Nhìn từ trên cao xuống, nhóm đảo này có hình như hai chiếc bánh "Croissant" (hay Crescent) chụm đầu vào nhau với 7 đảo chính, hiện được phía Trung Quốc tự đặt thêm tên, sau khi chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đảo Hữu Nhật, nhìn từ ngoài biển vào |
Đó là các đảo: Hoàng Sa (phía Trung Quốc đặt tên là Shanhu Dao); Hữu Nhật (Guanquan Dao); Duy Mộng (Jinqing Dao); Quang Ảnh (Jinyin Dao); Quang Hoà (Chenhang Dao); Bạch Quỷ (Panshi Yu); Tri Tôn (Zhongjian Dao), ngoài ra còn các bãi ngầm và vô số các mỏm đá khác.
Trong nhóm đảo này, đảo Hữu Nhật (còn được gọi bằng các tên khác như Robert Island, Cam Tuyền...), mang danh một Suất đội Thủy quân triều Nguyễn, tên là Phạm Hữu Nhật.
Theo lịch sử, Phạm Hữu Nhật quê làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, được vua Minh Mạng phái ra Quần đảo Hoàng Sa để đo đạc thủy trình và vẽ bản đồ các đảo vào năm 1836.
Khách du lịch TQ trên đảo Hữu Nhật |
Bên trong lớp cây chừng 30m, là khu lòng chảo nằm giữa đảo, không sâu. Trên lớp đất đá, ngoài ít bụi cây nhỏ thì cỏ tranh mọc khắp nơi.
Ngoài bìa đảo là vòng san hô, nhiều chỗ lấn hẳn vào bãi cát. Nhiều rong phủ kín mặt biển bao chung quanh. Trong mùa Xuân và Hạ, loài vích thường bò lên đảo đẻ trứng.
Đảo Hữu Nhật, cũng như khá nhiều đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, dẫu bị Trung Quốc chiếm giữ từ những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng vẫn không có lính Trung Quốc đồn trú 24/24 (có lẽ anh bạn Khựa này, chỉ rải quân trên những đảo lớn cho... tiết kiệm, những đảo nhỏ, thi thoảng mới phái ca nô, tàu chiến lượn qua để kiểm tra).
Tấm biển treo giữa đảo |
Chính vì chưa có lính Trung Quốc đồn trú, nên những ngư dân Việt Nam ra đánh bắt hải sản ở ngư trường Hoàng Sa, mới có cơ hội đặt chân lên đảo Hữu Nhật và một trong số những ngư dân can trường đó, đã chú thích dưới dòng chữ Tàu, trên tấm bảng giữa đảo, bằng dòng chữ trang trọng: "VIỆT NAM".
Xem những hình ảnh về Hoàng Sa, trên TTVN, do những bạn trẻ kỳ công sưu tầm, tìm kiếm từ những... người Trung Quốc, mình cứ ngổn ngang tâm trạng. Thế nhưng, nhìn tấm hình những người Trung Quốc, từ đất liền ra Hoàng Sa du lịch và thong dong hạ trại trên đảo Hữu Nhật để câu cá, khám phá, vui đùa, mình cứ nghèn nghẹn trước dòng chữ "VIỆT NAM", ghi vội vàng dưới 3 chữ Tàu đỏ bầm. Biết nói gì đây, ngoài nỗi đau lãnh thổ?..
Gốc cây mang về từ Hoàng Sa, trong nhà Mai Phụng Lưu |
Nhà họ Mai cười phớ lớ: "Mang về từ Hoàng Sa đấy!" và kể cặn kẽ: Trong rất nhiều đảo ngoài Hoàng Sa mà ngư dân ta đã bước chân lên, có 1 đảo nhỏ mang tên "Đảo Ông Già".
Đảo này, không có lính Trung Quốc đóng quân trên đó nên ngư dân ta cứ thoải mái lên đó nấu nướng, tắm giặt, lấy nước ngọt và cả... khật khưỡng.
Năm trước, nhà họ Mai dừng lại đảo Ông Già, rảnh rang thăm đảo, rảnh rang hì hục đào bới cái.... gốc cây to nhất đảo, chất lên thuyền, đưa về bờ làm kỷ niệm của Hoàng Sa.
Gốc cây Hoàng Sa phía sau mình và Lưu |
Dĩ nhiên, gốc cây này được Mai Phụng Lưu rất quý khiến mình càng tâm trạng: Chả biết đến bao giờ, UBND huyện Hoàng Sa của TP. Đà Nẵng, có được những "hiện vật" sống động, gần gũi và mới mẻ về Hoàng Sa, đến như vậy?. Người ta cứ tìm hiểu, hô hào đâu đâu, trong khi đó, những người gắn bó với Hoàng Sa, thuộc Hoàng Sa như lòng bàn tay, lại không phải công dân huyện đảo?..
Minh chứng về chủ quyền đất nước, không chỉ là những chuyện to lớn - hệ trọng, mà còn là những điều rất gần gũi, bình dị. Và sự thân thuộc này, đã ăn sâu vào máu thịt của những ngư dân Việt Nam, rất can trường ở quần đảo Hoàng Sa...
TP. Quy Nhơn, 12 giờ đêm
ý nghĩa!
Trả lờiXóaGiá mà mình được ngồi với hai người anh em họ Mai bên canh gốc cây Hoàng Sa!
Trả lờiXóaCảm ơn Mai Phụng Lưu và Mai Thanh Hải.
Rất khâm phục anh Phụng, và cảm thấy đau đớn vì mất đảo
Trả lờiXóaĐọc xong bài của anh mà cứ nghèn nghẹn, như một phần thân thể mình bị xé ra từng mảnh, đau xót lắm...
Trả lờiXóaNỗi đau lãnh thồ ! Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Trả lờiXóa