"Nghe nói, hầu như người dân H’Mông nào ở Lũng Cú cũng đều biết đánh
trống đồng. Nhưng không chỉ biết đánh trống đồng, người H’Mông - những
con người tự do như gió và bất khuất như đá mà tôi vô cùng kính phục -
còn có biệt tài đánh giặc xâm lăng. Tôi đã gặp và nghe ở bản nhỏ ấy,
trong bữa trưa mèng méng ấy câu chuyện về người dân bản này đã 3 lần
đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1984" - Mình đã rất sững sờ khi đọc được những dòng này trên Báo Thanh niên số ra ngày Tết Độc lập 2-9 ngay tại nhà của tác giả: Nhà thơ Thanh Thảo.
Sự sững sờ này không nằm trong nội dung bài viết (bởi những câu chữ mà Nhà thơ - Nhà báo Thanh Thảo viết ra từ bao năm nay đã quá xúc động rồi), mà ở sự... "mạnh dạn" của Báo, đã thẳng tay "vạch mặt chỉ tên" rất cụ thể: "người dân bản này đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1984...".
Dường như đã đến lúc, những sự thật bị giấu kín nhiều năm được bóc ra, trả lại đúng cho lịch sử và điều này, khiến mỗi con người Việt vơi bớt nỗi lo lắng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ở ngay trong lòng.
Xin trận trọng giới thiệu bài viết của Nhà thơ Thanh Thảo trên Báo Thanh niên
--------------------------------------------------------------------------------------
Trong gió, trong mưa, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng vẫn bay phần phật. Giây phút ấy, cứ như cả Tổ quốc đang sừng sững trong tâm hồn mỗi chúng tôi...
Tôi rất ấn tượng một đoạn văn trong bút ký Trở lại Mèo Vạc của nhà văn Nguyên Ngọc viết năm 1991: “... Rất đột ngột, bỗng thấy mình đã đứng trên một đỉnh cao chót vót, đỉnh cao nhất. Và trước mặt, một kỳ quan chưa từng thấy: không còn ngọn núi đất nào nữa. Chỉ còn toàn đá. Một cao nguyên đá. Mênh mông, trùng điệp, lô nhô, lởm chởm, cuồn cuộn hàng triệu đợt sóng đá dồn dập như những bức trường thành đá vô tận, nhọn hoắt, sắc lẹm, nham nhở, lở lói, khô cằn, khắc nghiệt... Đá, đá, đá bạt ngàn, hút chân trời. Đá vôi đen xỉn. Và tuyệt không còn gì khác. Cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc đấy.”
Tôi chỉ muốn nói thêm vào đoạn văn đã rất hay này của anh Nguyên Ngọc: còn, còn những nương ngô xanh ngắt mọc trùm lên những mặt núi đá khắc khổ.
Còn, còn cột cờ Lũng Cú sừng sững hiên ngang trên đỉnh ngọn núi Rồng cao 1.700 m so với mặt nước biển, cột cờ trấn giữ điểm cực Bắc của Tổ quốc chúng ta.
Người ta nói, nếu hình dung đường biên giới Việt-Trung như một chóp nón, thì hai điểm thấp nhất nằm ở A-pa-chải (Điện Biên), Sa Vĩ (Móng Cái), còn chóp là Lũng Cú. Và, tâm đỉnh của Lũng Cú chính là ngọn núi Rồng.
Cuối tháng 7/2012, khi tôi lên đây, cao nguyên đá Đồng Văn đã vào mùa mưa.
Từ thị trấn Đồng Văn đi Lũng Cú chỉ khoảng 30 km, nhưng do đường quanh quất cua tay áo, và buổi sáng xe toàn chạy trong mây hay sa mù, nên chúng tôi phải đi mất hơn giờ đồng hồ mới tới.
Lúc chúng tôi dừng ở chân núi Rồng, trời nắng đẹp. Nhưng chỉ khoảng 5 phút sau, khi chúng tôi bắt đầu leo 389 bậc dẫn lên đỉnh núi nơi dựng cột cờ, trời đột ngột đổ mưa lớn. Mưa nắng thất thường có lẽ là một đặc điểm của vùng chót đỉnh cực Bắc này chăng? Không ai trong đoàn dừng lại hay bỏ cuộc. Chúng tôi đội mưa leo qua 389 bậc dẫn tới đỉnh núi.
