Mai Thanh Hải - Đúng mấy hôm giời mưa, mình lên Trạm Tấu thực hiện việc kiểm tra tiến độ - chất lượng xây dựng điểm Trường Mầm non Háng Gàng (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), do Áo ấm biên cương (AABC) phát động và tổ chức quyên góp từ các Tập thể, cá nhân có lòng hảo tâm.
19km đường đất - đồi trọc - núi đá từ đường nhựa vào tận bản người Mông Háng Gàng, bình thường có nắng đã khó đi, phải vừa đi bộ vừa níu xe máy hoặc nhắm tịt sau lưng những "tay lái lụa" người Mông, quen đường từ khi còn 5-10 tuổi.
Dịp mưa này, hầu như chả ai dám vào Háng Gàng, nên mình cùng Đỗ Chí Công (Phó Văn phòng UBND huyện Trạm Tấu), thầy Nguyễn Văn Khanh (Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Trạm Tấu), thêm 1 cô chuyên viên Phòng Giáo dục phụ trách mảng đào tạo Mầm non và cô giáo Bích, Hiệu trưởng Mầm non của xã Pá Hu, phải bàn bạc suốt, Giàng A Lồng mới chọn được 5 cán bộ xã người Mông, do Hoàng Văn Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Pá Hu dẫn đầu, kiếm bằng được xe máy chuyên dụng đi rừng có lắp thêm xích, nai nịt gọn gàng như đánh trận, để vào Pá Hu.
Xuất phát từ 7h sáng, mãi gần 18 h chiều mới ra tới nơi xuất phát, cho từng ấy quãng đường, thêm 2 tiếng khảo sát - kiểm tra - xử lý 1 số công việc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ công trình, kịp ngày khai giảng.
Gần ra tới nơi, xe đang đổ dốc, cũng đồng thời có sóng điện thoại để ríu rít nhận tin báo cuộc gọi nhỡ, tự dưng thấy 1 thầy chùa mặc bộ quần áo nâu sồng, mặt rất khôi ngô tuấn tú, khoác túi đi bộ sau 1 chị người Mông.
Tự băn khoăn: "Khu vực này không có chùa chiền, cũng chả có người Kinh sinh sống, chả nhẽ thầy người... đồng bào?".
Cái sự băn khoăn ấy cứ dính chặt vào đầu, cho đến khi có cuộc gọi số lạ vào máy và giọng miền Nam rành rọt vang lên phía đầu dây bên kia...
Thì ra, đây là thầy Trung Tín, được các quý thầy ở chùa Phật Ân - Trường Trung cấp Phật giáo Tiền Giang (tọa lạc ở số 5 - Ngô Quyền, Phường 7, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cử ra gặp Ban Điều hành AABC để bàn việc nhà chùa cùng tham gia với Chương trình AABC, trực tiếp lên đến Háng Gàng để tìm hiểu hoàn cảnh học tập của học sinh, chứng kiến việc xây trường và mang số hàng gồm 1.000 cuốn vở, 10 thùng mì tôm tặng học sinh Háng Gàng...
Dĩ nhiên, việc thầy Trung Tín xuất hiện tại trụ sở UBND xã Pá Hu, đề nghị được đi vào bản sâu xa Háng Gàng, là điều không thể tưởng tượng được trong đầu những cán bộ người Mông nơi đây, nên Chủ tịch UBND xã Giàng A Lồng lắc đầu quầy quậy. Mãi đến khi nghe thủng câu chuyện "Vào để chứng kiến và sau đó làm việc thiện với AABC", Lồng mới cho thầy Trung Tín số di động của mình và đề nghị gọi cho mình để trình bày, xin ý kiến, giải quyết.
Mình, thì lúc này đã về tới Thị xã Nghĩa Lộ, chuẩn bị quân tư trang để 23h đêm lên xe khách, ngược Lai Châu, vội mời ngay thầy Trung Tín về khách sạn Mường Lò, tìm hiểu cụ thể.
Ngồi nói chuyện mới biết: Thầy Trung Tín đi máy bay ra Hà Nội, sau đó mượn xe máy, tự dò hỏi suốt dọc đường, từ 7h sáng và đúng lúc mình về, mới tới gần trụ sở xã Pá Hu (xe máy gửi dưới đường, tự đi bộ lên). Mấy anh em, cùng 2 cô trong BGH Trường Mầm non của xã lắc đầu quầy quậy: "Chịu thầy! Phục thầy!"...
