Đàm Hà Phú - Nhà anh ở cuối hẻm, anh chạy xe ôm, xe của anh thường đậu ở đầu hẻm.
Hẻm nhỏ nên mấy chục nhà đều biết anh, có việc gì đi đâu người ta nhất loạt bật ra câu: “Biểu thằng Tám chở”.
Khuya sớm, nắng mưa gì hễ người trong hẻm kêu là anh chạy xe vô tận nhà chở, tiền bạc đôi khi ang áng, dư thiếu gì anh cũng vui.
Vợ anh chẳng may mất sớm, để lại thằng con cho anh, nhờ trời thằng nhỏ khỏe mạnh và dễ thương. Năm đầu khi vợ mất thì mẹ anh giúp nuôi thằng nhỏ, rồi bà già cũng theo ông đi mất, thằng nhỏ được cả con hẻm nuôi, nó ăn cơm nhà này ngủ nhà khác là chuyện thường.
Anh thường đưa con đi học, tiện chở luôn con bé Út nhà chị Tư thợ may, chiều cũng đón hai đứa về, bữa nào anh kẹt khách về trễ, con Út kêu xe khác tự dẫn em về rồi má nó trả tiền.
Nhiều người thấy anh hiền lành, chăm chỉ nên mai mối cho anh đặng đi bước nữa, anh lắc đầu cười, anh sợ thằng con chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng, mà thằng nhỏ có thiếu thốn gì, cả cái hẻm như cái nhà lớn của nó, ai đi đâu về cũng có quà cho nó, đến con kiến còn không cắn được nó nữa là…
Bữa nọ có ông kêu anh chở đi Long An, anh biết chỗ đó vì nó ngang nhà vợ anh, anh xin ghé lại mua ít bánh trái vô thăm nhà vợ, dù thỉnh thoảng anh vẫn chở con về đó chơi hoài.
Ông khách nọ nhân đường xa, ngồi hóng chuyện của anh, thấy cảm kích lắm, lúc quay về xin ghé nhà anh ăn bữa cơm.
Nhà gà gà trống nuôi con đâu có gì ăn, anh chở ông khách về rồi nhờ trong hẻm ai có gì bưng qua thứ đó, nồi cá kho của nhà Hai Mến, tô canh dư bên Bảy Gà, cơm trắng lấy bên Tư Thợ May, rượu nhà còn…
Mấy tháng sau ông khách đi xe ôm hôm đó chết, trong di chúc của ổng có để lại cho anh mười cây vàng, lúc anh con trai ông khách nọ điện thoại cho anh mà anh còn tưởng thằng nào nói chơi chọc anh.
Bữa hai vợ chồng anh con trai ông khách đi xe hơi tới trao cho anh mười cây vàng, cả hẻm ra coi, vui quá trời.
Anh kể câu chuyện này thực thà, anh nói: Mười cây vàng xài hết có một cây là đãi bà con lối xóm với mua cho thằng nhỏ cái xe đạp chạy xà quần trong hẻm, còn chín cây anh bán gửi ngân hàng lấy lãi, mà hổm rày lãi xuống quá, hổng biết sao.
2.
Em nhỏ đến bán bánh mì đầu hẻm lâu rồi mà có ai biết tên gì, kêu con nhỏ bánh mì, rồi kêu con Gái riết thành tên, nó cũng tự nhận mình tên Gái luôn.
Nó bán bánh mì cũng ngon, bánh mì xíu mại làm thanh mảnh, vừa miệng.
Xe bánh mì của nó nhỏ xíu, có bánh xe đẩy, trời chưa tỏ mặt người đã thấy nó đẩy tới, tới xế trưa thì đẩy về, nghe đâu nó ở trọ với mấy đứa em ở trong khu sinh viên, nghe đâu nó dân miền tây, nghe đâu buổi chiều tối nó đi học thêm, nghe đâu nó bán bánh mì nuôi hai ba đứa em ăn học đại học… những tin đồn dễ thương, giúp xe bánh mì của em đắt khách, chủ yếu cư dân trong hẻm, lúc nào cũng thấy em tươi cười.
Trong hẻm có nhà nọ cũng giàu, nhà đất rộng cả ngàn thước vuông, xe mẹc láng cóng, hai vợ chồng chủ nhà kinh doanh nghành thép.
Hai vợ chồng chủ nhà tuy giàu nhưng đối đãi với chòm xóm rất được, lúc nào cũng giúp đỡ người khác, ai cũng thương.