Tại sao có con số 389 bậc?
Tối hôm trước, chúng tôi đã ngủ lại một đêm với các chiến sĩ Huyện đội Đồng Văn, chuyện trò rất khuya với đại tá Lê Trân - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện. Anh Lê Trân mới “bật mí”, chính anh là tác giả của con số 389 bậc đá này: “Thông thường, khi tính con số đẹp, người ta hay chọn “9 nút”. Riêng tôi lại nghĩ: nhất chín, nhì bù. Đã đành, số 9 là con số đẹp nhất, nhưng số 10 lại tính thêm được phần “bù” của những người lính bảo vệ biên cương chúng tôi. Khi cầm súng ở địa đầu Tổ quốc này, chúng tôi nghĩ cả đất nước luôn đứng đằng sau mình, luôn “bù” cho mình tất cả những tình cảm thiết tha yêu mến nhất. Cột cờ Lũng Cú tượng trưng cho ý chí và sự kiên định bảo vệ từng tấc đất từng mỏm đá của Tổ quốc, đó cũng là khát vọng của những người lính biên cương chúng tôi. Vì thế, tôi đề nghị với ban xây dựng Cột Cờ nên chọn con số 389 (bậc), một con số “tiến” và nếu cộng lại thì “tròn 10”. Đó là con số cuối cùng, tột đỉnh, như một lời thề”.
Khi đã đọc xong “lời thề” 389 bậc, và leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc ngay trong lòng cột cờ, chúng tôi đã lên tới đỉnh Lũng Cú. Gió ào ạt. Mưa quất xối xả. Nhưng trong gió, trong mưa, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng có diện tích 54 m2 - tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam - được cắm trên cán cờ cao 13 m vẫn bay phần phật. Giây phút ấy, cả đoàn chúng tôi như ngập trong một trạng thái đặc biệt: cứ như cả Tổ quốc đang sừng sững trong gió trong mưa, đang sừng sững trong tâm hồn mình. Lá cờ thiêng vẫn tung bay phần phật, bất chấp thời tiết. Đó thực sự là một biểu tượng cho nước non mình, dù chịu bao khắc nghiệt đắng cay vẫn ngẩng cao đầu không khuất phục. Có một luồng năng lượng kỳ lạ nào chợt lưu chuyển trong tôi, khiến toàn thân đột nhiên ấm áp, mặc cho gió mưa quất tơi tả bốn bề.
Khi rời đỉnh Cột Cờ xuống chân núi, bỗng mưa tạnh. Nắng lên. Trời xanh ngắt.
Lũng Cú - tiếng H’Mông có nghĩa là “Long cư” - nơi cư ngụ của rồng. Còn theo một truyền thuyết của người địa phương, thì ở thời Tây Sơn, sau khi Hoàng đế Quang Trung đại thắng quân xâm lược phương bắc, ông đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn tại Lũng Cú, và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi ầm vang xa đến bên kia biên giới cũng nghe được. Những hồi trống đĩnh đạc khẳng định chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc chúng ta. Và tên Lũng Cú còn có nghĩa là “Long Cổ” - tức trống của vua. Một truyền thuyết thật đẹp, và rất Việt Nam.
Khởi từ thời Lý Thường Kiệt, sau rất nhiều lần xây dựng lại và trùng tu, cột cờ quốc gia Lũng Cú mà chúng tôi chiêm ngưỡng hôm nay được hoàn thành ở lần nâng cấp sau cùng vào đúng ngày 2.9.2010. Đã nhiều lần, các vị chủ tịch nước Việt Nam đã lên thăm cột cờ Lũng Cú.
Tôi rất thích bức ảnh chụp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đứng trên chót đỉnh cột cờ, phía sau có một vệ binh nghiêm trang bồng súng chào, cùng lời nói lịch sử của vị nguyên thủ quốc gia: “Phải giữ cho được từng tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta!”. Không ở đâu hơn khi đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, chúng tôi thấm thía từng chữ của câu nói này. Vì trước mặt chúng tôi, rất gần, là biên giới, còn phía sau chúng tôi là trùng điệp mênh mang cao nguyên đá Đồng Văn.
Năm nay, bà con H’Mông ở Lũng Cú - Đồng Văn được mùa ngô. Những trái bắp mập mẩy, nặng trĩu tay cầm. Đã có biết bao mồ hôi đổ ra trên tầng tầng đá núi để được những trái ấy. Cũng như có biết bao xương máu đồng bào và liệt sĩ chúng ta đã đổ ra cho cột cờ quốc gia Lũng Cú đứng hiên ngang một dáng hình Tổ quốc. Nếu đất nước ta là một con tàu như nhà thơ Xuân Diệu đã hình dung, mũi tàu là mũi Cà Mau, thì cột cờ Lũng Cú chính là cột cờ ở đằng lái của con tàu. Uy nghiêm và điềm tĩnh phóng tầm mắt cảnh giác bao quát cả miền biên viễn cực bắc Tổ quốc.
Ngày Quốc khánh 2.9 năm nay, lại hiển hiện trong tôi cột cờ Lũng Cú, nơi tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi một lần trong đời được đến viếng thăm, một lần được leo lên tới chót đỉnh.
Tôi coi chuyến đi về cột cờ Lũng Cú của mình như một cuộc hành hương, mà khởi đầu là Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên - Hà Giang, và kết thúc là một bữa trưa trong bản nhỏ của người H’Mông, nơi lần đầu tiên tôi được ăn ngon lành 3 bát mèng méng kèm dưa nương, trước ánh mắt thân thương của bà con người H’Mông.
Nghe nói, hầu như người dân H’Mông nào ở Lũng Cú cũng đều biết đánh trống đồng. Nhưng không chỉ biết đánh trống đồng, người H’Mông - những con người tự do như gió và bất khuất như đá mà tôi vô cùng kính phục - còn có biệt tài đánh giặc xâm lăng.
Tôi đã gặp và nghe ở bản nhỏ ấy, trong bữa trưa mèng méng ấy câu chuyện về người dân bản này đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1984. Nhưng có lẽ, đó là câu chuyện dành cho một bài viết khác...
Thanh Thảo
Sự sững sờ này không nằm trong nội dung bài viết (bởi những câu chữ mà Nhà thơ - Nhà báo Thanh Thảo viết ra từ bao năm nay đã quá xúc động rồi), mà ở sự... "mạnh dạn" của Báo, đã thẳng tay "vạch mặt chỉ tên" rất cụ thể: "người dân bản này đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1984...".
Dường như đã đến lúc, những sự thật bị giấu kín nhiều năm được bóc ra, trả lại đúng cho lịch sử và điều này, khiến mỗi con người Việt vơi bớt nỗi lo lắng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, ở ngay trong lòng.
Xin trận trọng giới thiệu bài viết của Nhà thơ Thanh Thảo trên Báo Thanh niên
--------------------------------------------------------------------------------------
Trong gió, trong mưa, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng vẫn bay phần phật. Giây phút ấy, cứ như cả Tổ quốc đang sừng sững trong tâm hồn mỗi chúng tôi...
Tôi rất ấn tượng một đoạn văn trong bút ký Trở lại Mèo Vạc của nhà văn Nguyên Ngọc viết năm 1991: “... Rất đột ngột, bỗng thấy mình đã đứng trên một đỉnh cao chót vót, đỉnh cao nhất. Và trước mặt, một kỳ quan chưa từng thấy: không còn ngọn núi đất nào nữa. Chỉ còn toàn đá. Một cao nguyên đá. Mênh mông, trùng điệp, lô nhô, lởm chởm, cuồn cuộn hàng triệu đợt sóng đá dồn dập như những bức trường thành đá vô tận, nhọn hoắt, sắc lẹm, nham nhở, lở lói, khô cằn, khắc nghiệt... Đá, đá, đá bạt ngàn, hút chân trời. Đá vôi đen xỉn. Và tuyệt không còn gì khác. Cao nguyên Đồng Văn - Mèo Vạc đấy.”
Tôi chỉ muốn nói thêm vào đoạn văn đã rất hay này của anh Nguyên Ngọc: còn, còn những nương ngô xanh ngắt mọc trùm lên những mặt núi đá khắc khổ.
Còn, còn cột cờ Lũng Cú sừng sững hiên ngang trên đỉnh ngọn núi Rồng cao 1.700 m so với mặt nước biển, cột cờ trấn giữ điểm cực Bắc của Tổ quốc chúng ta.
Người ta nói, nếu hình dung đường biên giới Việt-Trung như một chóp nón, thì hai điểm thấp nhất nằm ở A-pa-chải (Điện Biên), Sa Vĩ (Móng Cái), còn chóp là Lũng Cú. Và, tâm đỉnh của Lũng Cú chính là ngọn núi Rồng.
Cuối tháng 7/2012, khi tôi lên đây, cao nguyên đá Đồng Văn đã vào mùa mưa.
Từ thị trấn Đồng Văn đi Lũng Cú chỉ khoảng 30 km, nhưng do đường quanh quất cua tay áo, và buổi sáng xe toàn chạy trong mây hay sa mù, nên chúng tôi phải đi mất hơn giờ đồng hồ mới tới.
Lúc chúng tôi dừng ở chân núi Rồng, trời nắng đẹp. Nhưng chỉ khoảng 5 phút sau, khi chúng tôi bắt đầu leo 389 bậc dẫn lên đỉnh núi nơi dựng cột cờ, trời đột ngột đổ mưa lớn. Mưa nắng thất thường có lẽ là một đặc điểm của vùng chót đỉnh cực Bắc này chăng? Không ai trong đoàn dừng lại hay bỏ cuộc. Chúng tôi đội mưa leo qua 389 bậc dẫn tới đỉnh núi.
Tại sao có con số 389 bậc?
Tối hôm trước, chúng tôi đã ngủ lại một đêm với các chiến sĩ Huyện đội Đồng Văn, chuyện trò rất khuya với đại tá Lê Trân - Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện. Anh Lê Trân mới “bật mí”, chính anh là tác giả của con số 389 bậc đá này: “Thông thường, khi tính con số đẹp, người ta hay chọn “9 nút”. Riêng tôi lại nghĩ: nhất chín, nhì bù. Đã đành, số 9 là con số đẹp nhất, nhưng số 10 lại tính thêm được phần “bù” của những người lính bảo vệ biên cương chúng tôi. Khi cầm súng ở địa đầu Tổ quốc này, chúng tôi nghĩ cả đất nước luôn đứng đằng sau mình, luôn “bù” cho mình tất cả những tình cảm thiết tha yêu mến nhất. Cột cờ Lũng Cú tượng trưng cho ý chí và sự kiên định bảo vệ từng tấc đất từng mỏm đá của Tổ quốc, đó cũng là khát vọng của những người lính biên cương chúng tôi. Vì thế, tôi đề nghị với ban xây dựng Cột Cờ nên chọn con số 389 (bậc), một con số “tiến” và nếu cộng lại thì “tròn 10”. Đó là con số cuối cùng, tột đỉnh, như một lời thề”.
Khi đã đọc xong “lời thề” 389 bậc, và leo thêm 140 bậc thang xoắn ốc ngay trong lòng cột cờ, chúng tôi đã lên tới đỉnh Lũng Cú. Gió ào ạt. Mưa quất xối xả. Nhưng trong gió, trong mưa, lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng có diện tích 54 m2 - tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam - được cắm trên cán cờ cao 13 m vẫn bay phần phật. Giây phút ấy, cả đoàn chúng tôi như ngập trong một trạng thái đặc biệt: cứ như cả Tổ quốc đang sừng sững trong gió trong mưa, đang sừng sững trong tâm hồn mình. Lá cờ thiêng vẫn tung bay phần phật, bất chấp thời tiết. Đó thực sự là một biểu tượng cho nước non mình, dù chịu bao khắc nghiệt đắng cay vẫn ngẩng cao đầu không khuất phục. Có một luồng năng lượng kỳ lạ nào chợt lưu chuyển trong tôi, khiến toàn thân đột nhiên ấm áp, mặc cho gió mưa quất tơi tả bốn bề.
