Áo ấm biên cương - Trước mỗi chuyến hàng lên biên cương, mối lo luôn thường trực trong mỗi người là phương tiện vận chuyển hàng hóa, bởi không tính toán hợp lý, quá là "một tiền gà ba tiền thóc", tiền vận chuyển chiếm đến cả chục phần trăm trong tổng số hàng.
Quá thật đấy chứ, bởi từ Hà Nội chuyển hàng lên trung tâm của tỉnh, xong lại về trung tâm huyện, tập kết ở trung tâm xã, xong mới kì cạch về đến từng điểm Trường, trao tận tay từng cô giáo - học sinh...
Chả thế mà mỗi chuyến đi, Bộ Chỉ huy (BCH) Bộ đội Biên phòng các tỉnh nơi Chương trình Áo ấm biên cương (AABC) triển khai đều cử cán bộ đi cùng xe chuyên dụng, đón ngay từ tỉnh và "hộ tống" tới tận các Đồn, lại về tỉnh cho đến khi kết thúc chuyến đi, cùng với cán bộ chiến sĩ trong các Đồn cùng chở hàng - trao quà, như các Thành viên Chương trình.
Mà nếu không có Biên phòng, Giáo viên, Cán bộ xã và nhất là phụ huynh học sinh ở các thôn bản thì có đến cả tháng, cũng không khuân nổi hàng vào đến địa bàn.
Đơn giản là những khu vực biên giới mà chúng mình mang hàng đến, chả có ma nào biết, đặt chân và lang thang phượt phịch, như những điểm khác thuận lợi - phong cảnh hoặc ghi dấu hoa bướm cỏ cây.
Chuyến trước lên Xuân Trường, Cán bộ Đồn mỗi ngày lội gần 30km đường rừng để "trinh sát" xem xe vào được không và cả Hà Nội lẫn Cao Bằng, cứ đến lúc dự báo thời tiết là giật mình thon thót, sợ mưa rừng lầy đường.
Trước hôm xuất phát, Xuân Trường đổ mưa ào ạt khiến 30 km đường rừng với con dốc 3 tầng nổi tiếng vùng Đông Bắc trở thành "đại Trường Sơn", cả xe tải chở hàng lẫn mấy xe chở người đều chết dí.
Trong xã có duy nhất 1 xe IFA dám vượt đường ra "tăng bo" hàng, nhưng hôm ấy cũng dở chứng chết máy, làm mình sôi sùng sục trong đầu, giữa giời mưa lạnh 15 độ C.
Rút cục, ngoài 2 xe Uoat của Biên phòng tỉnh và Công an huyện dám "tăng bo" người, chở thêm hàng, phải cắn răng thuê thêm 5 xe Uoat chuyên dụng đi núi của người dân quanh đấy, quấn xích vào lốp, cài cầu chất hàng, bò từng đoạn, đến nửa đêm mới tới Đồn, thồ được 2/3 hàng, hôm sau thêm 3 xe nữa chở nốt.
Chuyến hàng lên Cô Ba lần này, anh Nguyễn Danh Hải (Giám đốc Cty CP Thương mại Tổng hợp Cao Bằng) trong Ban Điều hành Chương trình, ủng hộ toàn bộ việc chuyên chở từ Hà Nội lên Cao Bằng, ngược tiếp đến tận Đồn Cô Ba.
Từ Đồn, hàng được giao trước cho giáo viên ở từng điểm Trường cùng phụ huynh, theo danh sách ký nhận và ngày hôm sau, thành viên Đoàn Công tác chỉ đến để bóc thùng giao hôm trước, trao quà cho tận tay từng họ tên học sinh.
Cái cảnh: Đêm tối giữa rừng, vẫn soi đèn giao hàng và giáo viên - phụ huynh nhẫn nại đứng đợi hàng của điểm Trường mình. Khi nhận được rồi, cười hớn hở và cuống quýt chằng buộc, phi thật nhanh về trường cách đó cả vài chục km, mới thấy vui và hạnh phúc đến nhường nào...
Và thế mới thấm thía khái niệm: Chuyền tay hơi ấm, đến từng đứa lít nhít trẻ con...
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Quá thật đấy chứ, bởi từ Hà Nội chuyển hàng lên trung tâm của tỉnh, xong lại về trung tâm huyện, tập kết ở trung tâm xã, xong mới kì cạch về đến từng điểm Trường, trao tận tay từng cô giáo - học sinh...
Chả thế mà mỗi chuyến đi, Bộ Chỉ huy (BCH) Bộ đội Biên phòng các tỉnh nơi Chương trình Áo ấm biên cương (AABC) triển khai đều cử cán bộ đi cùng xe chuyên dụng, đón ngay từ tỉnh và "hộ tống" tới tận các Đồn, lại về tỉnh cho đến khi kết thúc chuyến đi, cùng với cán bộ chiến sĩ trong các Đồn cùng chở hàng - trao quà, như các Thành viên Chương trình.
