NĐT - Hà Giang lâu nay luôn được coi là một tỉnh nghèo vùng phên dậu của Tổ quốc với hơn 50% hộ nghèo.
Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng”, phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” của các lãnh đạo tỉnh.
Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông.
Hiện ngôi nhà sàn này đang “nằm” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang).
Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày.
Vật liệu làm ngôi nhà này chủ yếu là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
<----Nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông
“Ngang ngửa” với nhà Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng.
Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30A là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, TP. Hà Giang.
Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có tiền tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng.
Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
Ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Vương Mí Vàng -------------------------->
Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến.
Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai.
Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang.
Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng.
<----------- Nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến
Nằm tại khu “đất vàng” thuộc tổ 18, phường Minh Khai (TP. Hà Giang), ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng “nổi danh” với ngôi nhà sàn bề thế.
Theo người dân trên miền quê “đá nhiều hơn đất” này thì: Nếu không phải “các bác ấy”, dẫu có là đại gia, doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thì cũng khó mua, vận chuyển an toàn các loại gỗ thuộc nhóm”tứ thiết” này để về làm nhà chứ chưa nói gì đến dân thường.
Nhà ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh---------->
Ngôi nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ cũng đẹp và đắt không kém “các bác” trên tỉnh.
Ngôi nhà này đang khiến người dân địa phương và khách thập phương khi qua thôn Minh Tiến, xã Quang Minh (Bắc Quang) phải ngỡ ngàng.
<-----Nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ
Tuy nhiên, ngay tại xã Phương Thiện, nơi xuất thân của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông còn rất nhiều ngôi nhà sàn dột nát, cần sửa chữa của dân...
Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc thanh, kiểm tra làm rõ những phản ánh trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những ngôi nhà sàn “khủng” này.
Theo Duy Phong (Kinh tế Nông thôn)
Nhưng đối nghịch lại tình cảnh này lại là sự hiện hữu của những ngôi nhà sàn “khủng”, phần lớn làm bằng gỗ “tứ thiết” của các lãnh đạo tỉnh.
Ngôi nhà “khủng” bắt mắt và có tiếng nhất hiện nay ở Hà Giang, đầu tiên phải nhắc đến nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông.
Hiện ngôi nhà sàn này đang “nằm” tại thôn Cao Bành, xã Phương Thiện (TP. Hà Giang).
Đây là nơi ông Bông vẫn thường xuyên đi về trong ngày.
Vật liệu làm ngôi nhà này chủ yếu là gỗ trai, gỗ nghiến, một trong những gỗ nằm trong nhóm 2B nghiêm cấm khai thác, vận chuyển và được bảo tồn nghiêm ngặt theo quy định của Chính phủ.
<----Nhà của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông
“Ngang ngửa” với nhà Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông là ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vương Mí Vàng.
Nằm trên đường đi 4 huyện nghèo, thuộc diện 30A là Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, ngôi nhà “tọa” tại địa bàn Tổ 8, phường Quang Trung, TP. Hà Giang.
Theo người dân, muốn có ngôi nhà này phải có tiền tỷ, chưa kể các trang thiết bị đi cùng.
Ngôi nhà này độc đắc bởi nó chỉ làm bằng… một loại gỗ: Gỗ nghiến!
Ngôi nhà của Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND tỉnh Vương Mí Vàng -------------------------->
Ngoài 2 ngôi nhà sàn nổi tiếng của 2 quan chức này, ngôi nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến tại xã Vĩnh Phúc (Bắc Quang) cũng nổi danh và được nhiều người biết đến.
Ngôi nhà này “độc” vì nó được làm hoàn toàn bằng gỗ trai.
Một thứ gỗ hiện nay đang cạn kiệt ở tỉnh Hà Giang, nó chỉ còn ở khu vực xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang.
Theo cánh thợ, để có ngôi nhà như thế này ước chừng cũng phải “vứt xuống” vài tỷ đồng.
<----------- Nhà sàn của ông Giám đốc Sở Nội vụ Hà Giang Hoàng Đức Tiến
Nằm tại khu “đất vàng” thuộc tổ 18, phường Minh Khai (TP. Hà Giang), ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng “nổi danh” với ngôi nhà sàn bề thế.
Theo người dân trên miền quê “đá nhiều hơn đất” này thì: Nếu không phải “các bác ấy”, dẫu có là đại gia, doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt thì cũng khó mua, vận chuyển an toàn các loại gỗ thuộc nhóm”tứ thiết” này để về làm nhà chứ chưa nói gì đến dân thường.
Nhà ông Lưu Đình Phát, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng vợ là bà Chúng Thị Chiên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh---------->
Ngôi nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ cũng đẹp và đắt không kém “các bác” trên tỉnh.
Ngôi nhà này đang khiến người dân địa phương và khách thập phương khi qua thôn Minh Tiến, xã Quang Minh (Bắc Quang) phải ngỡ ngàng.
<-----Nhà của nguyên Hạt phó Hạt Kiểm lâm Vị Xuyên Nguyễn Thanh Tứ
Tuy nhiên, ngay tại xã Phương Thiện, nơi xuất thân của Chủ tịch UBND tỉnh Đàm Văn Bông còn rất nhiều ngôi nhà sàn dột nát, cần sửa chữa của dân...
Đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc thanh, kiểm tra làm rõ những phản ánh trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về những ngôi nhà sàn “khủng” này.
