bến Nghiêng biến thành bến tàu chở khách du lịch đi thăm biển và đường nối vào 1 resort đang xây dựng
Đánh lưới, bắt cá - Hoạt động mưu sinh rất hiếm hoi của người dân Đồ Sơn tại Bến Nghiêng
Kính gửi Bác MTH!
Trả lờiXóaTiếng Anh trong câu trên không có gì phải sửa cả. Có chăng là tính từ "Thực dân". Còn trong câu Tiếng Việt thì "những tên lính thực dân Pháp" hay "những người lính thực dân Pháp" quả thật rất khác xa về mặt biểu lộ tình cảm của Người Việt.
Tôi đồng ý với Bác là nên xoá từ "Thực dân" trong tiếng Anh và sửa lại trong câu tiếng Việt:
"Những người lính Pháp cuối cùng rời khỏi..."
Tôi nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh đó bác Hà Quang à! Dùng câu "những người lính pháp cuối cùng..." nghe văn minh, lịch sự và toát lên sự tha thứ, bao dung nhưng vẫn không làm quên lịch sử
Trả lờiXóaBác Hải xuống Đồ Sơn làm gì vậy...
Trả lờiXóaNhà cháu xuống... chụp ảnh, bác rách việc ợ! Hi! Hi! Còn mấy Entry nữa về Đồ Sơn nữa cơ, đợi xem nhá!
Trả lờiXóaCòn tui nghĩ là nên bỏ nó luôn đi. Bởi vì lịch sử khi nhắc lại thì có kẻ vui người buồn, rồi du khách Pháp đến đó thấy tấm bảng đó là bất mãn hết muốn quay lại lần 2. Vì họ có cảm nghĩ như là không được hoan nghênh, tới đây du lịch bị người Việt ghét.
Trả lờiXóabây giờ hòa bình rồi, ta và pháp cũng đã có nhiều quan hệ tốt đẹp những lời lẽ ghi như vậy sẽ khiến người pháp đọc được sẽ chạnh lòng, chuyện đã qua rồi mà,chuyện phải trái sử sách cũng đã ghi rồi, thôi thì dỡ nó xuống đi, khêu gợi llaij làm gì, tự hào trong lòng là được rồi giờ là lúc lo cho kinh tế quốc phòng mà
Trả lờiXóa