Hai vợ chồng đã già mà có một thằng con trai một nên nó thuộc loại công tử, ăn chơi khét tiếng, phá gia chi tử. Hai vợ chồng già rầu lắm.
Bà vợ mỗi bữa đi bộ với mấy bà ra công viên tập thể dục đều nói: Con nào mà sửa được thằng Thành tôi để hết gia tài cho nó, vợ chồng tôi chết mới nhắm mắt.
Rỗi bỗng nhiên một hôm thằng công tử nhà nọ tự nhiên đổi tánh dần, bắt đầu bỏ ăn chơi, chịu học chịu làm, bắt đầu theo cha mẹ coi sóc cái vựa thép khổng lồ, mua mua bán bán, người ta còn thấy nó theo mẹ ra công viên tập thể dục mỗi sáng. Khỏi nói hai vợ chồng già chủ vựa thép vui thế nào, bà con trong hẻm cũng vui lây.
Nhưng cái đám cưới của thằng Thành với con Gái là vui nhứt, cả hẻm đều được mời, đãi mấy chục bàn từ trong sân tràn ra ngoài hẻm, ca hát bia bọt đến tận khuya.
Nhiều người nói bữa nay vui, vui mà cũng uổng, uổng là từ mơi không có bánh mì con Gái mà ăn, cô dâu vẫn cười tươi, nói: Cô bác nào ăn con làm đem qua cho. Thiệt con nhỏ dễ thương gì đâu.
3.
Chiều hôm nọ tôi có việc qua quận Tư, đi gặp một người ở trong một con hẻm nhỏ xíu, bề ngang chừng một thước và chạy ngoằn nghèo, ngang chợ Xóm Chiếu.
Tôi đậu xe ngoài đường và lững thững đi vào trong hẻm, tôi dừng lại hỏi thăm một toán thợ hồ đang làm móng một căn nhà chừng hai chục thước vuông, có mấy vị hàng xóm rảnh rỗi sang góp chuyện, nhóm thợ đang làm sắt giữa hẻm, đất cát gần như choán hết lối đi mà không thấy ai than phiền gì.
Tôi rút điếu thuốc ra chưa kịp mồi thì đã có một anh bật quẹt lửa cháy đưa sẵn, tôi gật đầu cảm ơn rồi hóng chuyện tiếp, chuyện những vất vả của nghề thợ hồ, anh kia ra điều hiểu chuyện, nói: Ờ!. Làm gì mà không khổ, chủ yếu mình thấy vui được rồi. Anh ở trần, sau lưng xăm con đại bàng rất lớn.
Anh nói với toán thợ, chiều nay qua nhà tao ăn cơm, bữa nay cúng cơm ông già tao, tụi bây xin cai nghỉ sớm qua uống chén rượu hén, đám thợ cười hớn, dạ rân.
…
Tôi đã từng lang thang qua những con hẻm ở quận Tư, quận Tám, ở khu Hòa Hưng, Bùi Thị Xuân…
Tôi đã từng sống trong những khu nhà cất trên bờ kênh Nhiêu Lộc mà người ta gọi là Xóm Nước Đen…. ở những khu đó có nhiều người Sài Gòn hơn những khu dân cư hiện đại hay những chúng cư năm sao, dù họ không hẳn tất cả đều nói giọng Sài Gòn.
Hôm qua tôi đi vào một con hẻm nhỏ xíu và ngoằn nghèo ngang chợ Xóm Chiếu, nơi được mệnh danh là thủ phủ giang hồ đao kiếm của Sài Thành, nhưng không hiểu sao tôi luôn có cảm giác thân thuộc, ấm cúng khi đi vào trong con hẻm đó.
Có lẽ bởi vì cái mùi người - Cái mùi Sài Gòn trong những con hẻm đó luôn làm tôi hạnh phúc. Thiệt!..
Hẻm nhỏ nên mấy chục nhà đều biết anh, có việc gì đi đâu người ta nhất loạt bật ra câu: “Biểu thằng Tám chở”.
Khuya sớm, nắng mưa gì hễ người trong hẻm kêu là anh chạy xe vô tận nhà chở, tiền bạc đôi khi ang áng, dư thiếu gì anh cũng vui.
Vợ anh chẳng may mất sớm, để lại thằng con cho anh, nhờ trời thằng nhỏ khỏe mạnh và dễ thương. Năm đầu khi vợ mất thì mẹ anh giúp nuôi thằng nhỏ, rồi bà già cũng theo ông đi mất, thằng nhỏ được cả con hẻm nuôi, nó ăn cơm nhà này ngủ nhà khác là chuyện thường.
