Mai Thanh Hải - Mình lên huyện vùng cao đặc biệt khó khăn Trạm Tấu (Yên Bái), nói chuyện đi thôn Háng Gàng của xã Pá Hu, đến cả một số cán bộ huyện cũng lắc đầu quầy quậy.
Cũng đúng thôi, bởi muốn lên tới Háng Gàng, phải để xe ôtô ven đường từ Nghĩa Lộ lên Trạm Tấu, lội qua suối và ngồi trên xe máy của cán bộ xã, thầy cô giáo thuộc dạng "tay lái đặc biệt", ngược lên thăm thẳm, ban đầu còn đếm mấy núi mấy suối, nhưng sau không còn sức và không biết bao nhiêu để mà đếm nữa, mới tới nơi...
Mỗi năm, khu vực Pá Hu chỉ có khoảng 2 tháng trời nắng ráo, đi trong 3 tiếng xe máy mới tới nơi. Còn lại, chỉ có cách cuốc bộ nửa ngày, mới lên tới được Háng Gàng.
Mình chắc, mọi chuyên gia về giao thông hàng đầu của anh Đinh La Thăng, khi lên Háng Gàng, sẽ vứt bỏ ngay khái niệm "đường giao thông nông thôn", bởi đó không thể gọi là đường, mà chỉ là lối mòn qua những thân đá xanh trơn tuột, lúc lỉu bờ ruộng, chênh vênh sườn núi, 2 người đi ngược chiều gặp nhau, 1 người phải nằm rạp vào vách núi, mới có đường cho người kia đi...
Hôm trước khi lên Háng Gàng khảo sát việc một nhà hảo tâm trong Sài Gòn, muốn Áo ấm biên cương khảo sát, giúp đỡ xây 1 điểm trường học ở vùng cao đặc biệt khó khăn, chị Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu ngập ngừng: "Trên đấy khó khăn đủ bề, cán bộ huyện vào đấy, khi ra có khi cởi hết khăn áo tặng lại bọn trẻ con, vì thương quá!".
Mình thống nhất với anh chị em trong Ban Điều hành Áo ấm biên cương: "Xuất kho, tặng cho bọn trẻ trên 2 điểm trường của xã Pá Hu 85 áo ấm - mũ len và 40 đôi ủng".
Chị Hà nghe vậy mừng rơn: "Tuyệt vời quá!" rồi lại tủi tủi: "Muốn xin thêm nhiều nữa, nhất là đồ ấm, nhưng chuyển vào tận nơi, cũng khó!"...
Đêm, hùng hục lái xe chạy từ Hà Nội lên Trạm Tấu, gần 4h sáng mới tới Nghĩa Lộ, không thể đi thêm được nữa, đành chui vào nhà nghỉ chợp mắt 1 chút và 7h sáng lại tất tưởi ngược lên Trạm Tấu, đến giữa cung đường, đã thấy chú em tên Công - Phó Văn phòng UBND huyện Trạm Tấu (một "tay" đi rừng cực kỳ chuyên nghiệp và kinh nghiệm), cùng 5 cán bộ xã co ro đứng ven đường, chờ chở lên bản.
Công bảo: "Từ đây, chúng ta lên núi" và hành trình của 4 chiếc xe máy chở người, 2 xe chở hàng cùng... thực phẩm (dành cho bữa trưa trong bản), cứ đằng đẵng, vật vã trên triền núi, ngang qua khe, lội qua suối, hơn 11h mới vào tới nơi...
Đúng lúc bọn trẻ con điểm trường (40 đứa Mầm non và 22 đứa Tiểu học) ăn trưa.
Tất cả chúng, đều bé tý như cái kẹo, sàn sàn nhau từ Mầm non cho đến lớp 5, chả hơn nhau được cái đầu. Hỏi ra mới biết, trên này thiếu thốn đủ đường, đến ăn còn chả có, nói gì đến chuyện cao lớn.
Bọn trẻ ở đây cực ngoan và lành như củ khoai cục đất. Cô giáo Cúc nhắc: "Nghỉ học, chuẩn bị ăn cơm và ngủ trưa!".
Chúng tự động gấp sách vở, dắt tay nhau ra ống nước lờ đờ chảy từ trên núi xuống, chờ đến lượt lau mũi, rửa tay.
Đứa nào xong, lại về lớp lấy đúng cặp lồng nhựa, cái nào cũng cáu bẩn, sứt sẹo, cũ kỹ, ghi tên mình, mở nắp, xúc cơm ra bát hoặc đổ chung vào nồi và trệu trạo ngồi ngay chỗ học, nhai.
Vào xem chúng nó ăn uống ra sao. Trời ạ!. Toàn cơm không, lổn nhổn - khô cong - lạnh ngắt khoảng 1 bát đầy. Thưc ăn duy nhất là gói muối thâm xì, hạt to như đầu đũa và 1 muôi măng ớt của thằng cu Hờ (con cán bộ thôn) cũng đựng trong túi ni lông, đặt trang trọng trên bàn đầu, đứa nào muốn ăn, phải xin Hờ và gượng nhẹ nhón 1 miếng, nâng niu đặt trên đầu lưỡi, lùa cùng miếng cơm, nghẹn ứ bên trong.
