Mình hay nhận được những lá thư, cú điện thoại, tin nhắn hỏi tìm mộ Liệt sĩ.
Ban đầu thì rất ngạc nhiên, thậm chí có khi còn bực, với lý do: "Tôi không phải nhà ngoại cảm, tìm mộ Liệt sĩ. Mọi người liên hệ nhầm rồi!".
Nhưng khi nghe những người gọi đến mình trình bày, mới thấy căn cớ của vấn đề và trách mình vô cùng.
Không ai hỏi về Liệt sĩ hy sinh trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ cả.
Toàn hỏi về người thân mình, ngã xuống trên những nẻo đường biên giới, trong những năm 79-89, chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Đến nay, vẫn chưa có con số chính xác về những người lính đã hy sinh trong những năm dài dằng dặc giữ biên giới và sự hy sinh của họ, chỉ tồn tại trong sách báo xuất bản những năm đó cùng lời kể truyền miệng của đồng đội - người thân, tịnh những năm nay, hình như có rất ít những dòng công khai viết về họ.
Hành trình của mình đi dọc biên cương, thường dừng lại ở những bia bê tông hình chóp cong, đặt trong mái nhà không tường cũng cong, ghi tên các Liệt sĩ "hy sinh trong khi bảo vệ biên giới" (hình như các tỉnh biên giới phía Bắc, dùng chung 1 mẫu bia ghi tên Liệt sĩ) và những Nghĩa trang Liệt sĩ từ cấp Lâm - Nông trường, thôn xã, cho đến huyện tỉnh, nằm rải rác khắp các góc thị trấn, trung tâm xã, ven đường, ngọn đồi, cuối rừng... - Nghĩa trang nào cũng vắng lặng và xanh rì rêu phong.
Và dĩ nhiên, khi nào mình cũng cố gắng chụp được tên các anh chị trên bia mộ, dành thời gian viết điều gì đó, đăng trên Blog, hòng mong những người còn sống nhận ra người thân của mình và những người đã ngã xuống, không bị quên lãng...
Rất muốn! Rất ước ao có điều kiện, có thời gian, có trang thiết bị - tiền bạc... để đi hết các nơi có Nghĩa trang Liệt sĩ, bia mộ ghi tên ở khắp các nơi thuộc 6 tỉnh biên giới, ghi lại hình - viết từng tên người trên từng ngôi mộ, đang nằm lặng lẽ bao nhiêu năm, tập hợp thành 1 dữ liệu Nghĩa trang Liệt sĩ chống thời kỳ bảo vệ biên cương, cho các anh không bị quên lãng, người nhà dễ tìm và lớp trẻ cũng biết đất nước mình có một thời như thế, có những người nằm xuống như thế... mà mấy năm rồi, cứ trầy trật không kham nổi.
Chiều nay, lại nhận được điện thoại của 1 bạn, nức nở: "Mới đọc - xem về Nghĩa trang Liệt sĩ Cao Bằng. Nhờ anh tìm giúp phần mộ của người chú, hy sinh tháng 3/1979", khiến ước mơ lập Hệ thống dữ liệu về các phần mộ Liệt sĩ càng cháy bỏng.
Mình chắc là hài cốt của Liệt sĩ chống Trung Quốc không thể mất giống như trong chống Pháp - Mỹ, mà chỉ lẩn quất, thất lạc đâu đó ngay trên đất mẹ thôi, nhưng để tìm giữa bao nhiêu Nghĩa trang biên giới này, cũng không hề đơn giản...
Ai đọc được những dòng này, giúp mình và gia đình Liệt sĩ với.
Cũng xin được nói rõ là gia đình đã nhiều lần lên Cao Bằng tìm kiếm nhưng không có thông tin. Bên cạnh đó, theo gia đình thì ngày hy sinh của Liệt sĩ, ghi trông Giấy Báo tử cũng không đúng!..
------------------------------------------------------------------------
Đăng nguyên văn email gửi đến Blog MTH:
Liệt sĩ: LÊ VĂN CHIẾN, Sinh năm 1960
Quê quán: Thôn Gò Pháo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
Nhập ngũ: Tháng 11 năm 1978.
Cấp bậc : Hạ sỹ
Đơn vị: D9 E 852 Sư 322 Quân Đoàn 26 (Quân đoàn 2 thì chính xác hơn - MTH)
Theo Giấy Báo tử thì Liệt sĩ Lê Văn Chiến hy sinh ngày 06/03/1979 tại xã Bạch Đằng, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
Theo đồng đội kể lại: Đơn vị Hạ sĩ Lê Văn Chiến chốt tại cầu Tài Hồ Sìn (Cao Bằng). Một buổi sáng, Hạ sĩ Chiến xuống nhà bếp lấy cơm thì bị pháo kích Trung Quốc bắn trúng trận địa.
Chiến bị thương vào bụng rất nặng, đồng đội lấy bát úp vào bụng để đỡ ruột lòi ra ngoài,băng bó rồi chuyển về Trạm Quân y nào đó.
