11 tháng 7, 2013

SỐNG, NGÀY CÀNG CƠ CỰC?..

Mai Thanh Hải - Cuộc sống ngày càng khó khăn, vất vả đến mức trở thành cơ cực?..

Mỗi sáng, đầu ngõ nhà mình lại có thêm người bán hàng rong.

Mỗi ngày ra đường, lại thấy vỉa hè đông dần thêm người gánh hàng rong, buôn bán lặt vặt, bán lấy vỉa hè kiếm sống.

Mỗi chiều, lại thấy nhiều lượt xe của Công an - Trật tự Phường, Quận lang thang các phố, ngõ đẩy đuổi hàng rong, người bám vỉa hè kiếm sống.

Mỗi đêm, lại thấy thêm nhiều người nhặt rác lần mò từng hiên nhà, cột điện, góc phố kiếm từng chai nhựa, mảnh bìa cactong, ngơ ngẩn đến tận sáng bạch...

Báo chí viết, mình không lắm: Có nhiều làng ở miền Trung, chỉ còn bóng phụ nữ, người già yếu không thể đi lại được, bởi những người đàn ông - người còn sức lao động phải bỏ quê vào Nam ra Bắc kiếm sống. Những người đàn ông hiếm hoi sót lại trong làng, hoặc bị thương tật, hoặc là... cán bộ xã - huyện, ăn lương nhà nước.

Thế nhưng hôm vừa rồi về 1 xã miền Trung ở mấy ngày, mình đã tin chuyện này khi chứng kiến những ngôi nhà của những làng trong cái xã miền cát trắng, 2 lần được phong Anh hùng, đóng cửa im ỉm, cỏ mọc lút sân, cổng tre đóng lâu mục ruỗng, chả cần khóa bởi chẳng có ai mà vào.

Ngồi với những đứa bạn thân - gắn bó từ hồi thiếu thời và rất tin nhau, đứa doanh nghiệp thì mếu máo kể chuyện báo nhà, bán xe, lấy tiền cầm cự nuôi công nhân qua ngày, đến 1 tập giấy in A4 cũng phải nâng lên đặt xuống, nghĩ nát óc nên mua hay không; đứa đồng nghiệp báo chí thì rầu rĩ chuyện Tòa soạn nợ lương - nhuận bút nửa năm trời chưa trả; đứa kỹ sư, bị "tái cơ cấu", chỉ qua 1 đêm là mất việc, ngày nào cũng vật vã với mục "Việc tìm người" trong mấy tờ báo, quẫn quá mang xe máy sang quận khác, nói dối là đi làm, nhưng kỳ thực đeo khẩu trang chực vỉa hè làm xe ôm...

Lại nhớ chuyện cách đây không lâu, 1 nhà nghiên cứu - giảng viên Đại học đàng hoàng, không có giờ dạy, đành giúp vợ việc đưa đón con đi học và trong lúc chờ con tan lớp, cũng tranh thủ làm xe ôm, thêm tiền rau cháo qua ngày, chờ "lúc nào con lớn, cuộc đời chúng nó sẽ khác"...

Cứ hô hào người dân tuân thủ luật lệ - quy định, nhưng cái bụng đói, manh áo rách thì liệu cái sự tuân thủ ấy có hơn được nhu cầu bức thiết "no cơm, ấm áo"?.

Cứ bảo "dân giàu, nước mạnh". Nhưng những cảnh khổ ngày càng nhiều, tràn đầy ra đường phố - ngõ xóm thế này, liệu cái sự "mạnh" ấy, có thật trên đời thực lúc này không nhỉ?..
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Hình ảnh đã được đăng tải trên trang Xomnhiepanh.com




11 nhận xét:

  1. Bao giờ cuộc sống của dân ta mới hết cơ cực, Bác nhể???

    Trả lờiXóa
  2. TIẾN NHANH, TIẾN MẠNH, TIẾN THẲNG LÊN CNXH!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Lin nhầm rồi! Nguyên văn câu này phải là: "TIẾN NHANH, TIẾN MẠNH, TIẾN VỮNG CHẮC LÊN CNXH!!!"

      Xóa
  3. Sao mà quặn lòng thế?Các quan chức công bộc của dân có xem,có đọc,có thấy những hình ảnh này?
    Họ chỉ lo làm những ngôi nhà, những biệt thự hoành tráng như các quan to ở Hà giang.Tất cả vì dân là thế này ư?

    Trả lờiXóa
  4. Thuở trời đất nổi cơn gió bụi
    ( Đến ) khách má hồng ( còn ) lắm nổi truân chuyên !
    Xanh kia thăm thẳm trời cao ...

    Trả lờiXóa
  5. Môt góc nhìn thật nhân văn,cảm ơn Hải
    Thời buổi khó khăn kinh-nhưng vẫn phải đề nghị tác giả xem lai các lỗi morat nhé:
    -Báo chí viết,bạn bè kể minh kg lăm....thiếu TIN
    _Ngồi với bạn,đưa doanh nghiêp....Bán nhà, bán xe
    Một đồng nghiệp

    Trả lờiXóa
  6. " Dân giàu nước mạnh"
    " Dân nghèo nước ....."

    Trả lờiXóa
  7. "Hạnh phúc" thứ nhì thế giới là vậy????

    Trả lờiXóa
  8. Đâu chẳng vậy, có phải riêng ở VN ? Thời thế mà. Nếu cần thay đổi thì đợi chiến tranh vậy.

    Trả lờiXóa
  9. Khoảng cách giàu nghèo,cài thêm xa nhau....Chỉ khổ dân nghèo

    Trả lờiXóa