Nẵng rờ rỡ, như thể có bao nhiêu nắng, đổ hết xuống đảo tiền tiêu. Đã thế biển lại xanh ngằn ngặt và gió, cứ thun thút thổi trên nóc tàu, như níu kéo những người mới đến: "Thấy chưa? Đã bảo rồi mà!. Lý Sơn khi nào cũng thoáng đạt, phóng khoáng và hết mình, nhất là với cái nắng, cái gió!". Buổi sáng dậy sớm qua đảo Bé An Bình, xem cái Công ty DuSan nào đấy của Hàn Quốc, đang làm ăn ở Dung Quất tổ chức Lễ Khánh thành Hệ thống lọc nước mặn thành nước ngọt, phục vụ cho các hộ dân trên đảo. Cứ tưởng ở cái nơi đi vài tiếng đồng hồ mới tới nơi, thiếu từ hạt gạo cho đến giọt nước này, cái sự giản tiện nó sẽ hiện diện. Thế nhưng cũng đủ hết, từ phông màn cắt chữ Nhiệt liệt chào mừng xanh đỏ cho đến cổng chào bơm hơi vàng khè, thảm đỏ trải từ bờ cát, qua ruộng tỏi vào đường bê tông lơ ngơ lạ lẫm... và cả cái màn "phùn phụt" giấy trang kim, bay chấp chới như ma trơi. Thế mới biết dù là Tây, nhưng sang ta cũng đều chuộng hình thức. Mà cơ khổ, nắng thế, cát thế, nóng thế, ngột ngạt thế, đến mấy con chó tò mò đến ngóng xem cũng phải thở hồng hộc, lè hết cả lưỡi, thì nói gì đến các lãnh đạo từ Bộ ngành Trung ương cho đến lãnh đạo Sở huyện - báo chí - doanh nghiệp - đối tác - PG... Thế mà vẫn phải ngồi đấy cả đống, vừa quệt mồ hôi, cuộn mũ lưỡi trai quạt phành phạch, vừa nghe đủ mọi phát biểu cảm nghĩ cảm ơn, từ cấp trên cho đến cấp dưới, mãi gần 12 giờ sáng mới xong. Mình thì chả dại như vậy: Đảo qua tý, nhìn tý không khí và trải nghiệm "nắng nóng - đông người" phát là hổn hển đạp chiếc xe 50 chuyên chở hàng hóa của UBND xã An Bình, lượn vòng quanh các ngõ ngách trên đảo. Hôm nay, bà con vui lắm vì ít nhất trong mùa khô này, cũng có nước ngọt được cấp phát từ DuSan, chả phải mua 200.000 đồng/ m3 nước sinh hoạt nữa. Vui đến mức, mấy anh em nhà Bùi Huệ khi thấy mình lọ mọ trèo lên cây bàng vuông hái quả, đã "cày bừa" nát dưới gốc mấy cây bàng vuông cổ thụ ngoài đảo, tìm những quả to nhất, đẹp nhất và có khả năng ươm sống nhất, để tặng cho mình mang về trồng xanh. Mọi người bảo: "Ngoài này chỉ có nắng, gió, nước biển và hơi muối nên không mang về được. Chỉ còn mầm xanh cây bàng vuông giữ đảo, làm quà gửi về đất liền, từ đảo nhỏ tiền tiêu!"... Và mình sẽ mang về, như mang nắng cát và gió của đảo gửi Hà Nội trái tim. |
Chào Hài,nhìn hình trên thích quá,nhưng đem từ biển vào đất liển cây có phát triển bình thường không nhỉ...vì không có vị mặn mặn .giá Hài đề dành cho 1 cây " giống " ít nửa về phép đem sang trời Tây ,trồng làm kỉ niệm thì hay quá .
Trả lờiXóaHay nghe Hải nói về bàng vuông song không hiểu hình thù nó như thế nào. Hôm nay được xem ảnh thấy đẹp quá, và cũng lạ nữa, trông không giống bàng thường. Tiếc là không đem về đất liền trồng được vì tất cả các phần của cây bàng vuông đều có độc tính. Nhớ hồi bé trước của nhà mình có 2 cây bàng to, đến mùa quả nhiều vô kể, suốt ngày leo trèo bồi dưỡng; thích thế. Tra xem http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0ng_vu%C3%B4ng nói gì về bàng vuông nào:
Trả lờiXóaBàng vuông hay bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển là một loài thuộc chi Barringtonia, là thực vật bản địa ở rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới và đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, từ Zanzibar tới Đài Loan, Philippines, Fiji, New Caledonia và Việt Nam (Hoàng Sa, Trường Sa). Sách đỏ Việt Nam xếp loại bàng vuông ở mức độ đe dọa bậc R (hiếm).
Đây là loại cây gỗ nhỏ tới vừa, mọc tới độ cao 7–25 m. Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình trứng ngược, dài 20–40 cm, rộng 10–20 cm. Lá rụng vào mùa đông.
Hoa trắng, mọc thành chùm ở đầu cành, dài 10 – 20 cm. Hoa lưỡng tính, gốc hoa có một lá bắc nhỏ, cuống hoa dài 3,5 – 4 cm. Lá đài 2, to gần bằng nhau, màu xanh lục, dài 3,3 - 3,5 cm, rộng 3,8 – 4 cm.
Quả có đường kính khoảng 9–11 cm, hình đèn lồng 4 hoặc 5 cạnh vuông, bên trong là lớp xơ xốp dày bao bọc một hạt có đường kính 4–5 cm
Quả phát tán bằng cách trôi nổi trên biển, nó có thể trôi nổi đến 2 năm mà không bị hỏng. Đây là một trong những loài thực vật đầu tiên di cư đến Anak Krakatau khi núi lửa này xuất hiện lần đầu sau vụ nổ Krakatau.[2]
Bàng vuông là loại cây thường gặp trong các rừng đước ở Malaysia và các vùng đất ngập nước như Vùng ngập nước Kuching và Vườn quốc gia Bako. Tại Malaysia, bàng vuông được gọi là Putat laut hoặc Butun.
Tất cả các phần của cây bàng vuông đều có độc tính, trong các chất độc có cả các chất saponin. Hạt bàng vuông từng được xay thành bột để giết hoặc làm cá bị tê liệt khi đánh cá.[2]
Cùng với phong ba, bàng vuông là một trong những loài cây đặc thù của Quần đảo Trường Sa. Khi thiếu lá dong, bộ đội Việt Nam đóng trên quần đảo này dùng lá hai loài cây này để gói bánh chưng đón Tết[4].
Báo Thanh niên, Tết sớm trên đảo Sinh Tồn, 15/01/2008
Xa quê18:37:00 31-08-2012
Trả lờiXóaChào Hài,nhìn hình trên thích quá,nhưng đem từ biển vào đất liển cây có phát triển bình thường không nhỉ...vì không có vị mặn mặn .giá Hài đề dành cho 1 cây " giống " ít nửa về phép đem sang trời Tây ,trồng làm kỉ niệm thì hay quá .....
Mình là người quen anh Thuấn -Balidenwerda -Đức,chủ trang " Trại chó Trần gia "....Nếu có 1 cây bàng vuông,minh sẽ đem sang Balan,xin phép những người có trách nhiệm,trồng ở khu chùa Nhân hòa -chùa của ộng dồng người Viết tại Balan, cách Warszawa khoảng 25km,đang chuẩn bị khởi công.Trồng ở đó có nhiều ý nghĩa về nhiều mặt hơn...,chứ không trồng ở nhà mình.Mong hồi âm của Hải.