Từ đấy, gia đình không biết tin tức Hạ sĩ Chiến ở đâu. Chỉ nghe đồng đội nói Chiến đã hy sinh,gia đình mới ra UBND xã Hợp Thịnh,huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang hỏi thăm. Sau đó UBND xã gửi Giấy Báo tử về gia đình.
Trên đây là những thông tin ít ỏi của Chiến, gia đình chúng tôi rất mong muốn có được những thông tin về Liệt sỹ: LÊ VĂN CHIẾN.
Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ:
LÊ VĂN TRƯỜNG, Thôn Gò Pháo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. ĐT 01664751560 Hoặc : LÊ VĂN KHÁNH, GIÁP MINH HẬU, CTY CP DƯỢC PHẨM VÀ TBYT HẬU GIANG. Địa chỉ : Q337 TT DƯỢC PHẨM HAPUMEDICENTER (SỐ 1 NGUYỄN HUY TƯỞNG –THANH XUÂN HÀ NỘI). ĐT: 0984362412-0942650468; giapminhhau@gmail.com.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn!.
Ban đầu thì rất ngạc nhiên, thậm chí có khi còn bực, với lý do: "Tôi không phải nhà ngoại cảm, tìm mộ Liệt sĩ. Mọi người liên hệ nhầm rồi!".
Nhưng khi nghe những người gọi đến mình trình bày, mới thấy căn cớ của vấn đề và trách mình vô cùng.
Không ai hỏi về Liệt sĩ hy sinh trong giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ cả.
Toàn hỏi về người thân mình, ngã xuống trên những nẻo đường biên giới, trong những năm 79-89, chống quân Trung Quốc xâm lược, bảo vệ biên cương Tổ quốc.
Đến nay, vẫn chưa có con số chính xác về những người lính đã hy sinh trong những năm dài dằng dặc giữ biên giới và sự hy sinh của họ, chỉ tồn tại trong sách báo xuất bản những năm đó cùng lời kể truyền miệng của đồng đội - người thân, tịnh những năm nay, hình như có rất ít những dòng công khai viết về họ.
Hành trình của mình đi dọc biên cương, thường dừng lại ở những bia bê tông hình chóp cong, đặt trong mái nhà không tường cũng cong, ghi tên các Liệt sĩ "hy sinh trong khi bảo vệ biên giới" (hình như các tỉnh biên giới phía Bắc, dùng chung 1 mẫu bia ghi tên Liệt sĩ) và những Nghĩa trang Liệt sĩ từ cấp Lâm - Nông trường, thôn xã, cho đến huyện tỉnh, nằm rải rác khắp các góc thị trấn, trung tâm xã, ven đường, ngọn đồi, cuối rừng... - Nghĩa trang nào cũng vắng lặng và xanh rì rêu phong.
Và dĩ nhiên, khi nào mình cũng cố gắng chụp được tên các anh chị trên bia mộ, dành thời gian viết điều gì đó, đăng trên Blog, hòng mong những người còn sống nhận ra người thân của mình và những người đã ngã xuống, không bị quên lãng...
Rất muốn! Rất ước ao có điều kiện, có thời gian, có trang thiết bị - tiền bạc... để đi hết các nơi có Nghĩa trang Liệt sĩ, bia mộ ghi tên ở khắp các nơi thuộc 6 tỉnh biên giới, ghi lại hình - viết từng tên người trên từng ngôi mộ, đang nằm lặng lẽ bao nhiêu năm, tập hợp thành 1 dữ liệu Nghĩa trang Liệt sĩ chống thời kỳ bảo vệ biên cương, cho các anh không bị quên lãng, người nhà dễ tìm và lớp trẻ cũng biết đất nước mình có một thời như thế, có những người nằm xuống như thế... mà mấy năm rồi, cứ trầy trật không kham nổi.
Chiều nay, lại nhận được điện thoại của 1 bạn, nức nở: "Mới đọc - xem về Nghĩa trang Liệt sĩ Cao Bằng. Nhờ anh tìm giúp phần mộ của người chú, hy sinh tháng 3/1979", khiến ước mơ lập Hệ thống dữ liệu về các phần mộ Liệt sĩ càng cháy bỏng.
Mình chắc là hài cốt của Liệt sĩ chống Trung Quốc không thể mất giống như trong chống Pháp - Mỹ, mà chỉ lẩn quất, thất lạc đâu đó ngay trên đất mẹ thôi, nhưng để tìm giữa bao nhiêu Nghĩa trang biên giới này, cũng không hề đơn giản...
Ai đọc được những dòng này, giúp mình và gia đình Liệt sĩ với.
Cũng xin được nói rõ là gia đình đã nhiều lần lên Cao Bằng tìm kiếm nhưng không có thông tin. Bên cạnh đó, theo gia đình thì ngày hy sinh của Liệt sĩ, ghi trông Giấy Báo tử cũng không đúng!..
------------------------------------------------------------------------
Đăng nguyên văn email gửi đến Blog MTH:
Liệt sĩ: LÊ VĂN CHIẾN, Sinh năm 1960
Quê quán: Thôn Gò Pháo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang
Nhập ngũ: Tháng 11 năm 1978.