Chuyện của thầy chùa từ miền Nam ra với trẻ con miền núi, ngay lập tức được nhiều nhân viên khách sạn (vốn tò mò) biết đến và cô chủ khách sạn Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) ngay lập tức trực tiếp gặp gỡ, đề nghị: "Mời thầy ở lại khách sạn ăn ở như khách của gia đình, ngày mai hết mưa, nhà trường Mầm non và chính quyền xã đưa vào thăm các cháu!", khiến đêm ấy tụi mình lên xe đi Lai Châu, cũng tàm tạm yên tâm.
Ấy vậy mà không phải. Hôm sau, giữa chặng đường núi chạy xe máy lên Đồn Biên phòng Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) ngủ nhờ đêm để sáng hôm sau nữa, mới đến Sì Lờ Lầu (Phong Thổ), bập bõm điện thoại mất sóng, thấy cả cô Bích và cô Huyền thảng thốt: "Trời mưa, tụi em giữ thầy ở lại, đợi khô ráo sẽ có người đưa lên cẩn thận, nhưng thầy lén tự đi xe máy vào Pá Hu rồi tự... đi bộ vào tận điểm Háng Gàng!".
Mãi đến đêm, khi thầy Trung Tín ra khu vực có sóng điện thoại, mình liên lạc mới biết: Quá sốt ruột và cũng chẳng muốn làm phiền, thầy tự đi xe máy từ Nghĩa Lộ vào lại Pá Hu, sau đó chụp áo mưa lóc cóc vừa đi vừa hỏi đường người Mông, đi bộ 36km (cả vào lẫn ra) từ 7h sáng, đến 24h mới ra lại điểm Pá Hu.
Dọc đường đi, thầy được mấy gia đình đồng bào Mông mời ăn cơm với rau cải, bữa đêm chỉ đơn giản là chùm nhãn cô giáo Bích mời thầy hôm qua và chai nước lọc mang đi từ khách sạn, trong cái lớp học tầng 2, ngủ trên bàn học của Trường Tiểu học Pá Hu, đợi sáng hôm sau lấy lại xe máy nhờ gửi ngay đó, về lại Nghĩa Lộ rồi lại xuôi Hà Nội...
Tối hôm qua thứ Ba (23/7), khi mình về đến Hà Nội, mới có dịp ngồi với thầy Trung Tín, trước khi ngày hôm nay thầy bay về Sài Gòn, về lại chùa Phật Ân (Mỹ Tho, Tiền Giang), để cùng nghe tâm sự của người tu hành từ Phương Nam, về hành trình tìm đến nơi khó khăn nhất của huyện khó khăn nhất trong tỉnh vùng cao Yên Bái, để cảm nhận - chia sẻ và muốn được đồng hành thật sự với AABC, lên những nơi vùng cao biên giới, đang thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực...
Sắp tới đây, hành trình của AABC trong năm học mới 2013-2014 sẽ có sự đồng hành giúp đỡ - kêu gọi ủng hộ của những người Việt khoác áo tu hành luôn tâm niệm: "Đạo pháp - Dân tộc". Cũng giống như đầu năm học vừa rồi 2012-2013, AABC đã có sự đồng hành - giúp đỡ về mọi mặt của vị Trụ trì, các thầy và Phật tử chùa Tương Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Hình như, cái việc làm thiện, dù có khác căn cơ - màu áo, nhưng rất dễ có cơ duyên để cùng đồng hành, vì đồng bào - đồng loại...
Và chỉ vậy, cũng nhẹ mọi nỗi lòng, giữa những ngày sống gian nan - khúc khắc thế này...
19km đường đất - đồi trọc - núi đá từ đường nhựa vào tận bản người Mông Háng Gàng, bình thường có nắng đã khó đi, phải vừa đi bộ vừa níu xe máy hoặc nhắm tịt sau lưng những "tay lái lụa" người Mông, quen đường từ khi còn 5-10 tuổi.
