Mai Thanh Hải - Hôm nay, Báo điện tử Người đưa tin (ấn phẩm điện tử của Báo Đời sống và Pháp luật, cơ quan chủ quản là Hội Luật gia Việt Nam, do ông Nguyễn Tiến Thanh làm Tổng Biên tập, 0903472747) đăng mấy bài câu viu về quê mình: Hải Phòng (bài 1 của 1 Sinh viên Đại học Mỏ - Đại chất, hình như cũng dính dáng đến HP và sắp ra Trường, ĐỌC Ở ĐÂY và bài 2 câu viu, có lẽ sau khi người Hải Phòng trên FB phản ứng lại: ĐỌC Ở ĐÂY).
Mình đọc xong, thấy hơi bị phục lãnh đạo Báo Đời sống pháp luật và dĩ nhiên, mình lại ợ chua và chỉ nói được câu "Giẻ rách", xong rồi mới post lại bài cũ mình đã viết về quê.
Hình như, cái báo này cũng có Văn phòng Thường trú dưới Hải Phòng và "cá kiếm" quảng cáo - phát hành từ quê mình, nhiều tiền phết.
Bài của mình, thì đây:
---------------------
Mai Thanh Hải Blog - Mình dân Hải Phòng "đòm trước, cướp sau" nên rất ghét đứa nào, khi nói chuyện, biết mình dân đất Cảng, thường "à" lên vẻ thông hiểu và lau tau kể đặc sản Hải Phòng "Chợ Sắt, bánh đa cua và... Đồ Sơn". Mình biết thừa là cái đứa ấy, thi thoảng lại trốn vợ, xuống Đồ Sơn làm tý ở "Tổng Công ty Đóng gạch Trung ương", chứ biết gì về đất Hải Phòng?..
Mình nhớ lần đầu tiên được ra biển, là Đồ Sơn. Hồi ấy, mình học cấp I, thi học sinh giỏi Văn toàn thành phố, được giải nhì. Bố mình lọc cọc đạp xe chở mình từ quê ra Nhà Hát Lớn nhận giải rình rang cờ hoa, phát biểu. Phần thưởng của mình là chiếc cặp sách to đùng, bên trong đựng cả chục cuốn vở, sách truyện, hộp bút màu (nhận xong phát, xuống ghế ngồi là mình mở cặp, hé nhìn trộm luôn) và 1 bữa ăn no thịt cá lần đầu tiên trong đời.
Hết phát quà, tuyên dương và... chống đói, bố mình ngồi ngoài ăn bánh mỳ lại lóc cóc đón mình. Thấy chiếc cặp to quá, nhà lại xa, bố không cho mình ôm, sợ ngã và lấy dây chun buộc sau xe, bắt mình quặp chân giữ. Mình phải thức dậy từ sáng, ngồi xe mấy tiếng đồng hồ trời nắng, lại... ăn no căng rốn nên chỉ 1 chốc là ôm chặt bố, nhắm mắt ngủ khò khò. Đang ngủ, chợt thấy thiêu thiếu cái gì nên tỉnh dậy, nhìn xuống thì... không thấy cặp. Mình khóc váng, bố mướt mải mồ hôi dừng lại, người đi đường mới bảo: "Qua đoạn đường tàu, mấy thằng ăn cướp chạy theo cắt dây và ôm cặp chạy mất rồi!".
Bố mình quay lại tìm, xin chuộc cũng không được vì đường tàu dài hun hút, nghiện ngập - giang hồ ngán gì bố mình, dù là bộ đội mặc nguyên quân phục trên người. Hôm đó, mình khóc sưng mắt, về đến nhà, mẹ dỗ khản cổ vẫn khóc, đêm ngủ cũng nấc nức nở. Bố mẹ mình thức cả đêm trông mình, vỗ lưng và vỗ về. Thế mà mình trẻ con không biết, mấy ngày sau vẫn giận dỗi, tiếc nuối và thi thoảng lại nức nở khóc òa tiếc phần thưởng. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy là mình trẻ con và càng thương bố mẹ.
Chính vì cái vụ mất phần thưởng này mà sau đó, bố mình đạp xe nửa ngày cho ra chơi Đồ Sơn. 2 bố con dậy từ 5 giờ sáng, mình gật gà ngồi sau theo nhịp lắc xóc ốc của đường xấu, mãi rồi bố mình cũng hô: "Đến biển rồi!". Mình choàng mở mắt: Phía trước là mênh mông sóng nhảy múa, tung hứng một trời sao nhấp nháy những đốm nắng đọng trên đầu sóng; gió ào ạt thổi; hơi mặn, mùi biển níu đầu mũi. Hôm ấy, cũng là lần đầu tiên mình biết nghịch cát, ăn kem và uống nước có đá lạnh...
Bây giờ, mỗi lần đưa cả nhà về quê, thế nào mình cũng vòng xe chở cả 3 gái ra làm vòng Đồ Sơn hoặc ngồi vỉa hè làm trận hải sản, để kể lại chuyện đi biển ngày xưa, để cả nhà mở hết cửa kính, căng ngực hít mùi biển, ngắm đường phố - hoa cỏ - núi rừng. Hôm nào có nhiều thời gian, cả nhà lại chui lên Biệt thự Hoa Lan chính hiệu người Pháp xây dựng, vợ chồng ra hành lang ghếch chân đọc sách, ngắm biển, lũ trẻ con thì chân trần chạy uỳnh uỳnh trên sàn gỗ bóng loáng vân thời gian...
Mình thích một Đồ Sơn lặng lẽ, trầm uất với những thăng trầm thời gian nuốt vào trong ngực. Mùa đông buồn thật đấy, lạnh lẽo co ro thật đấy. Nhưng vào mùa hè, lại căng trần sức biển, xởi lởi đón từ "đại gia" xuống "giải đen", đến công chức - doanh nghiệp trốn vợ xuống "làm tý chị em" và cả những người dân lam lũ, chen ních nhau trên chiếc ôtô khách già nua, cũ kỹ chung tiền thuê được, ra với biển, tựa gốc dừa, ngồi xổm trên bờ cát nhai bánh mỳ, uống trà đá ngắm biển - Như mình của thời thơ bé...
Cởi mở, chân thành nhưng cũng dễ giận, dễ hờn - Thế mới là Hải Phòng
Mình yêu một Đồ Sơn chân chất, thật thà và lam lũ kiếm từng con cá, mẻ tôm. Ban đêm, cả vạn chài đổ ra biển theo những luống sáng trắng li ti trong lòng mẹ biển. Sáng sớm hừng đông, thuyền mủng chật bến, tanh nồng mùi cá và thoăn thoắt bán mua dưới ánh nắng mai vừa hửng, xua đi mọi mây mù.
Ăn sóng - nói gió và chân chất, thẳng băng - Thế mới là Hải Phòng.
Mình nhớ một Đồ Sơn đỏ chót hoa gạo trên bờ cát, cạnh biển mặn, giống cột mốc đánh dấu chủ quyền; rừng rực màu phượng cháy, hết mình cho ước vọng đi xa...
Một Đồ Sơn thơ mộng, thanh bình với đêm khe khẽ mùi hoa Ngọc Lan luồn quan khung cửa, trong rì rào biển hát.
Một Đồ Sơn mịn màng cát dưới gót chân, khe khẽ nước vuốt ve từng nốt hằn trên bờ sóng, cởi trần trên kè đá cùng những người bạn, ôn chuyện xưa, nói chuyện nay và nghĩ đến tương lai sáng sủa, thoáng đãng và tự do.
Có muốn, có ước và tin tưởng - Thế mới là Hải Phòng.
Mình đọc xong, thấy hơi bị phục lãnh đạo Báo Đời sống pháp luật và dĩ nhiên, mình lại ợ chua và chỉ nói được câu "Giẻ rách", xong rồi mới post lại bài cũ mình đã viết về quê.
Hình như, cái báo này cũng có Văn phòng Thường trú dưới Hải Phòng và "cá kiếm" quảng cáo - phát hành từ quê mình, nhiều tiền phết.
Bài của mình, thì đây:
---------------------
Mai Thanh Hải Blog - Mình dân Hải Phòng "đòm trước, cướp sau" nên rất ghét đứa nào, khi nói chuyện, biết mình dân đất Cảng, thường "à" lên vẻ thông hiểu và lau tau kể đặc sản Hải Phòng "Chợ Sắt, bánh đa cua và... Đồ Sơn". Mình biết thừa là cái đứa ấy, thi thoảng lại trốn vợ, xuống Đồ Sơn làm tý ở "Tổng Công ty Đóng gạch Trung ương", chứ biết gì về đất Hải Phòng?..
Mình nhớ lần đầu tiên được ra biển, là Đồ Sơn. Hồi ấy, mình học cấp I, thi học sinh giỏi Văn toàn thành phố, được giải nhì. Bố mình lọc cọc đạp xe chở mình từ quê ra Nhà Hát Lớn nhận giải rình rang cờ hoa, phát biểu. Phần thưởng của mình là chiếc cặp sách to đùng, bên trong đựng cả chục cuốn vở, sách truyện, hộp bút màu (nhận xong phát, xuống ghế ngồi là mình mở cặp, hé nhìn trộm luôn) và 1 bữa ăn no thịt cá lần đầu tiên trong đời.
Hết phát quà, tuyên dương và... chống đói, bố mình ngồi ngoài ăn bánh mỳ lại lóc cóc đón mình. Thấy chiếc cặp to quá, nhà lại xa, bố không cho mình ôm, sợ ngã và lấy dây chun buộc sau xe, bắt mình quặp chân giữ. Mình phải thức dậy từ sáng, ngồi xe mấy tiếng đồng hồ trời nắng, lại... ăn no căng rốn nên chỉ 1 chốc là ôm chặt bố, nhắm mắt ngủ khò khò. Đang ngủ, chợt thấy thiêu thiếu cái gì nên tỉnh dậy, nhìn xuống thì... không thấy cặp. Mình khóc váng, bố mướt mải mồ hôi dừng lại, người đi đường mới bảo: "Qua đoạn đường tàu, mấy thằng ăn cướp chạy theo cắt dây và ôm cặp chạy mất rồi!".
