Thắng Còng FB - Ngày xưa, khi là lính Vị Xuyên (Hà Giang), cứ mỗi lần đi chiến dịch về, là mình chuồn ngay về Hà Nội mấy hôm.
Nổi tiếng là tự do vô kỷ luật, đến nỗi khi luận công khen thưởng hồi giữa năm 1985, Đại úy Tâm người Thái Bình là Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn phải nói: "Ông này đi chiến dịch nào cũng xung phong đi, nhưng cứ về đến hậu cứ là chỉ mấy hôm sau tự động bỏ về nhà mấy hôm, đề nghị Đại đội đưa lên Trung đoàn phạt giam mười hôm".
Và thế là y án, hai hôm sau vệ binh Trung đoàn xuống Đại đội lôi mình lên Trung đoàn phạt giam 10 hôm và chỉ còn được cái Bằng khen có ghi rõ là "Lập thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược".
Các Thủ trưởng chả thông cảm cho thằng lính trẻ gì cả.
Thực ra hồi đó mình trốn về, chỉ muốn kể chuyện cho bạn bè mình biết, về cuộc sống của những thằng lính đang chiến đấu nơi biên cương, rồi lại lên đơn vị ngay, bởi nếu ở nhà lâu là lại ăn lẹm vào tiêu chuẩn gạo của bố và em.
Khi về Hà Nội, mình mới thấy là mình kể không ai tin: Vị Xuyên đang có một cuộc chiến, mà đã có bao nhiêu những người lính Hà Nội đã nằm xuống.
Cũng bởi khi đó, trên toàn tuyến biên giới chỉ có Vị Xuyên là nóng bỏng, còn lính Lạng Sơn về thì nói chuyện là yên ắng lắm, và chúng nó thỉnh thoảng vẫn dẫn con buôn sang Trung Quốc đánh hàng tâm lý về.
Nói chuyện với bạn bè hay gia đình, thì ai cũng cho là mình nói phét, chắc chỉ có đụng độ với vài thằng Thám báo, như chương trình "Kể chuyện cảnh giác" vẫn đọc vào lúc 7 giờ tối thứ Bảy hàng tuần.
Thôi thế thì mất công mình về và lại lên Hà Giang, mặc bộ quần áo rằn ri của lính đặc công đổi cho, khoác thêm khẩu AK báng gấp của mấy ông trinh sát Sư bỏ lại Trạm phẫu, đi ra thị xã "lấy le" với mấy em Trường Sư phạm được rồi.
Nói như vậy để thấy: Những người lính bọn mình ngày đó, sau những ngày tháng gian khổ trên chiến trường, thì khi về tuyến sau, cũng muốn mọi người biết đến và cũng có một tý quan tâm.
Ví dụ như dân nơi đơn vị ở trọ, thì thịt ngan làm bữa cơm và mời vào uống rượu, để nghe kể chuyện đánh nhau với Trung Quốc.
Còn các em gái xinh tươi ở thị trấn Ngọc Đường hay ở Trường Sư phạm, thì háo hức được các anh bộ đội hẹn tối nay gặp, để được nghe các anh kể chuyện chiến đấu đến tận đêm khuya.
Bây giờ cũng thế, những người lính già cũng muốn các thế hệ sau biết đến cuộc chiến gian khổ, của cha anh ngày trước.
Họ chẳng đòi hỏi công trạng hay chế độ gì, mà chỉ muốn đơn vị của họ và lớn hơn nữa là Mặt trận Vị Xuyên với cuộc chiến kéo dài 5 năm, phải có nhiều người biết đến.
Tiếc là dư âm của trận 12/7/1984 quá lớn, nên nó đã che phủ phần nào những chiến công khác của những người lính Vị Xuyên như: Đánh lấn dũi lấy 685, đánh bình độ 300-400, đánh chiếm A6b và chống phản kích thành công đánh bại Sư đoàn 199 (Quân đoàn 67) của Trung Quốc... khiến cho các CCB của Trung Quốc bây giờ kể lại vẫn còn kinh.
Sắp đến 27/7, các báo nói nhiều về sự tri ân với các Liệt sĩ và thương binh nhân ngày này, các Nghĩa trang Liệt sĩ mọi người và đồng đội của các anh cũng đến thắp hương tưởng nhớ tới các anh.