Bạn Nguyên Minh, Thành viên Chương trình đi cùng mình đứng nhìn chúng nó ăn và quay ra cửa, chấm nước mắt.
Mình nhớ đến bạn Võ Anh Duc Vo trong Nha Trang, hôm rồi cùng 1 bạn trong đó, gửi tặng trẻ em Cô Ba 66 chai nước mắm cá cơm nguyên chất, nên hỏi cô giáo Cúc: "Ăn cơm với muối thế này, học sao nổi. Chúng nó có ăn được nước mắm và cá cơm không?". Cúc cười líu ríu: "Thế thì hạnh phúc quá!" và lại tất tưởi chạy xuống gian bếp dột nát đầu hồi nhà, khệ nệ bưng lên nồi canh cải lõng bõng toàn những nước và nước, khiến bọn trẻ con hết thảy đều reo lên à à...
Mình hỏi cu Hờ: "Hôm nào cũng ăn cơm với muối và canh thế này à?". Cu Hờ lí nhí: "Chỉ có muối thôi. Hôm nay cán bộ lên, mới được cô giáo nấu canh cho ăn đấy!"...
Mình ngỡ ngàng quay sang Cúc, em bật khóc: "Em xót chúng nó lắm, nên hàng ngày đều tranh thủ trồng rau, lấy tiền riêng mua dầu ăn - mì chính từ ngoài xã vào mỗi tuần. Từ đầu năm đến giờ, vườn rau trụi hết rồi, chứ em có tiếc gì bọn trẻ đâu?".
Tự dưng mình thấy nhói buốt ở ngay trong lồng ngực, giữa bọn trẻ con lít nhít rách áo - đói cơm và cô giáo cô độc giữa núi rừng xa thẳm: HÁNG GÀNG...
*****
Cũng đúng thôi, bởi muốn lên tới Háng Gàng, phải để xe ôtô ven đường từ Nghĩa Lộ lên Trạm Tấu, lội qua suối và ngồi trên xe máy của cán bộ xã, thầy cô giáo thuộc dạng "tay lái đặc biệt", ngược lên thăm thẳm, ban đầu còn đếm mấy núi mấy suối, nhưng sau không còn sức và không biết bao nhiêu để mà đếm nữa, mới tới nơi...
Mỗi năm, khu vực Pá Hu chỉ có khoảng 2 tháng trời nắng ráo, đi trong 3 tiếng xe máy mới tới nơi. Còn lại, chỉ có cách cuốc bộ nửa ngày, mới lên tới được Háng Gàng.
Mình chắc, mọi chuyên gia về giao thông hàng đầu của anh Đinh La Thăng, khi lên Háng Gàng, sẽ vứt bỏ ngay khái niệm "đường giao thông nông thôn", bởi đó không thể gọi là đường, mà chỉ là lối mòn qua những thân đá xanh trơn tuột, lúc lỉu bờ ruộng, chênh vênh sườn núi, 2 người đi ngược chiều gặp nhau, 1 người phải nằm rạp vào vách núi, mới có đường cho người kia đi...
Hôm trước khi lên Háng Gàng khảo sát việc một nhà hảo tâm trong Sài Gòn, muốn Áo ấm biên cương khảo sát, giúp đỡ xây 1 điểm trường học ở vùng cao đặc biệt khó khăn, chị Hà - Phó Chủ tịch UBND huyện Trạm Tấu ngập ngừng: "Trên đấy khó khăn đủ bề, cán bộ huyện vào đấy, khi ra có khi cởi hết khăn áo tặng lại bọn trẻ con, vì thương quá!".
Mình thống nhất với anh chị em trong Ban Điều hành Áo ấm biên cương: "Xuất kho, tặng cho bọn trẻ trên 2 điểm trường của xã Pá Hu 85 áo ấm - mũ len và 40 đôi ủng".
Chị Hà nghe vậy mừng rơn: "Tuyệt vời quá!" rồi lại tủi tủi: "Muốn xin thêm nhiều nữa, nhất là đồ ấm, nhưng chuyển vào tận nơi, cũng khó!"...
Đêm, hùng hục lái xe chạy từ Hà Nội lên Trạm Tấu, gần 4h sáng mới tới Nghĩa Lộ, không thể đi thêm được nữa, đành chui vào nhà nghỉ chợp mắt 1 chút và 7h sáng lại tất tưởi ngược lên Trạm Tấu, đến giữa cung đường, đã thấy chú em tên Công - Phó Văn phòng UBND huyện Trạm Tấu (một "tay" đi rừng cực kỳ chuyên nghiệp và kinh nghiệm), cùng 5 cán bộ xã co ro đứng ven đường, chờ chở lên bản.
Công bảo: "Từ đây, chúng ta lên núi" và hành trình của 4 chiếc xe máy chở người, 2 xe chở hàng cùng... thực phẩm (dành cho bữa trưa trong bản), cứ đằng đẵng, vật vã trên triền núi, ngang qua khe, lội qua suối, hơn 11h mới vào tới nơi...