Anh thường đưa con đi học, tiện chở luôn con bé Út nhà chị Tư thợ may, chiều cũng đón hai đứa về, bữa nào anh kẹt khách về trễ, con Út kêu xe khác tự dẫn em về rồi má nó trả tiền.
Nhiều người thấy anh hiền lành, chăm chỉ nên mai mối cho anh đặng đi bước nữa, anh lắc đầu cười, anh sợ thằng con chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng, mà thằng nhỏ có thiếu thốn gì, cả cái hẻm như cái nhà lớn của nó, ai đi đâu về cũng có quà cho nó, đến con kiến còn không cắn được nó nữa là…
Bữa nọ có ông kêu anh chở đi Long An, anh biết chỗ đó vì nó ngang nhà vợ anh, anh xin ghé lại mua ít bánh trái vô thăm nhà vợ, dù thỉnh thoảng anh vẫn chở con về đó chơi hoài.
Ông khách nọ nhân đường xa, ngồi hóng chuyện của anh, thấy cảm kích lắm, lúc quay về xin ghé nhà anh ăn bữa cơm.
Nhà gà gà trống nuôi con đâu có gì ăn, anh chở ông khách về rồi nhờ trong hẻm ai có gì bưng qua thứ đó, nồi cá kho của nhà Hai Mến, tô canh dư bên Bảy Gà, cơm trắng lấy bên Tư Thợ May, rượu nhà còn…
Mấy tháng sau ông khách đi xe ôm hôm đó chết, trong di chúc của ổng có để lại cho anh mười cây vàng, lúc anh con trai ông khách nọ điện thoại cho anh mà anh còn tưởng thằng nào nói chơi chọc anh.
Bữa hai vợ chồng anh con trai ông khách đi xe hơi tới trao cho anh mười cây vàng, cả hẻm ra coi, vui quá trời.
Anh kể câu chuyện này thực thà, anh nói: Mười cây vàng xài hết có một cây là đãi bà con lối xóm với mua cho thằng nhỏ cái xe đạp chạy xà quần trong hẻm, còn chín cây anh bán gửi ngân hàng lấy lãi, mà hổm rày lãi xuống quá, hổng biết sao.
2.
Em nhỏ đến bán bánh mì đầu hẻm lâu rồi mà có ai biết tên gì, kêu con nhỏ bánh mì, rồi kêu con Gái riết thành tên, nó cũng tự nhận mình tên Gái luôn.
Nó bán bánh mì cũng ngon, bánh mì xíu mại làm thanh mảnh, vừa miệng.
Xe bánh mì của nó nhỏ xíu, có bánh xe đẩy, trời chưa tỏ mặt người đã thấy nó đẩy tới, tới xế trưa thì đẩy về, nghe đâu nó ở trọ với mấy đứa em ở trong khu sinh viên, nghe đâu nó dân miền tây, nghe đâu buổi chiều tối nó đi học thêm, nghe đâu nó bán bánh mì nuôi hai ba đứa em ăn học đại học… những tin đồn dễ thương, giúp xe bánh mì của em đắt khách, chủ yếu cư dân trong hẻm, lúc nào cũng thấy em tươi cười.
Trong hẻm có nhà nọ cũng giàu, nhà đất rộng cả ngàn thước vuông, xe mẹc láng cóng, hai vợ chồng chủ nhà kinh doanh nghành thép.
Hai vợ chồng chủ nhà tuy giàu nhưng đối đãi với chòm xóm rất được, lúc nào cũng giúp đỡ người khác, ai cũng thương.
Hai vợ chồng đã già mà có một thằng con trai một nên nó thuộc loại công tử, ăn chơi khét tiếng, phá gia chi tử. Hai vợ chồng già rầu lắm.
Bà vợ mỗi bữa đi bộ với mấy bà ra công viên tập thể dục đều nói: Con nào mà sửa được thằng Thành tôi để hết gia tài cho nó, vợ chồng tôi chết mới nhắm mắt.
Rỗi bỗng nhiên một hôm thằng công tử nhà nọ tự nhiên đổi tánh dần, bắt đầu bỏ ăn chơi, chịu học chịu làm, bắt đầu theo cha mẹ coi sóc cái vựa thép khổng lồ, mua mua bán bán, người ta còn thấy nó theo mẹ ra công viên tập thể dục mỗi sáng. Khỏi nói hai vợ chồng già chủ vựa thép vui thế nào, bà con trong hẻm cũng vui lây.
Nhưng cái đám cưới của thằng Thành với con Gái là vui nhứt, cả hẻm đều được mời, đãi mấy chục bàn từ trong sân tràn ra ngoài hẻm, ca hát bia bọt đến tận khuya.