Dịp mưa này, hầu như chả ai dám vào Háng Gàng, nên mình cùng Đỗ Chí Công (Phó Văn phòng UBND huyện Trạm Tấu), thầy Nguyễn Văn Khanh (Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Trạm Tấu), thêm 1 cô chuyên viên Phòng Giáo dục phụ trách mảng đào tạo Mầm non và cô giáo Bích, Hiệu trưởng Mầm non của xã Pá Hu, phải bàn bạc suốt, Giàng A Lồng mới chọn được 5 cán bộ xã người Mông, do Hoàng Văn Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Pá Hu dẫn đầu, kiếm bằng được xe máy chuyên dụng đi rừng có lắp thêm xích, nai nịt gọn gàng như đánh trận, để vào Pá Hu.
Xuất phát từ 7h sáng, mãi gần 18 h chiều mới ra tới nơi xuất phát, cho từng ấy quãng đường, thêm 2 tiếng khảo sát - kiểm tra - xử lý 1 số công việc phát sinh để đẩy nhanh tiến độ công trình, kịp ngày khai giảng.
Gần ra tới nơi, xe đang đổ dốc, cũng đồng thời có sóng điện thoại để ríu rít nhận tin báo cuộc gọi nhỡ, tự dưng thấy 1 thầy chùa mặc bộ quần áo nâu sồng, mặt rất khôi ngô tuấn tú, khoác túi đi bộ sau 1 chị người Mông.
Tự băn khoăn: "Khu vực này không có chùa chiền, cũng chả có người Kinh sinh sống, chả nhẽ thầy người... đồng bào?".
Cái sự băn khoăn ấy cứ dính chặt vào đầu, cho đến khi có cuộc gọi số lạ vào máy và giọng miền Nam rành rọt vang lên phía đầu dây bên kia...
Thì ra, đây là thầy Trung Tín, được các quý thầy ở chùa Phật Ân - Trường Trung cấp Phật giáo Tiền Giang (tọa lạc ở số 5 - Ngô Quyền, Phường 7, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) cử ra gặp Ban Điều hành AABC để bàn việc nhà chùa cùng tham gia với Chương trình AABC, trực tiếp lên đến Háng Gàng để tìm hiểu hoàn cảnh học tập của học sinh, chứng kiến việc xây trường và mang số hàng gồm 1.000 cuốn vở, 10 thùng mì tôm tặng học sinh Háng Gàng...
Dĩ nhiên, việc thầy Trung Tín xuất hiện tại trụ sở UBND xã Pá Hu, đề nghị được đi vào bản sâu xa Háng Gàng, là điều không thể tưởng tượng được trong đầu những cán bộ người Mông nơi đây, nên Chủ tịch UBND xã Giàng A Lồng lắc đầu quầy quậy. Mãi đến khi nghe thủng câu chuyện "Vào để chứng kiến và sau đó làm việc thiện với AABC", Lồng mới cho thầy Trung Tín số di động của mình và đề nghị gọi cho mình để trình bày, xin ý kiến, giải quyết.
Mình, thì lúc này đã về tới Thị xã Nghĩa Lộ, chuẩn bị quân tư trang để 23h đêm lên xe khách, ngược Lai Châu, vội mời ngay thầy Trung Tín về khách sạn Mường Lò, tìm hiểu cụ thể.
Ngồi nói chuyện mới biết: Thầy Trung Tín đi máy bay ra Hà Nội, sau đó mượn xe máy, tự dò hỏi suốt dọc đường, từ 7h sáng và đúng lúc mình về, mới tới gần trụ sở xã Pá Hu (xe máy gửi dưới đường, tự đi bộ lên). Mấy anh em, cùng 2 cô trong BGH Trường Mầm non của xã lắc đầu quầy quậy: "Chịu thầy! Phục thầy!"...
Chuyện của thầy chùa từ miền Nam ra với trẻ con miền núi, ngay lập tức được nhiều nhân viên khách sạn (vốn tò mò) biết đến và cô chủ khách sạn Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái) ngay lập tức trực tiếp gặp gỡ, đề nghị: "Mời thầy ở lại khách sạn ăn ở như khách của gia đình, ngày mai hết mưa, nhà trường Mầm non và chính quyền xã đưa vào thăm các cháu!", khiến đêm ấy tụi mình lên xe đi Lai Châu, cũng tàm tạm yên tâm.