Đúng lúc bọn trẻ con điểm trường (40 đứa Mầm non và 22 đứa Tiểu học) ăn trưa.
Tất cả chúng, đều bé tý như cái kẹo, sàn sàn nhau từ Mầm non cho đến lớp 5, chả hơn nhau được cái đầu. Hỏi ra mới biết, trên này thiếu thốn đủ đường, đến ăn còn chả có, nói gì đến chuyện cao lớn.
Bọn trẻ ở đây cực ngoan và lành như củ khoai cục đất. Cô giáo Cúc nhắc: "Nghỉ học, chuẩn bị ăn cơm và ngủ trưa!".
Chúng tự động gấp sách vở, dắt tay nhau ra ống nước lờ đờ chảy từ trên núi xuống, chờ đến lượt lau mũi, rửa tay.
Đứa nào xong, lại về lớp lấy đúng cặp lồng nhựa, cái nào cũng cáu bẩn, sứt sẹo, cũ kỹ, ghi tên mình, mở nắp, xúc cơm ra bát hoặc đổ chung vào nồi và trệu trạo ngồi ngay chỗ học, nhai.
Vào xem chúng nó ăn uống ra sao. Trời ạ!. Toàn cơm không, lổn nhổn - khô cong - lạnh ngắt khoảng 1 bát đầy. Thưc ăn duy nhất là gói muối thâm xì, hạt to như đầu đũa và 1 muôi măng ớt của thằng cu Hờ (con cán bộ thôn) cũng đựng trong túi ni lông, đặt trang trọng trên bàn đầu, đứa nào muốn ăn, phải xin Hờ và gượng nhẹ nhón 1 miếng, nâng niu đặt trên đầu lưỡi, lùa cùng miếng cơm, nghẹn ứ bên trong.
Bạn Nguyên Minh, Thành viên Chương trình đi cùng mình đứng nhìn chúng nó ăn và quay ra cửa, chấm nước mắt.
Mình nhớ đến bạn Võ Anh Duc Vo trong Nha Trang, hôm rồi cùng 1 bạn trong đó, gửi tặng trẻ em Cô Ba 66 chai nước mắm cá cơm nguyên chất, nên hỏi cô giáo Cúc: "Ăn cơm với muối thế này, học sao nổi. Chúng nó có ăn được nước mắm và cá cơm không?". Cúc cười líu ríu: "Thế thì hạnh phúc quá!" và lại tất tưởi chạy xuống gian bếp dột nát đầu hồi nhà, khệ nệ bưng lên nồi canh cải lõng bõng toàn những nước và nước, khiến bọn trẻ con hết thảy đều reo lên à à...
Mình hỏi cu Hờ: "Hôm nào cũng ăn cơm với muối và canh thế này à?". Cu Hờ lí nhí: "Chỉ có muối thôi. Hôm nay cán bộ lên, mới được cô giáo nấu canh cho ăn đấy!"...
Mình ngỡ ngàng quay sang Cúc, em bật khóc: "Em xót chúng nó lắm, nên hàng ngày đều tranh thủ trồng rau, lấy tiền riêng mua dầu ăn - mì chính từ ngoài xã vào mỗi tuần. Từ đầu năm đến giờ, vườn rau trụi hết rồi, chứ em có tiếc gì bọn trẻ đâu?".
Tự dưng mình thấy nhói buốt ở ngay trong lồng ngực, giữa bọn trẻ con lít nhít rách áo - đói cơm và cô giáo cô độc giữa núi rừng xa thẳm: HÁNG GÀNG...
*****
Nhìn hoàn cảnh, điều kiện của cô-trò. Nhìn lại cảnh con mình, so sanh với các thày cô ở thành phố mới thấy...
Trả lờiXóaCó lẽ "cô giáo như mẹ hiền" chỉ còn đúng tại những nơi như thế này.
Ủa Hải ơi "cơm có thịt""của Dại Ca Tuấn chưa lên tới đây à?
Trả lờiXóaChỉ còn biết ngậm ngùi mà than rằng: Trời ơi sao mà người dân mình khốn khổ đến vậy???
Trả lờiXóaAnh co Nham Ko?
Trả lờiXóaHien nay tat ca cac em hoc sinh ban tru dan nuoi thuoc ho ngheo deu duoc nha nuoc ho tro tien an ma. Mot thang du ko nhieu nhung cung du nau cho hoc sinh an ngay 2 bua, co canh va co thit. Truong toi cung co khoang 35 hoc sinh ban tru. Co tro cap cua nha nuoc ca nen cac em ngay nao cung dc an thit, ca. Tuy ko nhieu nhung ko den noi an com voi muoi dau! Chu yeu la co giao sap xep the nao thoi..
Truong THCS Phuong thien TP Ha Giang
Trước hoàn cảnh khó khăn như thế, cô giáo vẫn một lòng tận tụy với nghề.
Trả lờiXóaCứ nhìn nét chữ của cô giáo trên bảng đen thì thấy: nắn nót, đẹp đẽ lung linh.
Cảm ơn tấm lòng của cô giáo.
Và cảm ơn tất cả các tấm lòng đã vì các em.