Nhiều người nói bữa nay vui, vui mà cũng uổng, uổng là từ mơi không có bánh mì con Gái mà ăn, cô dâu vẫn cười tươi, nói: Cô bác nào ăn con làm đem qua cho. Thiệt con nhỏ dễ thương gì đâu.
3.
Chiều hôm nọ tôi có việc qua quận Tư, đi gặp một người ở trong một con hẻm nhỏ xíu, bề ngang chừng một thước và chạy ngoằn nghèo, ngang chợ Xóm Chiếu.
Tôi đậu xe ngoài đường và lững thững đi vào trong hẻm, tôi dừng lại hỏi thăm một toán thợ hồ đang làm móng một căn nhà chừng hai chục thước vuông, có mấy vị hàng xóm rảnh rỗi sang góp chuyện, nhóm thợ đang làm sắt giữa hẻm, đất cát gần như choán hết lối đi mà không thấy ai than phiền gì.
Tôi rút điếu thuốc ra chưa kịp mồi thì đã có một anh bật quẹt lửa cháy đưa sẵn, tôi gật đầu cảm ơn rồi hóng chuyện tiếp, chuyện những vất vả của nghề thợ hồ, anh kia ra điều hiểu chuyện, nói: Ờ!. Làm gì mà không khổ, chủ yếu mình thấy vui được rồi. Anh ở trần, sau lưng xăm con đại bàng rất lớn.
Anh nói với toán thợ, chiều nay qua nhà tao ăn cơm, bữa nay cúng cơm ông già tao, tụi bây xin cai nghỉ sớm qua uống chén rượu hén, đám thợ cười hớn, dạ rân.
…
Tôi đã từng lang thang qua những con hẻm ở quận Tư, quận Tám, ở khu Hòa Hưng, Bùi Thị Xuân…
Tôi đã từng sống trong những khu nhà cất trên bờ kênh Nhiêu Lộc mà người ta gọi là Xóm Nước Đen…. ở những khu đó có nhiều người Sài Gòn hơn những khu dân cư hiện đại hay những chúng cư năm sao, dù họ không hẳn tất cả đều nói giọng Sài Gòn.
Hôm qua tôi đi vào một con hẻm nhỏ xíu và ngoằn nghèo ngang chợ Xóm Chiếu, nơi được mệnh danh là thủ phủ giang hồ đao kiếm của Sài Thành, nhưng không hiểu sao tôi luôn có cảm giác thân thuộc, ấm cúng khi đi vào trong con hẻm đó.
Có lẽ bởi vì cái mùi người - Cái mùi Sài Gòn trong những con hẻm đó luôn làm tôi hạnh phúc. Thiệt!..
những câu chuyện cảm động ,có hậu và ấm tình người,làm người đọc có cảm giác thật ấm lòng và hi vọng vào tương lai.Cám ơn tác giả
Trả lờiXóaThế là cái hẻm ấy đã lên chủ nghĩa xã hội rồi !
Trả lờiXóaChuyển thể thành kịch bản phim, mời dàn diễn viên đúng kiểu "hẻm Sài Gòn"...chắc nhiều người mê xem, rồi đòi vể ở hẻm, bỏ nhà mặt phố mất thôi.
Trả lờiXóaSức mạnh mềm của tình làng, nghĩa xóm, của sự đùm bọc, cưu mang...quả là sức mạnh vô địch của người Việt ta.
Với cộng đồng dân tộc yêu thương nhau như những người trong 'hẻm' nọ, quân Tàu ô thách kẹo cũng chẳng dám vô. Khỏi cần đến tàu đồng, súng lớn. Phải không Hải ???
Đàm Hà Phú có cần những câu chuyện to tát, đình đám đâu mà đọc vẫn sướng. Ước, thiên đường xã hội chủ nghĩa được như "con hẻm" ấy là phúc cho dân tộc này rồi, hè. Cảm ơn Phú "xe ôm" nghe.
Trả lờiXóaTôi cũng không hẳn là một công dân SAIGON dù nhiều năm từng sống,từng thở hơi thở của những con hẻm ấm tình người của Saigon,nơi mà không dễ ở nơi nào cũng có những con hẻm trên đất nước này có được.Xa cái thành phố này hàng chục năm nhưng cứ mỗi chuyến trở về là cảm nhận được cái mùi "Saigon" ấm áp đến nao lòng,thấy hạnh phúc như trong nhà mình dù tp thật rộng.
Trả lờiXóa