Khi rời đỉnh Cột Cờ xuống chân núi, bỗng mưa tạnh. Nắng lên. Trời xanh ngắt.
Lũng Cú - tiếng H’Mông có nghĩa là “Long cư” - nơi cư ngụ của rồng. Còn theo một truyền thuyết của người địa phương, thì ở thời Tây Sơn, sau khi Hoàng đế Quang Trung đại thắng quân xâm lược phương bắc, ông đã cho đặt một chiếc trống đồng rất lớn tại Lũng Cú, và cứ mỗi canh giờ trống lại được gióng lên ba hồi ầm vang xa đến bên kia biên giới cũng nghe được. Những hồi trống đĩnh đạc khẳng định chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc chúng ta. Và tên Lũng Cú còn có nghĩa là “Long Cổ” - tức trống của vua. Một truyền thuyết thật đẹp, và rất Việt Nam.
Khởi từ thời Lý Thường Kiệt, sau rất nhiều lần xây dựng lại và trùng tu, cột cờ quốc gia Lũng Cú mà chúng tôi chiêm ngưỡng hôm nay được hoàn thành ở lần nâng cấp sau cùng vào đúng ngày 2.9.2010. Đã nhiều lần, các vị chủ tịch nước Việt Nam đã lên thăm cột cờ Lũng Cú.
Tôi rất thích bức ảnh chụp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đứng trên chót đỉnh cột cờ, phía sau có một vệ binh nghiêm trang bồng súng chào, cùng lời nói lịch sử của vị nguyên thủ quốc gia: “Phải giữ cho được từng tấc đất mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta!”. Không ở đâu hơn khi đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú, chúng tôi thấm thía từng chữ của câu nói này. Vì trước mặt chúng tôi, rất gần, là biên giới, còn phía sau chúng tôi là trùng điệp mênh mang cao nguyên đá Đồng Văn.
Năm nay, bà con H’Mông ở Lũng Cú - Đồng Văn được mùa ngô. Những trái bắp mập mẩy, nặng trĩu tay cầm. Đã có biết bao mồ hôi đổ ra trên tầng tầng đá núi để được những trái ấy. Cũng như có biết bao xương máu đồng bào và liệt sĩ chúng ta đã đổ ra cho cột cờ quốc gia Lũng Cú đứng hiên ngang một dáng hình Tổ quốc. Nếu đất nước ta là một con tàu như nhà thơ Xuân Diệu đã hình dung, mũi tàu là mũi Cà Mau, thì cột cờ Lũng Cú chính là cột cờ ở đằng lái của con tàu. Uy nghiêm và điềm tĩnh phóng tầm mắt cảnh giác bao quát cả miền biên viễn cực bắc Tổ quốc.
Ngày Quốc khánh 2.9 năm nay, lại hiển hiện trong tôi cột cờ Lũng Cú, nơi tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc khi một lần trong đời được đến viếng thăm, một lần được leo lên tới chót đỉnh.
Tôi coi chuyến đi về cột cờ Lũng Cú của mình như một cuộc hành hương, mà khởi đầu là Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên - Hà Giang, và kết thúc là một bữa trưa trong bản nhỏ của người H’Mông, nơi lần đầu tiên tôi được ăn ngon lành 3 bát mèng méng kèm dưa nương, trước ánh mắt thân thương của bà con người H’Mông.
Nghe nói, hầu như người dân H’Mông nào ở Lũng Cú cũng đều biết đánh trống đồng. Nhưng không chỉ biết đánh trống đồng, người H’Mông - những con người tự do như gió và bất khuất như đá mà tôi vô cùng kính phục - còn có biệt tài đánh giặc xâm lăng.
Tôi đã gặp và nghe ở bản nhỏ ấy, trong bữa trưa mèng méng ấy câu chuyện về người dân bản này đã 3 lần đánh thắng quân xâm lược Trung Quốc vào năm 1984. Nhưng có lẽ, đó là câu chuyện dành cho một bài viết khác...
Thanh Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét