28 tháng 2, 2013

"TRƯỜNG CỦA EM RÁCH NÁT, NẰM Ở GIỮA RỪNG HOANG"?..

Mai Thanh Hải - Mười mấy năm trước, chuyến công tác đầu tiên trong đời làm báo, lên xã biên giới ở huyện Quản Bạ (Hà Giang), khi đi qua điểm trường nằm ở bản, mình tròn xoe mắt ngạc nhiên khi thấy cái túp lều được gọi là lớp học, nằm trơ trọi giữa tứ bề núi đá trọc lốc.

Từ ngạc nhiên chuyển sang... khâm phục các cô các trò, bởi trường làng mình học ở vùng ngoại thành đất Cảng, ít nhất cũng có bàn ghế gỗ đặt trên nền đất lồi lõm và ít nhất cũng có mái che nắng, tường che mưa, bảng đen để viết, chứ không thông thống, dột nát và trò phải ngồi thân cây, cô dùng tường nứa làm bảng, như trên miền núi...

Bao năm đi làm báo, có lúc chợt giật mình tự trách, bởi sự ngạc nhiên - khâm phục ngày xưa đã trở thành vô cảm, vì đến vùng cao biên giới nào, cũng vẫn gặp những lớp học - ngôi trường như thế, nằm heo hút giữa thung sâu - núi cao.

Mà không ít đâu nhé!. Càng những điểm trường nằm xa đường đi lại, càng gặp những cảnh rách nát và cô trò dạy và học, cứ như đánh trận.

Mùa hè còn đỡ, bởi mưa rào, còn lấy lá che đầu, giữ sách ngồi học.

Mùa đông dài dằng dặc, mới thấy cực khổ khi cả cô trò dúm dó như những con chuột, run cầm cập bởi gió lạnh vẫy vùng, sương mù luồn vào đặc quánh, che lấp cả tầm mắt trẻ con nhìn lên bảng.

Nhiều người hỏi: "Sao không đốt củi để sưởi?".

Ối giời!. Càng lên cao càng thấy hết rừng, núi đồi trọc lốc, đến kiếm củi nấu ăn còn khó, thứ để đốt, duy nhất là thân và lõi ngô để dành, sau vụ thu hoạch.

Chả thế mà bọn học sinh nội trú, cứ thứ 6 cuối tuần là được nghỉ buổi chiều, cho về sớm với bố mẹ, để ngày thứ Bảy và Chủ nhật đi kiếm củi, bòn lõi ngô, đầu tuần lếch thếch cùng sách vở - mắm muối đến Trường, để làm thứ nấu cơm canh, ăn cả trong tuần tới.

Mình không theo dõi về mảng Giáo dục - Y tế, nhưng cũng biết là đầu tư cho Giáo dục, nhất là xây dựng trường lớp các tỉnh vùng cao biên giới nhiều lắm.

Chả hiểu, số tiền ấy chậm giải ngân hay ở nước mình, nhiều cơ sở giáo dục quá mà qua bao năm, những nơi dạy con chữ - rèn con người vẫn cứ hồn nhiên đến mông muội, nguyên thủy vậy?.

Mình đang cùng các anh chị trong tít Sài Gòn huy động tiền bạc - công sức để triển khai xây dựng điểm Trường Háng Gàng (xã Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái) 2 gian lớp học, tít trên đỉnh núi. Dẫu xa xôi, mọi thứ đều phải mang vác trên vai giáo viên, bộ đội, dân quân và phụ huynh, nhưng nhà lắp ghép, cũng chỉ gần 400 triệu.

400 triệu cho một ngôi trường rộng rãi, ấm áp, kín gió và dạy dỗ mỗi năm gần 100 đứa trẻ.

Chỉ 10 năm học, sẽ có cả nghìn đứa trẻ được học ra học, người ra người.

Như thế có hiệu quả - chất lượng, so với việc dạy khổ học sở như ở những nơi "trường của em rách nát, nằm ở giữa rừng hoang", bây giờ không, nhỉ?..
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
 * Hình ảnh do MTH, các Thành viên Chương trình Áo ấm biên cương và đồng nghiệp, ghi được trong các chuyến công tác, khảo sát tại các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc. Một số ảnh đã được đăng tải trên mạng xã hội FB, OF, Phượt...

30 nhận xét:

  1. Ngắm ảnh thấy rưng rưng nước mắt.

    Trả lờiXóa
  2. Năm nay đã là năm thứ 13 của thế kỷ 21! Cũng hơn những năm 54,56 của thế kỷ trước là không phải mang theo bàn học cá nhân!
    XÃ HỘI THẾ LÀ PHÁT TRIỂN CHÁN!

    Trả lờiXóa
  3. rơi nước mắt thủ tướng ơi !!!!

