VOV - Mới đây con gái của ông Nelson Mandela, lãnh tụ chống chế độ Apartheid, đã phải bức xúc gọi truyền thông là ‘kền kền’.
Theo bà Makaziwe (con gái cựu Tổng thống Mandela), các phương tiện truyền thông ngoại quốc trực sẵn ngoài bệnh viện để chờ đến khi ông Mandela, niềm tự hào của người dân Nam Phi và nhân loại tiến bộ thế giới,… qua đời.
Hơn cả loài quạ, chim kền kền rất khoái món… xác động vật.
Cho nên nhiều người (đặc biệt ở phương Tây) đã dùng hình tượng kền kền để chỉ những đối tượng hưởng lợi trên đau khổ của người khác, mặc dù trong thiên nhiên, kền kền đóng vai trò rất tốt trong giữ cân bằng sinh thái và làm sạch môi trường.
Trong lĩnh vực báo chí, tình huống ‘kền kền’ này là có thật.
Điều nghiêm trọng nằm ở chỗ, để có tin với mức độ “lôi cuốn” cao, anh/chị phóng viên nào đó sẵn sàng giẫm lên quyền riêng tư của nhân vật.
Quả thực đây là một bài toán khó đối với những người làm báo chuyên nghiệp, tỉnh táo, và có trách nhiệm.
Việc giữ cân bằng giữa lợi ích của công chúng và quyền riêng tư của cá nhân giống như đi trên dây vậy, nghiêng bên nào cũng là cực đoan và gây ra day dứt lớn.
Trong nhiều trường hợp, nếu cứ lo bảo vệ quyền riêng tư của một số cá nhân nhất định thì sẽ phương hại lợi ích chung và không có chỗ cho thể loại báo chí điều tra giúp lấy lại công bằng và minh bạch cho xã hội.
Ở một thái cực ngược lại, tự do cá nhân và phẩm giá con người có thể bị chà đạp một cách phũ phàng.
Phương Tây có truyền thống trọng pháp luật và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nên không phải ngẫu nhiên mà họ lại đề cập nhiều đến quyền riêng tư.
“Tây” nhiều khi phớt “Ăng-lê” và coi đó là chuyện bình thường.
Nhưng trong con mắt người Việt mình, đó là sự lạnh lùng.
Phía ta phải vồn vã hỏi tên tuổi, gia đình vợ con, thu thập ra sao mới là quan tâm, còn phía Tây coi đó là xoi mói tọc mạch vào đời tư. Cái này được gọi là những khác biệt văn hóa.
Tuy nhiên trong báo chí phương Tây vẫn thấy tin tức lá cải và tình trạng săn ảnh đạt tới mức độ cực chuyên nghiệp, khiến sự riêng tư của con người bị đe dọa một cách không thương tiếc.
Trừ một số trường hợp hồ hởi đón nhận sự săn đón của báo chí kiểu này, đa phần không thích bị săm soi những lúc hớ hênh, hay bị dùng ống tele chụp lén từ xa. Đã có những người nổi tiếng, do căng thẳng khi bị đeo bám, mà gặp phải tai nạn thương tâm.
Do đâu lại như vậy?. Chung quy chủ yếu vì lợi nhuận. Cụ Karl Marx từng nói, nếu tỷ suất lợi nhuận tăng đến 300% thì nhà tư bản dám làm mọi thứ dù có thể bị treo cổ. Chuyện đeo bám nói trên thành ra chưa “nhằm nhò” gì.
Nạn “kền kền báo chí” nói chung không chừa bất cứ ai, kể cả các đồng nghiệp trong nội bộ giới truyền thông.
Không hiếm trường hợp chính các phóng viên khi gặp “sự cố” đã trở thành “mồi ngon” cho truyền thông.
Tình cảnh đấy chẳng khác nào “ăn thịt” lẫn nhau.
Ở Anh, cánh nhà báo của 1 trùm truyền thông còn hack vào mạng điện thoại di động của những người nổi tiếng, các chính trị gia, và thậm chí cả hoàng gia Anh để đọc trộm tin nhắn. Điện thoại của một nữ sinh bị sát hại và của các nạn nhân chết vì đánh bom ở quốc đảo này cũng không thoát khỏi đám nhà báo háo thông tin.
Tất nhiên, trong “thế giới phẳng” hiện nay, quyền riêng tư khó bảo đảm hơn trước còn là vì yếu tố công nghệ.