Ấy vậy mà không phải. Hôm sau, giữa chặng đường núi chạy xe máy lên Đồn Biên phòng Dào San (Phong Thổ, Lai Châu) ngủ nhờ đêm để sáng hôm sau nữa, mới đến Sì Lờ Lầu (Phong Thổ), bập bõm điện thoại mất sóng, thấy cả cô Bích và cô Huyền thảng thốt: "Trời mưa, tụi em giữ thầy ở lại, đợi khô ráo sẽ có người đưa lên cẩn thận, nhưng thầy lén tự đi xe máy vào Pá Hu rồi tự... đi bộ vào tận điểm Háng Gàng!".
Mãi đến đêm, khi thầy Trung Tín ra khu vực có sóng điện thoại, mình liên lạc mới biết: Quá sốt ruột và cũng chẳng muốn làm phiền, thầy tự đi xe máy từ Nghĩa Lộ vào lại Pá Hu, sau đó chụp áo mưa lóc cóc vừa đi vừa hỏi đường người Mông, đi bộ 36km (cả vào lẫn ra) từ 7h sáng, đến 24h mới ra lại điểm Pá Hu.
Dọc đường đi, thầy được mấy gia đình đồng bào Mông mời ăn cơm với rau cải, bữa đêm chỉ đơn giản là chùm nhãn cô giáo Bích mời thầy hôm qua và chai nước lọc mang đi từ khách sạn, trong cái lớp học tầng 2, ngủ trên bàn học của Trường Tiểu học Pá Hu, đợi sáng hôm sau lấy lại xe máy nhờ gửi ngay đó, về lại Nghĩa Lộ rồi lại xuôi Hà Nội...
Tối hôm qua thứ Ba (23/7), khi mình về đến Hà Nội, mới có dịp ngồi với thầy Trung Tín, trước khi ngày hôm nay thầy bay về Sài Gòn, về lại chùa Phật Ân (Mỹ Tho, Tiền Giang), để cùng nghe tâm sự của người tu hành từ Phương Nam, về hành trình tìm đến nơi khó khăn nhất của huyện khó khăn nhất trong tỉnh vùng cao Yên Bái, để cảm nhận - chia sẻ và muốn được đồng hành thật sự với AABC, lên những nơi vùng cao biên giới, đang thiếu thốn, khó khăn đến cùng cực...
Sắp tới đây, hành trình của AABC trong năm học mới 2013-2014 sẽ có sự đồng hành giúp đỡ - kêu gọi ủng hộ của những người Việt khoác áo tu hành luôn tâm niệm: "Đạo pháp - Dân tộc". Cũng giống như đầu năm học vừa rồi 2012-2013, AABC đã có sự đồng hành - giúp đỡ về mọi mặt của vị Trụ trì, các thầy và Phật tử chùa Tương Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Hình như, cái việc làm thiện, dù có khác căn cơ - màu áo, nhưng rất dễ có cơ duyên để cùng đồng hành, vì đồng bào - đồng loại...
Và chỉ vậy, cũng nhẹ mọi nỗi lòng, giữa những ngày sống gian nan - khúc khắc thế này...
Thầy Thích Đàm Thu, Trụ trì chùa Tương Mai (HBT-HN) trao tiền ủng hộ Chương trình AABC |
Quần áo, hàng hóa do Tăng ni - Phật tử Chủa Tương Mai ủng hộ Chương trình AABC |
Thầy Trung Tín, đại diện Chùa Phật Ấn (Mỹ Tho, Tiền Giang) bàn việc đồng hành cùng AABC |
Giá mà MTH mặc thêm cái áo như của thầy Trung Tín thì người ta gọi là Thích...Thanh Hải.
Trả lờiXóaTôi thấy tinh thần: Đạo Pháp - Dân Tộc... rất hay, đều vì ấm no, hạnh phúc nhân dân, dễ hiểu và dễ thực hiện làm sao!
Trả lờiXóaThoạt nhìn tấm hình đầu tiên chả biết ông nào là sư thầy. Ông nào cái đầu cũng trọc lóc. Bác Hải mà vào vai sư thầy thì không cần hóa trang! Hehehe.
Trả lờiXóagiá mà các "các đầy tớ các công bộc của dân" có được tấm lòng và ý chí như của Thầy.chả biết thầy có được" học tập làm theo tấm gương"không nhỉ!?
Trả lờiXóa