    Trả lờiXóa
  4. Sao thế, thưa ngài Thủ tướng tài ba? Ngài có suy nghĩ gì không khi đọc bài báo này? Chắc ngài không có thời gian đọc báo đâu nhỉ? Thế thì ai đó làm ơn kể cho Thủ tướng nghe với nhé. Hỏi Thủ tướng rằng hơn 59 năm về trước trường lớp mà Thủ tướng đi học ở Cà mau chắc không tệ hơn thế này đâu nhỉ? Tôi được nghe rằng Thủ tướng đã từng thuyết giáo về lòng tự trọng. Vậy đây cũng là một trong hàng triệu việc mà Thủ tướng có thể/phải làm vì lòng tự trọng đấy!
    Nếu được Thủ tướng quan tâm giúp đỡ đồng bào, học sinh vùng sâu, vùng xa về đời sống, văn hóa, giáo dục, y tế, ... nhân dân sẽ cảm ơn và khen Thủ tướng nhiều, chứ hiện nay người ta chửi và chê Thủ tướng chả ra thể thống gì cả. Đặc biệt cho bác Hải hết làm công việc "kêu ca" như thế này nữa, cho bác ấy "chuyển" đề tài đi, chứ đọc và xem hình trên Blog này của bác Hải tốn nước mắt và nhức đầu "bỏ xừ".
    Cảm ơn bác Hải nhé.

    Trả lờiXóa
  5. Nhìn nhứng bức ảnh trung thực, không bố trí này, ngẫm đến những khẳng đinh “ GIÁO DỤC LÀ QUÓC SÁCH”

    Trả lờiXóa
  6. !956 mình cắp sách đến trường và hơn năm mươi năm sau thực buồn lòng với... DƯỚI MÁI TRƯỜNG XHCN

    Trả lờiXóa
  7. Tay này toàn bôi xấu chế độ ta, Đảng ta

    Trả lờiXóa
  8. Vấn đề này Chính phủ chỉ dạo(dạo thôi nhé) rồi! Hãy đợi đấy!

    Trả lờiXóa
  9. nhìn những bức ảnh mà không khỏi ngậm ngùi....nghe đâu người ta dành ra ngân sách ngàn tỷ chỉ để soạn/in sách giáo khoa....sau không giành ít tỷ để giúp những trường bản như thế nầy????? chỉ cân 1% của những thất thoát từ những tập đoàn Vinashin, Dung Quốc, Bauxit......thì lũ chúng nó sẽ có những ngôi trường khang trang và bàn ghế đàng hoàng...ôi đảng ta ơi! khi nào thì sẽ nhìn thấy được cảnh đó? hu! hu!

    Trả lờiXóa
  10. Vẫn biết giáo dục là quốc sách, nhưng đừng nóng vội.Cứ từ từ.Hiện còn nhiều việc quan trọng hơn.Khi nào xây xong hệ thống nhà tưởng niệm, bảo tàng, tượng đài ...sẽ lại xem xét đến việc xây sửa trường học mà.

    Trả lờiXóa
  11. Đề cập đến vấn đề này, anh Hải đã có thư ngỏ gửi TT rồi và với sự quan tâm đến thông tin xã hội ( như đã thấy với nhà báo dám góp ý kiến với TBT) của các cơ quan chức năng, tôi chắc TT cũng đã đọc và nếu ông là người có lòng tự trọng ( chắc là có chứ?) thì sẽ có những quyết sách xứng đáng. Nhưng chính sách là vậy , thực tế xuống được các cháu sẽ còn lại bao nhiêu? Anh Hải đang vận động xây trường với 400 triệu, tôi tin toàn bộ số tiền đó sẽ được dùng để xây trường, nhưng nếu nhà nước cấp cho 400 triệu để cũng xây ngôi trường như vậy, tôi chắc không thể xây được, vì qua các cấp, có khi chi còn 1/2. Thôi thì chúng ta tùy tâm, cứ giúp các cháu cái đã vậy. Cám ơn những bức ảnh của anh Hải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác tính lại theo dự án 135 (cách chia là 5-3-1) chứ sao còn tới 1/2?

      Xóa
  12. Bác Mai Thanh Hải ơi! Tiền công trái giáo dục chúng em mua cách đây 10 năm (hơn 3.000 tỷ đồng) để xóa lớp học tranh tre cho các xã nghèo trong cả nước đi đâu hết cả rồi mà bây giờ ra nông nỗi này???

    Trả lờiXóa
  13. Yêu biết mấy những con người, thương biết mấy những kiếp người. Rưng rưng nước mắt...

    Trả lờiXóa
  14. Cần có lớp học cho các em ngay! Chúng ta hưởng ứng lời kêu gọi từ a Hải để xây lớp học cho các trẻ em vùng cao! Cám ơn Anh Mai Thanh Hải!

    Trả lờiXóa
  15. Tôi nghĩ người đề ra câu khẩu hiệu hoành tráng dán lên vách nứa, Nếu có nhân cách nhìn lại va đọc được thì chắc muối mặt.

    Trả lờiXóa
  16. 'Còn non còn nước còn người
    Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay "
    Chúng tỏ cách đây 38 năm trường này chỉ có 4 cái cột
    một điển hình về :" học tập và làm theo lời Bác "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hi hi,
      Bác An lão ơi cách nay 38 năm chỗ này chưa có trường mới đúng nhỉ!?

      Xóa
  17. một xã hội GIÁO DỤC cho ai? Thương các em và càng thương hơn các đồng nghiệp của tôi.
    Họ mới xứng đáng NHÀ GIÁO NHÂN DÂN chứ không giống lão NGuyễn Bất NHân đã nhận.

    Trả lờiXóa
  18. Mái trường thân thiện với thiên nhiên đây mà !!!

    Trả lờiXóa
  19. Mới ngày hôm qua, em lần đầu vào bảo tàng chứng tích chiến tranh. Họ đang có triển lãm hình ảnh trẻ em trong thời kì chiến tranh. Và có những bức ảnh các lớp học, cũng nhà tranh vách nứa, cũng nói thế này thế khác.
    Giờ vào đây, xem những hình ảnh này, tự hỏi có gì khác nhau giữa hình ảnh ghi nhận được trong cái gọi là lớp học của "Trẻ em thời chiến" ấy với những hình ảnh này.
    Cuối cùng, sau bao nhiêu năm chiến tranh rồi hòa bình, những điều tưởng đơn giản như vậy mà chẳng có gì thay đổi...

    Trả lờiXóa
  20. Có ảnh cũ từ năm 2007, nếu bây giờ mà vẫn thế này thì khổ quá.

    Trả lờiXóa
  21. Nhìn những hình ảnh này mà buồn cho những kẻ (mượn ý thơ của A.X. Puskin) tưng bừng nói lớn về những điều tốt đẹp: công bằng, dân chủ, văn minh(!!!): Ta uống, ta ăn, ta hứa hão.
    Giật mình vì thấy những chuyện vô bổ, vô nghĩa, vô ích... đang nhan nhản chưng khoe ra khắp nơi. Ví dụ lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản X, di sản Y có ý nghía nhân loại chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  22. Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vẫn trang trọng ghi: giáo dục là quốc sách hàng đầu.
    Hu hu.

    Trả lờiXóa
  23. Bác nào bưng mấy cái trường "Thân thiện môi trường" về dưới xuôi, đảm bảo kinh doanh có lãi ngay học kỳ đầu tiên.

    Trả lờiXóa
  24. Đề nghị bỏ bớt các băng rôn,khẩu hiệu,cờ búa liềm,cờ sao vàng khắp các thành phố lớn để tập trung kinh phí xây trường cho các cháu học sinh miền núi,vùng cao

    Trả lờiXóa
  25. Chợt nhớ (có thể không thực chính xác từng câu chữ): Hồi đầu thế kỉ XX ông Nhất Linh (khi ấy vẫn gọi là Nguyễn Tường Tam) sang Tây học, nghe nói ông ấy rất hay đi về những vùng ngoại ô Paris để (nói như bây giờ) trải nghiệm cuộc sống. Ông ấy nhận ra người nông dân Pháp có rất nhiều quyền, đặc biệt là những quyền ĐƯỢC LÀM NGƯỜI TỰ DO, tuy họ vẫn bị... bóc lột nhưng họ hơn hẳn, hơn một trời một vực so với những người nông dân Việt Nam (mà Ngô Tất Tố, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan đã thể hiện trong văn học, nhưng mẹ tôi khi còn sống có nói các ông ấy hãy còn chưa nói được hết đâu, khổ hơn, nhục hơn nhiều lần). Ông Nguyễn Tường Tam băn khoăn : chẳng nhẽ những người nông dân Pháp này lại là những người cùng giai cấp với đồng bào của mình? Và, so với người dân nhiều nước trên thế giới chả nhẽ những đồng bào của mình đang khốn cùng khốn khổ kia cũng được gọi là người? Một nỗi băn khoăn trăn trở thực sự có trách nhiệm. Nỗi băn khoăn trí thức, một giá trị nhân loại cao cả.
    Những hình ảnh MTH đưa lên đây chính là nỗi băn khoăn như thế. Nó khác xa, rất xa thoi ve vãn rẻ tiền của truyền thông chính thống. Đọc báo chính thống, xem truyền hình chính thống... v.v chính thống chỉ thấy, hoặc gân như chỉ thấy thăm hỏi, tặng quà, kể lể công lao của ông X bà Y nào đó.
    HI vọng chúng ta ngày càng có nhiều hơn nhưng mối băn khoăn như vậy về CHÍNH NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG BÀO CỦA MÌNH.

    Trả lờiXóa
  26. Anh Hai oi!

    Anh ru anh em di den may cai chua xung quanh Ha Noi ma luom tien dem di xay truong, nguoi ta lieng tien day dau may ong phat het. chi can gom het mot vong la du suc xay bao nhieu truong cung duoc.

    chac Phat khong phien gi anh dau.

    Trả lờiXóa
  27. Những bài viết của anh có tính nhân đạo cao quá, em cũng thích làm từ thiện, anh cho phép em post những bài viết của anh lên FB và G+ của em nhé.

    Trả lờiXóa
  28. anh Hai oi,
    Tim so tai khoan tren blog cua anh kho´qua.

    Trả lờiXóa