Máy ghi âm, máy quay lén, thiết bị theo dõi, phần mềm gián điệp ngày càng tinh vi và sẵn có trên thị trường.
Mạng internet có tốc độ lan truyền và nhân bản thông tin cực nhanh.
Bản thân mạng xã hội Facebook cũng được nhìn nhận là nơi thông tin cá nhân dễ lộ nhất, ngay cả khi hãng này tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ thông tin người dùng.
Trước đây Facebook còn bị chỉ trích, thậm chí bị kiện, vì tội sử dụng các phần mềm thu thập toàn diện thông tin người dùng (tiêu biểu là chương trình Facebook Beacon, đã hủy bỏ sau một số năm sử dụng do vấp phải phản đối của công chúng).
Facebook, cũng như nhiều hãng dịch vụ internet khác, thu thập thông tin như vậy để phát triển mạng, để biết nhu cầu của người dùng, hoặc có thể để bán thông tin cho các hãng quảng cáo bên ngoài. Gần đây chính họ thừa nhận thêm đã vô tình để lộ thông tin người dùng do lỗi kỹ thuật.
Vụ bê bối Snowden cũng làm hé lộ chuyện các hãng internet của Mỹ, trong đó có Facebook, Google, Yahoo, và Microsoft bị buộc phải cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Mỹ, cụ thể là cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) khét tiếng.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, luật pháp của phương Tây về khoản này cũng tương đối rõ. Nên sau khi bị phanh phui về chuyện hack vào hệ thống điện thoại di động để đọc trộm tin nhắn, tờ News of the World đã bị giải tán trước cơn phẫn nộ của công chúng.
Không chỉ vậy, sách phương Tây về truyền thông cũng như nội quy của nhiều cơ quan truyền thông phương Tây đề cập vấn đề này rất chi tiết.
Còn ở Việt Nam ta thì thế nào?
Cùng với việc phát triển kinh tế thị trường là sự manh nha “trào lưu” lá cải, tức hiện tượng chạy theo tin giật gân câu khách, xoáy vào các thị yếu tầm thường.
Đáng lưu ý là nhiều trường hợp vi phạm quyền riêng tư mà tác giả không hề hay biết rằng mình vi phạm.
Điều này, như đã nói ở trên, một phần là do văn hóa, một phần là do luật cũng như báo chí của ta chưa thực sự chú ý đúng mức.
Sách vở, giáo trình cũng ít đề cập (hoặc là không có, hoặc là có nhưng chưa chi tiết).
Cho nên người làm báo đôi lúc rất hồn nhiên xâm phạm đời tư.
ĩ nhiên có những tờ báo của ta đã nghiên cứu và ban hành các bản quy tắc nội bộ chi tiết, công phu về bảo đảm quyền riêng tư của nhân vật được phản ánh, nhưng số lượng những tờ báo như thế còn ít.
Trong vấn đề này, sự khác biệt về văn hóa đóng vai trò quan trọng.
Trong khi văn hóa phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, và do đó rất chú trọng đến quyền riêng tư, thì văn hóa Á Đông, nhất là Việt Nam mình, thường đề cao yếu tố cộng đồng.
Một căn nhà Việt Nam truyền thống thường có kiến trúc đơn giản và cởi mở.
Cả làng thì có thể có cổng làng, lũy tre xanh, nhưng từng nhà thì lại rất đỗi đơn sơ, và không có sự ngăn cách lớn, khác với căn nhà phương Tây thường kín đáo vô cùng và bảo đảm sự riêng tư cho mỗi cá nhân sống trong đó.
Vụ việc chưa rõ ràng nhưng theo giọng văn của nhiều tờ báo thì dường như nghi can đã là tội phạm rồi, và nếu đã là tội phạm thì bị chỉ trích gay gắt hết mức.
Chỉ cần sơ sẩy là bị gọi “y, hắn, thị” như thường.
Ngoài ra có khi còn có cả tiết mục “tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng”, ảnh chụp cận cảnh rõ nét.
Có kẻ phạm tội lần đầu do bồng bột, tên tuổi chân dung đã được lên mạng hết rồi và còn lưu mãi trên đó, gây khó khăn nhất định cho họ trong việc làm lại cuộc đời sau này (chưa kể trường hợp bị oan).
Như thế dường như chưa đủ.
Trong cơn say nghiệp vụ, một số tờ báo còn lôi người thân của nghi phạm hoặc tội phạm vào cuộc (trái với mong muốn của họ) để tạo cái nhìn “toàn cảnh” về vụ việc, nhằm thỏa mãn trí tò mò của một bộ phận công chúng.
Bản thân việc tường thuật quá hấp dẫn về những người phạm tội cũng như tội ác của họ đã có thể làm gia tăng thêm nỗi đau ở nạn nhân và người thân.
Thủ phạm được phỏng vấn và mô tả cứ như anh hùng trong tiểu thuyết, các thủ đoạn gây án được trình bày tỉ mỉ khiến kẻ khác có thể học theo…
Phóng viên say sưa kể, độc giả say sưa đọc, quả chẳng khác nào kền kền đang tự xử chính đồng loại của mình.
Không chỉ có nạn nhân các vụ giết người hay hiếp dâm mới rơi vào tình huống này.
Nạn nhân của tai nạn giao thông cũng chung số phận.
Tất nhiên nếu phóng viên đã hỏi và nhận được sự đồng ý của nạn nhân thì câu chuyện lại sang một nhẽ khác.
Đằng này nhà báo cứ xông thẳng vào chụp cận cảnh hiện trường, không thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để giảm sốc.
Có trường hợp phóng viên dành thời gian vào bệnh viện để chụp thông tin tình trạng sức khỏe của bệnh nhân các vụ tai nạn rồi đưa tin.
Trong những trường hợp như thế, ngoài ý thức phải đặt mình vào vị trí bệnh nhân thì thiết nghĩ còn cần đến sự hiểu biết (rằng mình đang vi phạm riêng tư), và kỹ năng đưa tin một cách khéo léo, hài hòa sao cho vẫn thể hiện được vấn đề nhưng không làm nạn nhân bị lộ thông tin cá nhân một cách quá mức./.
---------------------------------
* Hình ảnh có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Theo bà Makaziwe (con gái cựu Tổng thống Mandela), các phương tiện truyền thông ngoại quốc trực sẵn ngoài bệnh viện để chờ đến khi ông Mandela, niềm tự hào của người dân Nam Phi và nhân loại tiến bộ thế giới,… qua đời.
Hơn cả loài quạ, chim kền kền rất khoái món… xác động vật.
Cho nên nhiều người (đặc biệt ở phương Tây) đã dùng hình tượng kền kền để chỉ những đối tượng hưởng lợi trên đau khổ của người khác, mặc dù trong thiên nhiên, kền kền đóng vai trò rất tốt trong giữ cân bằng sinh thái và làm sạch môi trường.
Trong lĩnh vực báo chí, tình huống ‘kền kền’ này là có thật.
Điều nghiêm trọng nằm ở chỗ, để có tin với mức độ “lôi cuốn” cao, anh/chị phóng viên nào đó sẵn sàng giẫm lên quyền riêng tư của nhân vật.
Quả thực đây là một bài toán khó đối với những người làm báo chuyên nghiệp, tỉnh táo, và có trách nhiệm.
Việc giữ cân bằng giữa lợi ích của công chúng và quyền riêng tư của cá nhân giống như đi trên dây vậy, nghiêng bên nào cũng là cực đoan và gây ra day dứt lớn.
Trong nhiều trường hợp, nếu cứ lo bảo vệ quyền riêng tư của một số cá nhân nhất định thì sẽ phương hại lợi ích chung và không có chỗ cho thể loại báo chí điều tra giúp lấy lại công bằng và minh bạch cho xã hội.
Ở một thái cực ngược lại, tự do cá nhân và phẩm giá con người có thể bị chà đạp một cách phũ phàng.
Phương Tây có truyền thống trọng pháp luật và đề cao chủ nghĩa cá nhân. Nên không phải ngẫu nhiên mà họ lại đề cập nhiều đến quyền riêng tư.
“Tây” nhiều khi phớt “Ăng-lê” và coi đó là chuyện bình thường.
Nhưng trong con mắt người Việt mình, đó là sự lạnh lùng.
Phía ta phải vồn vã hỏi tên tuổi, gia đình vợ con, thu thập ra sao mới là quan tâm, còn phía Tây coi đó là xoi mói tọc mạch vào đời tư. Cái này được gọi là những khác biệt văn hóa.
Tuy nhiên trong báo chí phương Tây vẫn thấy tin tức lá cải và tình trạng săn ảnh đạt tới mức độ cực chuyên nghiệp, khiến sự riêng tư của con người bị đe dọa một cách không thương tiếc.
Trừ một số trường hợp hồ hởi đón nhận sự săn đón của báo chí kiểu này, đa phần không thích bị săm soi những lúc hớ hênh, hay bị dùng ống tele chụp lén từ xa. Đã có những người nổi tiếng, do căng thẳng khi bị đeo bám, mà gặp phải tai nạn thương tâm.
Do đâu lại như vậy?. Chung quy chủ yếu vì lợi nhuận. Cụ Karl Marx từng nói, nếu tỷ suất lợi nhuận tăng đến 300% thì nhà tư bản dám làm mọi thứ dù có thể bị treo cổ. Chuyện đeo bám nói trên thành ra chưa “nhằm nhò” gì.
Nạn “kền kền báo chí” nói chung không chừa bất cứ ai, kể cả các đồng nghiệp trong nội bộ giới truyền thông.
Không hiếm trường hợp chính các phóng viên khi gặp “sự cố” đã trở thành “mồi ngon” cho truyền thông.
Tình cảnh đấy chẳng khác nào “ăn thịt” lẫn nhau.
Ở Anh, cánh nhà báo của 1 trùm truyền thông còn hack vào mạng điện thoại di động của những người nổi tiếng, các chính trị gia, và thậm chí cả hoàng gia Anh để đọc trộm tin nhắn. Điện thoại của một nữ sinh bị sát hại và của các nạn nhân chết vì đánh bom ở quốc đảo này cũng không thoát khỏi đám nhà báo háo thông tin.
Tất nhiên, trong “thế giới phẳng” hiện nay, quyền riêng tư khó bảo đảm hơn trước còn là vì yếu tố công nghệ.
Máy ghi âm, máy quay lén, thiết bị theo dõi, phần mềm gián điệp ngày càng tinh vi và sẵn có trên thị trường.
Mạng internet có tốc độ lan truyền và nhân bản thông tin cực nhanh.
Bản thân mạng xã hội Facebook cũng được nhìn nhận là nơi thông tin cá nhân dễ lộ nhất, ngay cả khi hãng này tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ thông tin người dùng.
Trước đây Facebook còn bị chỉ trích, thậm chí bị kiện, vì tội sử dụng các phần mềm thu thập toàn diện thông tin người dùng (tiêu biểu là chương trình Facebook Beacon, đã hủy bỏ sau một số năm sử dụng do vấp phải phản đối của công chúng).
Facebook, cũng như nhiều hãng dịch vụ internet khác, thu thập thông tin như vậy để phát triển mạng, để biết nhu cầu của người dùng, hoặc có thể để bán thông tin cho các hãng quảng cáo bên ngoài. Gần đây chính họ thừa nhận thêm đã vô tình để lộ thông tin người dùng do lỗi kỹ thuật.
Vụ bê bối Snowden cũng làm hé lộ chuyện các hãng internet của Mỹ, trong đó có Facebook, Google, Yahoo, và Microsoft bị buộc phải cung cấp thông tin người dùng cho chính phủ Mỹ, cụ thể là cho Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) khét tiếng.
Tuy nhiên như đã nói ở trên, luật pháp của phương Tây về khoản này cũng tương đối rõ. Nên sau khi bị phanh phui về chuyện hack vào hệ thống điện thoại di động để đọc trộm tin nhắn, tờ News of the World đã bị giải tán trước cơn phẫn nộ của công chúng.
Không chỉ vậy, sách phương Tây về truyền thông cũng như nội quy của nhiều cơ quan truyền thông phương Tây đề cập vấn đề này rất chi tiết.
Còn ở Việt Nam ta thì thế nào?
Cùng với việc phát triển kinh tế thị trường là sự manh nha “trào lưu” lá cải, tức hiện tượng chạy theo tin giật gân câu khách, xoáy vào các thị yếu tầm thường.
Đáng lưu ý là nhiều trường hợp vi phạm quyền riêng tư mà tác giả không hề hay biết rằng mình vi phạm.
Điều này, như đã nói ở trên, một phần là do văn hóa, một phần là do luật cũng như báo chí của ta chưa thực sự chú ý đúng mức.
Sách vở, giáo trình cũng ít đề cập (hoặc là không có, hoặc là có nhưng chưa chi tiết).
Cho nên người làm báo đôi lúc rất hồn nhiên xâm phạm đời tư.
ĩ nhiên có những tờ báo của ta đã nghiên cứu và ban hành các bản quy tắc nội bộ chi tiết, công phu về bảo đảm quyền riêng tư của nhân vật được phản ánh, nhưng số lượng những tờ báo như thế còn ít.
Trong vấn đề này, sự khác biệt về văn hóa đóng vai trò quan trọng.
Trong khi văn hóa phương Tây đề cao chủ nghĩa cá nhân, và do đó rất chú trọng đến quyền riêng tư, thì văn hóa Á Đông, nhất là Việt Nam mình, thường đề cao yếu tố cộng đồng.
Một căn nhà Việt Nam truyền thống thường có kiến trúc đơn giản và cởi mở.
Cả làng thì có thể có cổng làng, lũy tre xanh, nhưng từng nhà thì lại rất đỗi đơn sơ, và không có sự ngăn cách lớn, khác với căn nhà phương Tây thường kín đáo vô cùng và bảo đảm sự riêng tư cho mỗi cá nhân sống trong đó.
Vụ việc chưa rõ ràng nhưng theo giọng văn của nhiều tờ báo thì dường như nghi can đã là tội phạm rồi, và nếu đã là tội phạm thì bị chỉ trích gay gắt hết mức.
Chỉ cần sơ sẩy là bị gọi “y, hắn, thị” như thường.
Ngoài ra có khi còn có cả tiết mục “tên tuổi, địa chỉ đàng hoàng”, ảnh chụp cận cảnh rõ nét.
Có kẻ phạm tội lần đầu do bồng bột, tên tuổi chân dung đã được lên mạng hết rồi và còn lưu mãi trên đó, gây khó khăn nhất định cho họ trong việc làm lại cuộc đời sau này (chưa kể trường hợp bị oan).
Như thế dường như chưa đủ.
Trong cơn say nghiệp vụ, một số tờ báo còn lôi người thân của nghi phạm hoặc tội phạm vào cuộc (trái với mong muốn của họ) để tạo cái nhìn “toàn cảnh” về vụ việc, nhằm thỏa mãn trí tò mò của một bộ phận công chúng.
Bản thân việc tường thuật quá hấp dẫn về những người phạm tội cũng như tội ác của họ đã có thể làm gia tăng thêm nỗi đau ở nạn nhân và người thân.
Thủ phạm được phỏng vấn và mô tả cứ như anh hùng trong tiểu thuyết, các thủ đoạn gây án được trình bày tỉ mỉ khiến kẻ khác có thể học theo…
Phóng viên say sưa kể, độc giả say sưa đọc, quả chẳng khác nào kền kền đang tự xử chính đồng loại của mình.
Không chỉ có nạn nhân các vụ giết người hay hiếp dâm mới rơi vào tình huống này.
Nạn nhân của tai nạn giao thông cũng chung số phận.
Tất nhiên nếu phóng viên đã hỏi và nhận được sự đồng ý của nạn nhân thì câu chuyện lại sang một nhẽ khác.
Đằng này nhà báo cứ xông thẳng vào chụp cận cảnh hiện trường, không thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để giảm sốc.
Có trường hợp phóng viên dành thời gian vào bệnh viện để chụp thông tin tình trạng sức khỏe của bệnh nhân các vụ tai nạn rồi đưa tin.
Trong những trường hợp như thế, ngoài ý thức phải đặt mình vào vị trí bệnh nhân thì thiết nghĩ còn cần đến sự hiểu biết (rằng mình đang vi phạm riêng tư), và kỹ năng đưa tin một cách khéo léo, hài hòa sao cho vẫn thể hiện được vấn đề nhưng không làm nạn nhân bị lộ thông tin cá nhân một cách quá mức./.
---------------------------------
* Hình ảnh có tính chất minh họa, không liên quan đến nội dung bài viết.
Đâu chỉ làm mọi người kinh hải, mà một số nhà báo còn làm mọi người kinh tởm nữa đấy chứ. Hãy hỏi VTV. Năng Lượng Mới vem có đúng vậy không!
Trả lờiXóaKhinh hãi bạn ạ, không phải kinh hãi. Viết thế là đủ rồi.
Trả lờiXóaKhông phải là lá cải, gọi đúng là lá ngón
Trả lờiXóa