Đào Tuấn - "Ai sẽ làm hiệp sĩ? Ai sẽ ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng?" - Đây là câu hỏi, từ ngày hôm nay sẽ không có câu trả lời.
Cuối năm ngoái, sau hàng loạt những quy định, nào là: CSGT không được mang kính đen, không được “anh hùng Núp”... CA TP. Hà Nội đặt ra một quy định nghe rất tức cười: "CSGT không mang theo quá 100 ngàn đồng tiền mặt lúc làm nhiệm vụ". Thậm chí, một lãnh đạo CSGT còn nói: "Trong trường hợp, CSGT muốn mang theo tiền để sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đi xử lí việc cá nhân thì số tiền đó phải niêm phong và có chữ kí của lãnh đạo Đội CSGT"...
Quy định này đã lâu rồi, mà giờ nhắc đến không thể nhịn cười, vì sự ngộ nghĩnh, nhảm nhí và ngớ ngẩn của nó. Liệu cần có một lực lượng “Cảnh sát ví” để thực thi mệnh lệnh này?. Và liệu sẽ phải có thêm quy định “Cảnh sát ví” không mang theo quá 100 ngàn khi kiểm soát ví?.
Hồi HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 3, Phó Giám đôc CA TP. Hà Nội Lưu Quang Hợi bình luận về tính hiệu quả của “quy định 100 ngàn” này như sau: "Chúng tôi không khám người, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện có sự giám sát giữa đồng chí, đồng đội với nhau và có quy trình trong công tác được duyệt qua các Tiểu đội. Chúng tôi theo dõi, nói chung là có hiệu quả, ngăn chặn được nhiều hiện tượng tiêu cực. Chúng tôi chưa thống kê những trường hợp vi phạm nhưng, nói chung là có hiệu quả, chưa có trường hợp nào vi phạm!"...
Câu trả lời đá đấm nhau loạn xạ, quả thực cũng hồn nhiên và hài hước y như quy định 100 ngàn.
Nói đi nói lại, tiêu cực trong lực lượng CSGT bị phát hiện hầu hết là từ báo chí, với “nghiệp vụ” rất đơn giản: Giả người vi phạm đưa tiền. Sau đó đưa lên báo.
Đến hôm qua, không ít các Phóng viên Điều tra đã tái mặt sau khi án văn tuyên ra con số 4 (năm tù) cho Hoàng Khương, một trong vô số các nhà báo, rất đơn giản: “Đưa tiền, sau đó đưa lên báo”.
Vụ án Hoàng Khương, dưới giác độ kinh tế, có thể nói là xoay xung quanh con số 15 triệu đồng.
Cấu thành vật chất của tội nhận hối lộ là (của đưa hối lộ) có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
Chẳng hạn, nếu Hoàng Khương chỉ đưa 1,9 triệu, thì anh không đến nỗi phải ra tòa.
Nhưng với lạm phát liên tục ở mức 2 con số, 2 triệu đồng giờ chỉ “đủ” cho lỗi đèn đỏ, sai làn, vượt tốc.
Chẳng hạn Hoàng Khương có ý định “cứu xe” vi phạm với chỉ 1,9 triệu, không khéo anh đã bị viên cảnh sát lập biên bản, còng tay ngay lập tức vì tội…đưa hối lộ.
Bởi vậy, 15 triệu là số tiền cần và đủ, theo yêu cầu của viên cảnh sát, để có thể “cứu xe”, và dù không phải tiền túi của Khương, cũng là đắt đối với nhuận bút của hai bài điều tra.
Nhưng cái giá đắt nhất cho 15 triệu và 2 bài điều tra chống tiêu cực mà Hoàng Khương phải trả là một kết cục không thể tồi tệ hơn: Gần 1.500 ngày tù, chính xác là 1460 ngày.
"Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Có lẽ nếu được chọn lại, tôi tin Hoàng Khương sẽ không bao giờ chọn làm Phóng viên Điều tra, thậm chí, không bao giờ làm nghề báo.