Mà nếu không có Biên phòng, Giáo viên, Cán bộ xã và nhất là phụ huynh học sinh ở các thôn bản thì có đến cả tháng, cũng không khuân nổi hàng vào đến địa bàn.
Đơn giản là những khu vực biên giới mà chúng mình mang hàng đến, chả có ma nào biết, đặt chân và lang thang phượt phịch, như những điểm khác thuận lợi - phong cảnh hoặc ghi dấu hoa bướm cỏ cây.
Chuyến trước lên Xuân Trường, Cán bộ Đồn mỗi ngày lội gần 30km đường rừng để "trinh sát" xem xe vào được không và cả Hà Nội lẫn Cao Bằng, cứ đến lúc dự báo thời tiết là giật mình thon thót, sợ mưa rừng lầy đường.
Trước hôm xuất phát, Xuân Trường đổ mưa ào ạt khiến 30 km đường rừng với con dốc 3 tầng nổi tiếng vùng Đông Bắc trở thành "đại Trường Sơn", cả xe tải chở hàng lẫn mấy xe chở người đều chết dí.
Trong xã có duy nhất 1 xe IFA dám vượt đường ra "tăng bo" hàng, nhưng hôm ấy cũng dở chứng chết máy, làm mình sôi sùng sục trong đầu, giữa giời mưa lạnh 15 độ C.
Rút cục, ngoài 2 xe Uoat của Biên phòng tỉnh và Công an huyện dám "tăng bo" người, chở thêm hàng, phải cắn răng thuê thêm 5 xe Uoat chuyên dụng đi núi của người dân quanh đấy, quấn xích vào lốp, cài cầu chất hàng, bò từng đoạn, đến nửa đêm mới tới Đồn, thồ được 2/3 hàng, hôm sau thêm 3 xe nữa chở nốt.
Chuyến hàng lên Cô Ba lần này, anh Nguyễn Danh Hải (Giám đốc Cty CP Thương mại Tổng hợp Cao Bằng) trong Ban Điều hành Chương trình, ủng hộ toàn bộ việc chuyên chở từ Hà Nội lên Cao Bằng, ngược tiếp đến tận Đồn Cô Ba.
Từ Đồn, hàng được giao trước cho giáo viên ở từng điểm Trường cùng phụ huynh, theo danh sách ký nhận và ngày hôm sau, thành viên Đoàn Công tác chỉ đến để bóc thùng giao hôm trước, trao quà cho tận tay từng họ tên học sinh.
Cái cảnh: Đêm tối giữa rừng, vẫn soi đèn giao hàng và giáo viên - phụ huynh nhẫn nại đứng đợi hàng của điểm Trường mình. Khi nhận được rồi, cười hớn hở và cuống quýt chằng buộc, phi thật nhanh về trường cách đó cả vài chục km, mới thấy vui và hạnh phúc đến nhường nào...
Và thế mới thấm thía khái niệm: Chuyền tay hơi ấm, đến từng đứa lít nhít trẻ con...
---------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƯƠNG TRÌNH AABC VẬN CHUYỂN, TRAO TẶNG QUÀ CHO GIÁO VIÊN - HỌC SINH XÃ BIÊN GIỚI CÔ BA (BẢO LẠC, CAO BẰNG) NGÀY 6-9/12/2012
Thật cảm động khi đọc và xem hình trong blog anh Hải
Trả lờiXóaEm nghĩ khi gần đến điểm tập kết, anh - chị trong đoàn có thể nhờ chính quyền địa phương huy động bà con dân bản (đặc biệt là các phụ huynh) tới chuyển đồ giùm (từ ô tô xuống đất), và chắc là chẳng ai từ chối giúp việc này đâu. Như vậy vừa để các anh (đặc biệt là các chị) đỡ mệt sau 1 quãng đi dài, đồng thời, còn gắn kết tình cảm giữa bà con và các nhà hảo tâm, cũng như tiết kiệm thời giann trao quà, và như thế, niềm vui sẽ đến với các em được sớm hơn ạ.
Trả lờiXóaChúng ta chỉ tự hào về chiến thắng điện biên phủ trên không thôi sao? còn các chiến thắng khác thì không đáng tự hào hả anh Mai Thanh Hải?
Trả lờiXóathật xúc động! Cám ơn A Hải!
Trả lờiXóaĐọc mà xúc động vì tấm lòng của các ban AABC quá. Chúc các bạn luôn luôn thuận lợi nhé.
Trả lờiXóaĐáng ghi nhớ cho những tấm lòng. Nhìn lại mới thấy mình cũng cần tham gia những hoạt động từ thiện, để không ngủ quên trong cuộc sống hạnh phúc của cá nhân mình
Trả lờiXóaAnh Hải mặc Quân Phục dã chiến ko cùng tông thế ! Nom ko hộp tý lào
Trả lờiXóa