Chúng tôi - Những người lính may mắn trở về thì kể lại về sự hi sinh anh dũng của các anh, kể lại truyền thống của đơn vị, nhớ lại những ngày tháng ở Hà Giang, cũng là thể hiện một nỗi nhớ khôn nguôi về đơn vị và về các anh.
Không có những bài ca, không có ghi trong sử sách, nhưng các anh mãi nằm trong tâm trí của đồng đội và nhân dân.
Và cũng qua các câu chuyện kể về đơn vị, về các anh, lớp con cháu sau này cũng luôn ghi nhớ công lao của những người lính, đã nằm xuống vì sự vẹn toàn của Tổ quốc.
Đã gần 30 năm, nhưng anh Đặng Việt Châu vẫn nhớ từng tên các anh - Những người đồng đội đã kề vai sát cánh cùng nhau xung trận hôm 12/7/1984 và nay vẫn nằm lại đâu đó nơi núi rừng biên cương của Tổ quốc
"Tuổi xuân xung trận giữ đất biên thuỳ.
Những Thanh, những Đa, những Hà, những Lý.
Tiến, Công, Ký, Kết, Chỉ, Ngọ, Thêm...
Đã nằm lại: Nơi thung sâu Nậm Ngặt...
Nơi khe cụt đồi xanh...
Tuổi xuân gửi lại chốn này!!!
Tháng Bảy - Tháng nhớ về đồng đội, nhớ về đơn vị, nhớ những ngày gian khó...
Nổi tiếng là tự do vô kỷ luật, đến nỗi khi luận công khen thưởng hồi giữa năm 1985, Đại úy Tâm người Thái Bình là Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn phải nói: "Ông này đi chiến dịch nào cũng xung phong đi, nhưng cứ về đến hậu cứ là chỉ mấy hôm sau tự động bỏ về nhà mấy hôm, đề nghị Đại đội đưa lên Trung đoàn phạt giam mười hôm".
Và thế là y án, hai hôm sau vệ binh Trung đoàn xuống Đại đội lôi mình lên Trung đoàn phạt giam 10 hôm và chỉ còn được cái Bằng khen có ghi rõ là "Lập thành tích xuất sắc trong cuộc chiến đấu chống quân Trung quốc xâm lược".
Các Thủ trưởng chả thông cảm cho thằng lính trẻ gì cả.
Thực ra hồi đó mình trốn về, chỉ muốn kể chuyện cho bạn bè mình biết, về cuộc sống của những thằng lính đang chiến đấu nơi biên cương, rồi lại lên đơn vị ngay, bởi nếu ở nhà lâu là lại ăn lẹm vào tiêu chuẩn gạo của bố và em.
Khi về Hà Nội, mình mới thấy là mình kể không ai tin: Vị Xuyên đang có một cuộc chiến, mà đã có bao nhiêu những người lính Hà Nội đã nằm xuống.
Cũng bởi khi đó, trên toàn tuyến biên giới chỉ có Vị Xuyên là nóng bỏng, còn lính Lạng Sơn về thì nói chuyện là yên ắng lắm, và chúng nó thỉnh thoảng vẫn dẫn con buôn sang Trung Quốc đánh hàng tâm lý về.
Nói chuyện với bạn bè hay gia đình, thì ai cũng cho là mình nói phét, chắc chỉ có đụng độ với vài thằng Thám báo, như chương trình "Kể chuyện cảnh giác" vẫn đọc vào lúc 7 giờ tối thứ Bảy hàng tuần.
Thôi thế thì mất công mình về và lại lên Hà Giang, mặc bộ quần áo rằn ri của lính đặc công đổi cho, khoác thêm khẩu AK báng gấp của mấy ông trinh sát Sư bỏ lại Trạm phẫu, đi ra thị xã "lấy le" với mấy em Trường Sư phạm được rồi.
Nói như vậy để thấy: Những người lính bọn mình ngày đó, sau những ngày tháng gian khổ trên chiến trường, thì khi về tuyến sau, cũng muốn mọi người biết đến và cũng có một tý quan tâm.
Ví dụ như dân nơi đơn vị ở trọ, thì thịt ngan làm bữa cơm và mời vào uống rượu, để nghe kể chuyện đánh nhau với Trung Quốc.
