14 tháng 4, 2013

DÙI MÀI KINH SỬ

 Vùng cao biên giới, những trường trung tâm xã hoặc điểm trường chính được xem như "Thủ đô giáo dục" của cả khu vực.

Đã là "Thủ đô" thì phải có tầng lớp cư dân:

Đủ tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước (và cả sự... hậu xét của ai đó), học sinh được vào học hành - sinh hoạt trong trường nội trú, được Nhà nước nuôi từ răng đến miệng, phụ cấp đàng hoàng;

Kkhông đủ tiêu chuẩn vào nội trú, nhưng nhà cũng ở xa - đi lại vất vả như các bạn Nội trú, đành chấp nhận sống... ngoài.

Tức là bố mẹ xuống dựng cho cái lán ở lanh quanh ngoài trường, trong có bếp bằng đá chụm lên, vài giát tre làm thành giường, để lấy chỗ ăn ở - sinh hoạt sau giờ học, trong hành trình vài năm học cơn chữ (vừa học vừa đợi chế độ Nội trú) và cứ cuối tuần, những lít nhít vài ba tuổi lại lếch thếch luồn rừng - trèo núi về bản, chơi với gia đình bó mẹ, chiều chủ nhật lại tay xách nách mang gạo ngô - rau muối... để có thứ tự nấu ăn, đút vào mồm, sống vất vưởng ngoài cổng trường tuần tới.

Đi công tác miền núi, qua các điểm Trường, nhìn lán trại tạm bợ của tụi trẻ bán trú bâu xung quanh trường, tụi trẻ con lờ vờ nấu nướng, nghếch mặt nhớ nhà, thương vô cùng.

Càng thương hơn khi nhìn chúng cắm đầu vào học, bấp chấp mọi khó khăn - vất vả và có khi, tỷ lệ học giỏi đỗ cao của tụi "lăn lộn với cuộc sống, củ giáy của khoai" này còn gấp mấy lần tụi Nội trú, ỷ lại cơm gạo Nhà nước chăm nuôi.

Và có khi chúng học, đến thế này đây, nên tác giả bên xomnhiepanh mới đặt tên bức ảnh là "Dùi mài kinh sử"... Hi! Hi!..

1 nhận xét:

  1. "Không đủ tiêu chuẩn vào nội trú, nhưng nhà cũng ở xa - đi lại vất vả như các bạn Nội trú, đành chấp nhận sống... ngoài."

    *
    Bác có thể đăng cái tiêu chuẩn này cho bà con xem không ?

    Trả lờiXóa