Mai Thanh Hải - Hành trình Áo ấm biên cương, đến các địa bàn biên giới, đặc biệt là biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc, nơi mà từ hơn 30 năm trước, đã nổ ra cuộc chiến tranh đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, đằng đẵng từ trước ngày 17/2/1979, chính thức kết thúc vào 10 năm sau (1989) và từ đó đến ngày hôm nay, vẫn có những cán bộ chiến sĩ ngã xuống khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên cương... tụi mình luôn ghé qua các Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS).
Ghé qua NTLS không để chơi, đó là điều chắc chắn.
Ghé qua NTLS để cùng dâng hoa lên Đài tưởng niệm cho những người đổ máu đào, giữ từng tấc đất cha ông và sau đó chia nhau thắp hương cho từng ngôi mộ, đọc từng cái tên thân thuộc khắc trên bia đá - xi măng với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị, cấp bậc - chức vụ, ngày hy sinh, nơi hy sinh... để người nằm dưới mộ, ít nhất không bị lãng quên.
Ghé qua NTLS, để cùng chia nhau đến từng ngôi mộ, cẩn thận chụp lại bia mộ ghi thông tin, mang về và lại phân công, chia nhau "chuyển hóa" những dòng chữ mòn vẹt trên bia đá cũ kỹ, thành thông tin liệt sĩ tươi mới - bất tử trên trang Thông tin về Liệt sĩ hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ biên giới, có tên trang rất bình dị: http://saobiengioi.vn
Ở các NTLS biên giới phía Bắc, đại đa số các Liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, đều rất trẻ, quê biên giới hoặc đồng bằng Bắc bộ và những người lính trẻ ấy, những ngày nay vẫn ngã xuống, trong màu áo Biên phòng.
Và cũng có đến các NTLS này, mới thấm thía cái cảnh hoang vu, buồn tẻ như thể bị quên lãng, khi thấy cửa NTLS đóng kín mít, cây cỏ mọc thoải mái, mộ phần cũ kỹ rêu phong, bát hương hoang lạnh, tượng đài tróc vữa lở vôi...
Vẫn biết, mỗi dịp gần ngày 27/7 và Tết nhất, người ta sẽ huy động nhân lực đến dọn cỏ, quét vôi ve, thắp hương đốt mã... khiến NTLS như được xây mới.
Thế nhưng, cái ngày "hoành tráng" ấy đếm được trong mấy đầu ngón tay, khi mà cả năm có đến 360 ngày và sự hoang lạnh, khiến mình cứ tưởng: Những người ngã xuống bị lãng quên?..
Như NTLS huyện Xín Mần (Hà Giang), mà tụi mình ghé qua hôm rồi:
------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin về 126 Liệt sĩ đang nằm tại NTLS huyện Xín Mần (Hà Giang), xin xem chi tiết tại Trang Thông tin: http://saobiengioi.vn
Ghé qua NTLS không để chơi, đó là điều chắc chắn.
Ghé qua NTLS để cùng dâng hoa lên Đài tưởng niệm cho những người đổ máu đào, giữ từng tấc đất cha ông và sau đó chia nhau thắp hương cho từng ngôi mộ, đọc từng cái tên thân thuộc khắc trên bia đá - xi măng với các thông tin: Họ tên, ngày tháng năm sinh, đơn vị, cấp bậc - chức vụ, ngày hy sinh, nơi hy sinh... để người nằm dưới mộ, ít nhất không bị lãng quên.
Ghé qua NTLS, để cùng chia nhau đến từng ngôi mộ, cẩn thận chụp lại bia mộ ghi thông tin, mang về và lại phân công, chia nhau "chuyển hóa" những dòng chữ mòn vẹt trên bia đá cũ kỹ, thành thông tin liệt sĩ tươi mới - bất tử trên trang Thông tin về Liệt sĩ hi sinh trong sự nghiệp bảo vệ biên giới, có tên trang rất bình dị: http://saobiengioi.vn
Ở các NTLS biên giới phía Bắc, đại đa số các Liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, đánh trả quân Trung Quốc xâm lược, đều rất trẻ, quê biên giới hoặc đồng bằng Bắc bộ và những người lính trẻ ấy, những ngày nay vẫn ngã xuống, trong màu áo Biên phòng.
Và cũng có đến các NTLS này, mới thấm thía cái cảnh hoang vu, buồn tẻ như thể bị quên lãng, khi thấy cửa NTLS đóng kín mít, cây cỏ mọc thoải mái, mộ phần cũ kỹ rêu phong, bát hương hoang lạnh, tượng đài tróc vữa lở vôi...
Vẫn biết, mỗi dịp gần ngày 27/7 và Tết nhất, người ta sẽ huy động nhân lực đến dọn cỏ, quét vôi ve, thắp hương đốt mã... khiến NTLS như được xây mới.
Thế nhưng, cái ngày "hoành tráng" ấy đếm được trong mấy đầu ngón tay, khi mà cả năm có đến 360 ngày và sự hoang lạnh, khiến mình cứ tưởng: Những người ngã xuống bị lãng quên?..
Như NTLS huyện Xín Mần (Hà Giang), mà tụi mình ghé qua hôm rồi:
------------------------------------------------------------------------------------
Thông tin về 126 Liệt sĩ đang nằm tại NTLS huyện Xín Mần (Hà Giang), xin xem chi tiết tại Trang Thông tin: http://saobiengioi.vn
Anh ạ! có lần ngay trong nghĩa trang quê tôi, nghĩa trang chợ Vọc Bình Lục bên mỗi tấm bia là một cây hương nhưng tuyệt nhiên không một que nào được đốt mới lạ kỳ, cây hương còn mới nguyên tôi khẳng định thế vì tôi còn sợ hay là người ta đốt rồi mà bị tắt nhưng hóa ra không phải, sao vậy nhỉ?
Trả lờiXóaBộ trưởng Bộ LĐ-TBXH các nhiệm kỳ có bao giờ đến thăm viếng các nghĩa trang liệt sỹ ở vùng địa đầu tổ quốc không bác Hải? Chứ tới "xúc cát", đốt nhang ở những nghĩa trang hoành tráng gần quốc lộ, phố xá rồi sau đó dự tiệc như bà Tiến thì dễ quá, dù hành động đấy của bà nhân ngày 27/7 thì cũng được.
Trả lờiXóaCác quan lớn hãy dành nhiều thời gian hơn, thường xuyên hơn đến viếng các nghĩa trang liệt sỹ, đặc biệt ở những vùng địa đầu tổ quốc. Để qua đó nhân dân thấy được rằng không chỉ nhân dân mà chính quyền này cũng "biết" ghi nhận và mang ơn các Liệt sỹ!
Quê quán liệt sĩ Lù Chỉn Sài còn bị viết sai là Xín Mầm nữa. Tệ thật
Trả lờiXóa