Cấp bậc : Hạ sỹ
Đơn vị: D9 E 852 Sư 322 Quân Đoàn 26 (Quân đoàn 2 thì chính xác hơn - MTH)
Theo Giấy Báo tử thì Liệt sĩ Lê Văn Chiến hy sinh ngày 06/03/1979 tại xã Bạch Đằng, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng.
Theo đồng đội kể lại: Đơn vị Hạ sĩ Lê Văn Chiến chốt tại cầu Tài Hồ Sìn (Cao Bằng). Một buổi sáng, Hạ sĩ Chiến xuống nhà bếp lấy cơm thì bị pháo kích Trung Quốc bắn trúng trận địa.
Chiến bị thương vào bụng rất nặng, đồng đội lấy bát úp vào bụng để đỡ ruột lòi ra ngoài,băng bó rồi chuyển về Trạm Quân y nào đó.
Từ đấy, gia đình không biết tin tức Hạ sĩ Chiến ở đâu. Chỉ nghe đồng đội nói Chiến đã hy sinh,gia đình mới ra UBND xã Hợp Thịnh,huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang hỏi thăm. Sau đó UBND xã gửi Giấy Báo tử về gia đình.
Trên đây là những thông tin ít ỏi của Chiến, gia đình chúng tôi rất mong muốn có được những thông tin về Liệt sỹ: LÊ VĂN CHIẾN.
Mọi thông tin xin gửi về địa chỉ:
LÊ VĂN TRƯỜNG, Thôn Gò Pháo, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. ĐT 01664751560 Hoặc : LÊ VĂN KHÁNH, GIÁP MINH HẬU, CTY CP DƯỢC PHẨM VÀ TBYT HẬU GIANG. Địa chỉ : Q337 TT DƯỢC PHẨM HAPUMEDICENTER (SỐ 1 NGUYỄN HUY TƯỞNG –THANH XUÂN HÀ NỘI). ĐT: 0984362412-0942650468; giapminhhau@gmail.com.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn!.
Bác Phạm Viết Đào rất dành về các liệt sĩ biên giới 1979 đấy.
Trả lờiXóaChủ Blog xem lai kiến thức nhé: Đã từng có quân đoàn 26 ở Cao Bằng (Anh tôi ở đó)
Trả lờiXóaSư đoàn 322 thuộc quân đoàn 26 là đúng đấy MTH à, đầu năm 79 ta thành lập một số quân đoàn như quân đoàn 5 còn gọi là quân đoàn 14 ở Lạng Sơn, quân đoàn 8 còn gọi là quân đoàn 26 ở cao Bằng, quân đoàn 11 còn gọi là quân đoàn 29 ở Hoàng Liên Sơn. Sư 322 năm 85 có một trung đoàn sang HG tăng cường cho sư 313 có đánh trận lấy A6B nổi tiếng đến bây giờ. Lính sư 322 ở Nam Hồng Đông anh nhiều lắm. Nếu có điều kiện MTH đến đó hỏi thêm nhé.
Trả lờiXóaTôi là quân nhân thuộc Quân đoàn 26 đóng ở Hoà an thị xã Cao bằng khẳng địng có quân đoàn 26 ban Mai Thanh Hải ạ. Nếu có điều kiện bạn tìm hiểu sâu hơn QĐ 26 tư lệnh là tướng Hồng Sơn ở Cao Bằng bạn nhé
Trả lờiXóaNăm ngoái Mai Thanh Hải có bài "CÁC ANH NẰM, HIU QUẠNH CẠNH ĐƯỜNG BIÊN". Hôm 02/09/2012 tôi đi Lao Cai có đến viếng mộ các Liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ tp. Lao Cai, nói chung họ đã có sửa chữa. Hàng tháng cho các cháu học sinh lên nhổ có, quyét lá.
Trả lờiXóaBuồn cười nhất là chuyện ông quản trang (một CCB chắc chán đời nên suốt ngày đi uống rượu) năm ngoái vì bài báo của MTH bị đưa ra chi bộ phê bình. Nghe nói mấy hôm đó ông này có gọi cho MTH nhưng không được.
Sau đây là mấy cái ảnh chụp hôm vừa rồi đi viếng mộ:
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238771876288&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238631876302&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238611876304&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238565209642&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238525209646&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=282238508542981&set=a.282237851876380.48245.100002705028656&type=1&theater
ảnh này là Nhà bia liệt sỹ xã Xuân Trường Bảo Lạc Cao Bằng mà!
Trả lờiXóaĐây là nhà Bia liệt sỹ xã Xuân Trường huyện Bảo Lạc Cao Bằng? Các liêt sỹ trước được chôn cất tại nền đồn Đồng Mu xã Xuân trường nay đều quy tập hết về nghĩa trang Liệt sỹ Huyện (41 Liệt sỹ trong đó có cả liệt sỹ Xuân Trường)
Trả lờiXóa