Còn các em gái xinh tươi ở thị trấn Ngọc Đường hay ở Trường Sư phạm, thì háo hức được các anh bộ đội hẹn tối nay gặp, để được nghe các anh kể chuyện chiến đấu đến tận đêm khuya.
Bây giờ cũng thế, những người lính già cũng muốn các thế hệ sau biết đến cuộc chiến gian khổ, của cha anh ngày trước.
Họ chẳng đòi hỏi công trạng hay chế độ gì, mà chỉ muốn đơn vị của họ và lớn hơn nữa là Mặt trận Vị Xuyên với cuộc chiến kéo dài 5 năm, phải có nhiều người biết đến.
Tiếc là dư âm của trận 12/7/1984 quá lớn, nên nó đã che phủ phần nào những chiến công khác của những người lính Vị Xuyên như: Đánh lấn dũi lấy 685, đánh bình độ 300-400, đánh chiếm A6b và chống phản kích thành công đánh bại Sư đoàn 199 (Quân đoàn 67) của Trung Quốc... khiến cho các CCB của Trung Quốc bây giờ kể lại vẫn còn kinh.
Sắp đến 27/7, các báo nói nhiều về sự tri ân với các Liệt sĩ và thương binh nhân ngày này, các Nghĩa trang Liệt sĩ mọi người và đồng đội của các anh cũng đến thắp hương tưởng nhớ tới các anh.
Chúng tôi - Những người lính may mắn trở về thì kể lại về sự hi sinh anh dũng của các anh, kể lại truyền thống của đơn vị, nhớ lại những ngày tháng ở Hà Giang, cũng là thể hiện một nỗi nhớ khôn nguôi về đơn vị và về các anh.
Không có những bài ca, không có ghi trong sử sách, nhưng các anh mãi nằm trong tâm trí của đồng đội và nhân dân.
Và cũng qua các câu chuyện kể về đơn vị, về các anh, lớp con cháu sau này cũng luôn ghi nhớ công lao của những người lính, đã nằm xuống vì sự vẹn toàn của Tổ quốc.
Đã gần 30 năm, nhưng anh Đặng Việt Châu vẫn nhớ từng tên các anh - Những người đồng đội đã kề vai sát cánh cùng nhau xung trận hôm 12/7/1984 và nay vẫn nằm lại đâu đó nơi núi rừng biên cương của Tổ quốc
"Tuổi xuân xung trận giữ đất biên thuỳ.
Những Thanh, những Đa, những Hà, những Lý.
Tiến, Công, Ký, Kết, Chỉ, Ngọ, Thêm...
Đã nằm lại: Nơi thung sâu Nậm Ngặt...
Nơi khe cụt đồi xanh...
Tuổi xuân gửi lại chốn này!!!
Tháng Bảy - Tháng nhớ về đồng đội, nhớ về đơn vị, nhớ những ngày gian khó...
Chú Thanh Hải ơi! chúng con là những đứa trẻ mồ côi tật nguyền, nạn nhân chất độc da cam ở mái ấm Hoa Sữa - Hà Tĩnh. chúng con luôn đọc bài của chú. bài nào cũng tâm đắc cả. Cha mẹ của chúng con đều là những người lính có người còn, người mất nhưng có một người cha nuôi rất là lính. 20 Năm nay cha Ngụ chưa hề rời áo lính. Chúng con đùa "áo lính sờn vai cho cha kéo dài sự sống" . Cha Ngụ cười phải sống để nuôi các con và tri ân đồng đội. nên cha Ngụ đặt mái ấm Hoa sữa là ngôi nhà chung của con em đồng đội.
Trả lờiXóaĐọc bài này của chú Thanh Hải chúng con thấy chú Thanh Hải rất giống cha Ngụ. Cha Ngụ thì nuôi con em đồng đội còn chú thì chuyên nghĩ và viết về đồng đội. Chúng con kính yêu chú - kính yêu những người lính đã vì quê hương đất nước. Nhân ngày 27 - 7 chúng con chúc gia đình chú, gia đình những người lính mạnh khỏe hạnh phúc. Mong chú viết nhiều hơn nữa về đồng đội của chú.
chúng con xin thắp nén hương lòng tri ân các liệt sỹ đã vì đất nước mà ngã xuống.