Bố mình quay lại tìm, xin chuộc cũng không được vì đường tàu dài hun hút, nghiện ngập - giang hồ ngán gì bố mình, dù là bộ đội mặc nguyên quân phục trên người. Hôm đó, mình khóc sưng mắt, về đến nhà, mẹ dỗ khản cổ vẫn khóc, đêm ngủ cũng nấc nức nở. Bố mẹ mình thức cả đêm trông mình, vỗ lưng và vỗ về. Thế mà mình trẻ con không biết, mấy ngày sau vẫn giận dỗi, tiếc nuối và thi thoảng lại nức nở khóc òa tiếc phần thưởng. Bây giờ nghĩ lại, mới thấy là mình trẻ con và càng thương bố mẹ.
Chính vì cái vụ mất phần thưởng này mà sau đó, bố mình đạp xe nửa ngày cho ra chơi Đồ Sơn. 2 bố con dậy từ 5 giờ sáng, mình gật gà ngồi sau theo nhịp lắc xóc ốc của đường xấu, mãi rồi bố mình cũng hô: "Đến biển rồi!". Mình choàng mở mắt: Phía trước là mênh mông sóng nhảy múa, tung hứng một trời sao nhấp nháy những đốm nắng đọng trên đầu sóng; gió ào ạt thổi; hơi mặn, mùi biển níu đầu mũi. Hôm ấy, cũng là lần đầu tiên mình biết nghịch cát, ăn kem và uống nước có đá lạnh...
Bây giờ, mỗi lần đưa cả nhà về quê, thế nào mình cũng vòng xe chở cả 3 gái ra làm vòng Đồ Sơn hoặc ngồi vỉa hè làm trận hải sản, để kể lại chuyện đi biển ngày xưa, để cả nhà mở hết cửa kính, căng ngực hít mùi biển, ngắm đường phố - hoa cỏ - núi rừng. Hôm nào có nhiều thời gian, cả nhà lại chui lên Biệt thự Hoa Lan chính hiệu người Pháp xây dựng, vợ chồng ra hành lang ghếch chân đọc sách, ngắm biển, lũ trẻ con thì chân trần chạy uỳnh uỳnh trên sàn gỗ bóng loáng vân thời gian...
Mình thích một Đồ Sơn lặng lẽ, trầm uất với những thăng trầm thời gian nuốt vào trong ngực. Mùa đông buồn thật đấy, lạnh lẽo co ro thật đấy. Nhưng vào mùa hè, lại căng trần sức biển, xởi lởi đón từ "đại gia" xuống "giải đen", đến công chức - doanh nghiệp trốn vợ xuống "làm tý chị em" và cả những người dân lam lũ, chen ních nhau trên chiếc ôtô khách già nua, cũ kỹ chung tiền thuê được, ra với biển, tựa gốc dừa, ngồi xổm trên bờ cát nhai bánh mỳ, uống trà đá ngắm biển - Như mình của thời thơ bé...
Cởi mở, chân thành nhưng cũng dễ giận, dễ hờn - Thế mới là Hải Phòng
Mình yêu một Đồ Sơn chân chất, thật thà và lam lũ kiếm từng con cá, mẻ tôm. Ban đêm, cả vạn chài đổ ra biển theo những luống sáng trắng li ti trong lòng mẹ biển. Sáng sớm hừng đông, thuyền mủng chật bến, tanh nồng mùi cá và thoăn thoắt bán mua dưới ánh nắng mai vừa hửng, xua đi mọi mây mù.
Ăn sóng - nói gió và chân chất, thẳng băng - Thế mới là Hải Phòng.
Mình nhớ một Đồ Sơn đỏ chót hoa gạo trên bờ cát, cạnh biển mặn, giống cột mốc đánh dấu chủ quyền; rừng rực màu phượng cháy, hết mình cho ước vọng đi xa...
Một Đồ Sơn thơ mộng, thanh bình với đêm khe khẽ mùi hoa Ngọc Lan luồn quan khung cửa, trong rì rào biển hát.
Một Đồ Sơn mịn màng cát dưới gót chân, khe khẽ nước vuốt ve từng nốt hằn trên bờ sóng, cởi trần trên kè đá cùng những người bạn, ôn chuyện xưa, nói chuyện nay và nghĩ đến tương lai sáng sủa, thoáng đãng và tự do.
Có muốn, có ước và tin tưởng - Thế mới là Hải Phòng.
Bài này anh viết hay quá. Kỷ niệm đầy xúc động. Ít khi thấy câu chữ của anh cẩn thận đến thế.
Trả lờiXóa