Theo Duy Phong (Kinh tế Nông thôn)
Xem ra làm quan sướng thật. Dân chúng ăn không đủ no; các cháu đi chân đất đến trường giữa mùa đông; trường lớp thì tạm bợ trống trước hở sau; doanh trại các anh Biên phòng thì nhếch nhác, ọp ẹp ...
Trả lờiXóaLàm quan sướng thật. Chắc nhà mấy ông to này có phước ?!
Nhưng ở đời, ông bà mình đã dạy : Bia miệng ngàn năm ...
Một tỉnh ngèo nằm trong địa bàn cực bắc của Tổ Quốc , nhưng xuất hiện các đại gia đang có chức sắc , quyền lực vung phí của dân đang khó khăn ....Thử hỏi các ông ấy lấy đâu ra nguồn ngân sách này...? chứ ???
Trả lờiXóaCảm ơn MTH một nhà báo dám viết và đi sâu thực tế cho mọi người nhìn mặt sau của xh VN !
Ăn thua gì mà các bác đã phải "xoắn". Bác Hải mà sưu tập được nhà các quan chủ tịch và bí thư 63 tỉnh thành thì ae sẽ phong bác thành Thánh Hải. Lúc đó chà! chà! miền ngược còn lâu mới tiến kịp miền xuôi.
Trả lờiXóarất đúng, phản ánh thực trạng của tỉnh bây giờ, quan chức chỉ lo cho thân phận của mình, đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu,vậy thử hỏi khi nào tỉnh hà giang mới có thể phát triển được
Trả lờiXóaCám ơn bác phóng viên đã cho chúng tôi thấy những điều khó thấy. Không biết bác phóng viên này đã bị đưởi việc chưa?
Trả lờiXóaTôi nghĩ,giá trị của ngôi nhà cũng là một vấn đề,nhưng không phải là quan trọng lắm đối với những chiếc nhà sàn này.Quan trọng và cần phải xem xét là nguồn gỗ quý hiếm,nhà nước cấm khai thác và đang được bảo tồn này từ đâu mà các quan này có để dựng nhà?
Trả lờiXóaTôi đề nghị Mai Thanh Hải nên lấy ảnh nhà của tất cả các quan trong cả nước để làm một cuộc bình chọn xem nhà của quan tỉnh nào đoạt chức quán quân.
Chấn Phong.
Nhinh canh cac em hoc sinh vung cao con phai bay chuot de an voi cai canh nay that la chua sot. Dung la "Ke an khong het nguoi lan chang ra". Ay vay ma neu lay phieu tin nhiem cac bac ay van duoc tin nhiem cao day ba con a!!!
Trả lờiXóaTheo mình thấy giá nhà đất đang nên các quan làm nhà như này hơi phí nhỉ
Trả lờiXóaKhông có ai trên đời lại "tự tay bóp dái" cả.
Trả lờiXóaCác bác thấy đấy, vụ quan Hải Dương ầm lên chút rồi xịt ngay.
Hề hề.
Vì nếu làm vụ quan Hải Dương thì sẽ lòi ra 1 loạt quan khác nữa, khác nữa,... lòi ra toàn là quan thôi, thế thì để dân họ cười cho à!
Quay lại vấn đề quan Hà Giang. Nếu báo chí vào cuộc thì sẽ được thông tin là nhà làm bằng gỗ chò thông thường chứ không phải là gỗ nghiến,... giá trị chẳng đáng bao.
"thở dài não nuột" !
Thôi thì, cứ cái gì không được nhân dân ủng hộ thì sớm muộn cũng sụp đổ thôi.
Đành vậy !
Quan nghèo mới là chuyện lạ, quan giầu con dân được nhờ. Tính ưu việt thể hiện rõ khắp nơi chẳng riêng gì Hà giang, đâu cũng thế cả.
Trả lờiXóaĐây là tài sản "Thừa kế" do tổ tiên để lại hoặc do "Tài năng" làm ăn tích cóp chính đáng của các con. Các quan này "thanh liêm", đương nhiệm lương không thì làm sao làm nhà như thế!
Trả lờiXóa"có một cụ già viết di chúc rồi gọi các con vào xem.mấy con xem xong hỏi bố ơi nhà mình nghèo xác xơ mà bố lại viết là để lại cho con trai 2000 cây vàng,con gái 1000 cây nhà mình 2 trai một gái vị chi là 5000 cây.chúng con khâm phục bố quá lâu nay nhà mình chẳng làm ăn gì mà bố để dành được nhiều vàng vậy.
Xóachúng mày ngu lắm một chỉ bố còn chẳng có lấy đâu ra cây.là bố viết thế để phòng xa nay mai nếu có đứa nào được làm quan có tham ô,tham nhũng được mà phải kê khai tài sản thì đưa di chúc ra cho họ xem và bảo là tôi là quan thanh liêm.tài sản này là của bố tôi để lại"
Bác Hải ơi, tỉnh nghèo chỉ dám xây cất căn nhà vài tỷ thôi, bác xuống TP lớn xem các quan tậu nhà vài chục tỷ không àh
Trả lờiXóaĐâu chỉ Hà Giang mà của đáng tội, tỉnh nào cũng thế đó bác. Nhà dột từ nóc rồi, khó chữa lắm. Bây giờ mà thanh, kiểm tra làm gì, ai kiểm tra ai...! Cảm ơn những người như Bác vạch mặt tụi quan tham. Lịch sử sẽ ghi tên bác đó !
Trả lờiXóa