Cái giá mà Hoàng Khương phải trả cho sự ngây thơ vào “niềm tin công lý” của anh hôm nay, có lẽ cũng là một gáo nước lạnh cho những đồng nghiệp còn mơ ngủ của anh, bởi rất đơn giản là hầu như tất cả các Nhà báo từng điều tra về mãi lộ đều đã “phạm tội”, chỉ là “chưa bị lộ”, bởi ai cũng từng phải “tay phải đưa tiền, tay trái thủ máy ghi âm”.
Không đưa tiền thì làm sao chống được tiêu cực?.
Làm sao trả lời “cơ quan chức năng” câu hỏi to đùng “Bằng chứng đâu?”.
7 năm trước, sau buổi nói chuyện “hậu sự” về vụ PMU18 tại trụ sở Hội Nhà báo, nhất là sau Hội nghị Báo chí toàn quốc ở Quảng Ninh, những Nhà báo điều tra kinh nghiệm nhất, lành nghề nhất, thiện chiến nhất (và có cái mũi thính nhất) ở hầu hết các tòa báo đã “quăng bút”, chuyển mảng công việc.
Có khi chỉ bởi cái giá phải trả là quá đắt, so với đồng tiền cơm áo vẫn lĩnh ở Tòa soạn, hoặc đơn giản hơn, trong khi nhuận bút ngày càng bèo thì tiền tiêu cực, để thực hiện điều tra - ngày càng cao.
Vậy thì ai sẽ làm hiệp sĩ? Ai sẽ ăn "cơm nhà vác tù và hàng tổng"?..
Đây là câu hỏi, từ ngày hôm nay sẽ không có câu trả lời.
Một án văn nhân danh Nhà nước không thể không xem xét đến cái lợi, cái hại. 1.500 ngày tù, về tội đưa hối lộ- cho một Nhà báo điều tra chống tiêu cực, sẽ được cái lợi gì?..
Cái lợi, thực ra là rất khó nhìn thấy, trừ phi sự trả đũa, đòn dằn mặt sự thật và những ai có ý định công bố sự thật- cũng “Nhân danh Nước Cộng hòa”- được coi là một cái lợi.
------------------------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Cuối năm ngoái, sau hàng loạt những quy định, nào là: CSGT không được mang kính đen, không được “anh hùng Núp”... CA TP. Hà Nội đặt ra một quy định nghe rất tức cười: "CSGT không mang theo quá 100 ngàn đồng tiền mặt lúc làm nhiệm vụ". Thậm chí, một lãnh đạo CSGT còn nói: "Trong trường hợp, CSGT muốn mang theo tiền để sau khi hoàn thành nhiệm vụ, đi xử lí việc cá nhân thì số tiền đó phải niêm phong và có chữ kí của lãnh đạo Đội CSGT"...
Quy định này đã lâu rồi, mà giờ nhắc đến không thể nhịn cười, vì sự ngộ nghĩnh, nhảm nhí và ngớ ngẩn của nó. Liệu cần có một lực lượng “Cảnh sát ví” để thực thi mệnh lệnh này?. Và liệu sẽ phải có thêm quy định “Cảnh sát ví” không mang theo quá 100 ngàn khi kiểm soát ví?.
Hồi HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 3, Phó Giám đôc CA TP. Hà Nội Lưu Quang Hợi bình luận về tính hiệu quả của “quy định 100 ngàn” này như sau: "Chúng tôi không khám người, nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện có sự giám sát giữa đồng chí, đồng đội với nhau và có quy trình trong công tác được duyệt qua các Tiểu đội. Chúng tôi theo dõi, nói chung là có hiệu quả, ngăn chặn được nhiều hiện tượng tiêu cực. Chúng tôi chưa thống kê những trường hợp vi phạm nhưng, nói chung là có hiệu quả, chưa có trường hợp nào vi phạm!"...
Câu trả lời đá đấm nhau loạn xạ, quả thực cũng hồn nhiên và hài hước y như quy định 100 ngàn.
Nói đi nói lại, tiêu cực trong lực lượng CSGT bị phát hiện hầu hết là từ báo chí, với “nghiệp vụ” rất đơn giản: Giả người vi phạm đưa tiền. Sau đó đưa lên báo.
Đến hôm qua, không ít các Phóng viên Điều tra đã tái mặt sau khi án văn tuyên ra con số 4 (năm tù) cho Hoàng Khương, một trong vô số các nhà báo, rất đơn giản: “Đưa tiền, sau đó đưa lên báo”.
Vụ án Hoàng Khương, dưới giác độ kinh tế, có thể nói là xoay xung quanh con số 15 triệu đồng.
Cấu thành vật chất của tội nhận hối lộ là (của đưa hối lộ) có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.
Chẳng hạn, nếu Hoàng Khương chỉ đưa 1,9 triệu, thì anh không đến nỗi phải ra tòa.
Nhưng với lạm phát liên tục ở mức 2 con số, 2 triệu đồng giờ chỉ “đủ” cho lỗi đèn đỏ, sai làn, vượt tốc.
Chẳng hạn Hoàng Khương có ý định “cứu xe” vi phạm với chỉ 1,9 triệu, không khéo anh đã bị viên cảnh sát lập biên bản, còng tay ngay lập tức vì tội…đưa hối lộ.
Bởi vậy, 15 triệu là số tiền cần và đủ, theo yêu cầu của viên cảnh sát, để có thể “cứu xe”, và dù không phải tiền túi của Khương, cũng là đắt đối với nhuận bút của hai bài điều tra.
Nhưng cái giá đắt nhất cho 15 triệu và 2 bài điều tra chống tiêu cực mà Hoàng Khương phải trả là một kết cục không thể tồi tệ hơn: Gần 1.500 ngày tù, chính xác là 1460 ngày.
"Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Có lẽ nếu được chọn lại, tôi tin Hoàng Khương sẽ không bao giờ chọn làm Phóng viên Điều tra, thậm chí, không bao giờ làm nghề báo.
Cái giá mà Hoàng Khương phải trả cho sự ngây thơ vào “niềm tin công lý” của anh hôm nay, có lẽ cũng là một gáo nước lạnh cho những đồng nghiệp còn mơ ngủ của anh, bởi rất đơn giản là hầu như tất cả các Nhà báo từng điều tra về mãi lộ đều đã “phạm tội”, chỉ là “chưa bị lộ”, bởi ai cũng từng phải “tay phải đưa tiền, tay trái thủ máy ghi âm”.
Không đưa tiền thì làm sao chống được tiêu cực?.
Làm sao trả lời “cơ quan chức năng” câu hỏi to đùng “Bằng chứng đâu?”.
7 năm trước, sau buổi nói chuyện “hậu sự” về vụ PMU18 tại trụ sở Hội Nhà báo, nhất là sau Hội nghị Báo chí toàn quốc ở Quảng Ninh, những Nhà báo điều tra kinh nghiệm nhất, lành nghề nhất, thiện chiến nhất (và có cái mũi thính nhất) ở hầu hết các tòa báo đã “quăng bút”, chuyển mảng công việc.
Có khi chỉ bởi cái giá phải trả là quá đắt, so với đồng tiền cơm áo vẫn lĩnh ở Tòa soạn, hoặc đơn giản hơn, trong khi nhuận bút ngày càng bèo thì tiền tiêu cực, để thực hiện điều tra - ngày càng cao.
Vậy thì ai sẽ làm hiệp sĩ? Ai sẽ ăn "cơm nhà vác tù và hàng tổng"?..
Đây là câu hỏi, từ ngày hôm nay sẽ không có câu trả lời.
Một án văn nhân danh Nhà nước không thể không xem xét đến cái lợi, cái hại. 1.500 ngày tù, về tội đưa hối lộ- cho một Nhà báo điều tra chống tiêu cực, sẽ được cái lợi gì?..
Cái lợi, thực ra là rất khó nhìn thấy, trừ phi sự trả đũa, đòn dằn mặt sự thật và những ai có ý định công bố sự thật- cũng “Nhân danh Nước Cộng hòa”- được coi là một cái lợi.
------------------------------------------------------------------
* Nhan đề bài viết do MTH đặt lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét