Mai Thanh Hải Blog - Mình vào Quy Nhơn cũng vài lần, nhưng lần nào cũng chỉ "chân ướt chân ráo" làm vụ nào đấy, để in báo - phát sóng rồi lại chuồn ngay tức thì.
Quy Nhơn để lại trong mình nhiều "kỷ niệm nghề nghiệp" như: Khai thác Titan tràn lan, bán sạch cho anh Khựa; đổ cả đống tiền để làm Khu Kinh tế Nhơn Hội, cây cầu dài thượt, phục vụ cho cát bay, trâu bò chạy việt dã, đám doanh nghiệp khôn như chấy chở Titan như di tản khỏi tỉnh; vụ Lộ Diêu từ bé xe ra to, trong khi chính quyền loay hoay bịt lỗ; thủy điện trên nguồn, cuối sông cãi nhau um sùm...
Lần này, qua Quy Nhơn mình lành như cục đất, lang thang dặt dẹo những con đường, góc phố và nhất là đứng trước biển Khách sạn Hoàng Yến, tần ngần... nhúng chân xuống nước, chả dám tắm vì sợ bọn cá mập le ve ngoài biển, điên tiết ngoi lên, cắn phát đứt... cúc cu.
Nói thế thôi, chứ mấy ngày ở Quy Nhơn, mình thấy rất vui và ý nghĩa. Mới chạy trên đường từ Gia Lai xuống Bình Định, bác Mai Thìn (Trưởng Ban Văn nghệ Đài TH Bình Định) đã í ới gọi hỏi.
Vừa xuống tới Quy Nhơn, "thủ lĩnh Thanh niên" Nguyễn Tường Thành, Phó Bí thư Đoàn Trường ĐH Quy Nhơn cũng kịp đến ngồi "buôn dưa" cùng nhau.
Nhớ nhất là ngày hôm sau, bác Mai Thìn ốp mình cà phê phố, a lố Nhà văn Lê Hoài Lương tóc dài nghệ sĩ, kính cận văn học ào ào phóng tới, đúng chất dân biển sóng gió chân chất thiệt thà.
Rồng rắn kéo nhau ra ngồi ven biển ngay quán vỉa hè, Nhà văn Lê Hoài Lương chọn đúng chỗ nhìn thẳng ra tượng đài Trần Quốc Tuấn, trên núi xa thuộc phường Hải Cảng và kể chuyện "đất người Quy Nhơn".
Trong câu chuyện của Nhà văn thổ địa, mình khoái nhất chuyện tượng đài Trần Quốc Tuấn. Bức tượng này được xây năm 1972, xong năm 1973 và do lực lượng công binh của Hải quân Việt Nam Cộng hòa phụ trách phần thi công.
Chả nói cũng biết là ngày xưa, xây bức tượng đó vất vả thế nào, trong điều kiện chuyển từng can nước ngọt ra ngoài đảo, lấy cái trộn bê tông.
Mình chỉ tâm đắc: Dù ở chế độ nào, nhưng người Việt vẫn tôn kính Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và tên tuổi của ông gắn liền với những trận hải chiến, với những cách đánh độc đáo, uyển chuyển khiến quân xâm lược chỉ có cách xin hàng, chạy trối chết...
Buổi trưa ngồi ven biển, nhìn ra tượng Trần Quốc Tuấn, chẳng mấy chốc mà bàn nhậu xôm tụ. Một vị khách đặc biệt cũng có mặt, đó là Cựu chiến binh - Trung úy Hải quân Lê Minh Thoa, chiến sĩ đã từng tham gia trận đánh 14/3/1988 bảo vệ đảo Gạc Ma, Trường Sa và bị Trung Quốc bắt làm tù binh, giam giữ suốt 4 năm trời.
Chuyện của anh Thoa, mình sẽ kể kỹ lưỡng sau, nhưng bây giờ, sau quá nhiều sóng gió cuộc đời, người Cựu binh Trường Sa này đang hành nghề bán phở tại vỉa hè Tăng Bạt Hổ, TP. Quy Nhơn, Bình Định.
Trong bập bõm câu chuyện về những ngày chiến đấu bảo vệ Trường Sa, bị giam giữ, được trao trả, giấu thương tật để được trở lại phục vụ trong quân đội, xuất ngũ theo diện "1 cục" và bấu víu vào cuộc đời, kiếm sống từ nghề bán hàng khô, bơm hơi xe, chạy xe ôm, bán ốc hút, bán phở... Tụi mình nghe cứ như có tiếng khóc ròng, tiếng thở dài thất vọng của người Cựu binh Trường Sa trong đó.
Nghe đau như xát muối, khi lời chào của Trung úy Lê Minh Thoa với anh em trong lúc chia tay: "Thi thoảng đến quán, ăn phở ủng hộ nha!". Tất nhiên, mỗi người lính, rời quân ngũ, đều hòa mình với đời thực để mà sống.
|
Cựu binh Lê Minh Thoa đang bán hàng |
Thế nhưng: Người lính Trường Sa năm xưa, mang đầy thương tật trong trận đánh bảo vệ đảo, mà không có 1 chút chế độ đãi ngộ; Sĩ quan Hải quân rời quân ngũ theo diện "1 cục", mấy triệu đồng trả cho những ngày phục vụ quân đội, chỉ đủ mua chiếc xe máy chạy khách và thu nhập chính của anh bây giờ là 140.000 đồng/tháng, khi tham gia chân Bảo vệ Dân phố của Phường...
Thôi anh ạ! Các anh có thể bị ai đó cố tình lãng quên, do ngày đó đã "chiến đấu bảo vệ Trường Sa", nhưng nhân dân, đồng bào thì không bao giờ quên lãng. Mình chỉ mong, những người sống ở Quy Nhơn nhớ: Trong TP, vẫn đang sống 1 nhân chứng, từng đổ máu bảo vệ Trường Sa và bị bắt làm tù binh, sau trận đánh đẫm máu đó. Bây giờ, anh phải xoay sang nghề bán phở kiếm sống và quán phở của anh, tuy rất nhỏ trên hè, kê vừa đủ 3 chiếc bàn gỗ, nhưng luôn chờ đón mọi người đến ủng hộ, tại địa chỉ: Số 3D, đường Tăng Bạt Hổ, TP. Quy Nhơn...
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
|
Đường ven biển Quy Nhơn, phía ngoài biển này, hình như là đầy cá mập, mình khiếp, không dám tắm |
|
Con tàu ngoài khơi, rất cũ nát,như thể... tàu ma |
|
Nơi này, trước kia là quân cảng Quy Nhơn của Hải quân VNCH, lúc nước xuống, vẫn thấy đường bê tông dưới biển |
|
Tượng đài Trần Quốc Tuấn, trên núi chắn gió bão thổi vào TP |
|
Vó kéo lưới bắt cá, ngoài biển phía xa TP |
|
Đủ cách kiếm sống ngoài biển, từ hiện đại đến thô sơ |
|
Mấy màu lưới? |
|
Đường phố yên bình |
|
2 Khách sạn to uýnh, nằm ngay ven bờ biển, chắn hết TP biển xinh đẹp |
|
Nhậu nhẹt gặp mặt: Thành, Giảng viên ĐH Quy Nhơn; Cựu binh Lê Minh Thoa, mình, bé Thư (Hải quan Bình Định) |
|
Cựu binh Lê Minh Thoa và Mai Thanh Hải nè |
|
Bắt sống 1 chú tàu to |
|
Thích nhất tấm vó này, ghét cái khách sạn to tổ bố đứng chính ình sau, hỏng hết cảnh biển |
|
Nhà văn Lê Hoài Lương lọ mọ leo lên tận phòng thờ nhà anh Thoa, đứng lặng nhìn các Bằng, Giấy khen tặng Thoa |
|
Ra đa Hải quân trên đỉnh núi cao cạnh TP. Trạm này, nghe nói nhìn kỹ cả Biển Đông. Nhưng nhìn để... mà nhìn, nhỉ? |
|
Đèn biển chắn trên phường Hải Cảng |
|
1 đám đánh bạc đang say sưa sát phạt nhau, đối diện KS mình ở |
|
Nhà văn Lê Hoài Lương về nhà anh Thoa uống bia với ốc hút để có... thực tế sáng tác. Hí hí! Mình cũng ăn theo |
Nhầm rồi bác Hải ơi. Đây là tượng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ( bán đảo Phương Mai- Qui Qhơn)
Trả lờiXóaÚi Giời! Đầu óc lẫn cẫn nên đúng là nhầm thật. Cảm ơn bác 08:20 và thành thật xin lỗi mọi người. Nhà cháu đã sửa lại rồi đấy ợ!. Hi! Hi!..
Trả lờiXóaTượng Trần Hưng Đạo tại Hải Minh - Quy Nhơn. Miền nam có ỏ nơi có tượng Hu6ng đạo vương nổi tiếng là Sài Gòn, Nha trang và Qui nhơn.
Trả lờiXóaBác Hải ơi, Ông Trần Hưng Đạo chỉ tay về hướng nào vậy?
Trả lờiXóaBác Phúc hỏi câu nữa có khi mai ra không còn tượng nữa thì ... tội bác to lắm
Trả lờiXóaBác đi Gia Lai mà tui không hay. Khi nào đi Play-cu lần nữa, nhờ bác ghé Đắc Cơ thăm mấy thằng bạn tui, thắp cho tụi nó ít cây hương !
Trả lờiXóa(Đường Kon-Cu là đường 14 bác ơi, hổng phải 19. Đường 19 từ Q. Nhơn đi Play-Cu, qua Bàu Kạn tới Đắc Cơ, ráng thêm 1 chút, qua khỏi biên giới là tói Bun Lung rồi... )
Ôi trời ơi, anh ra QN khi nào... Hix. em ko biết :|.. Có là hú em, em lam tour guide cho anh rùi :D... Khi nào co dịp về ghé Quy Nhơn lần nữa, nhớ ll em nhé... Em tên Phương, sdt cua em: 0984003663
Trả lờiXóaCái hình mà anh bảo là radar, đó là tram khí tượng í anh ạ, còn cai cột angten cach đó 500m. mới là radar, đài quan sát bay anh ạ :D
Trả lờiXóaỐi giời! Tiếc quá Phương ui. Lần sau vào, mình sẽ hú và lang thang lượt phượt QN nhá! 2 hôm rồi ở QN, đúng ngày giời mưa nên vẫn còn bao chỗ chưa đi được. Hi! Hi! Cái Trạm Khí tượng vậy mà mình cứ tưởng Rada như ở núi Sơn Trà, Đà Đẵng. Té ra lão thổ công bạn mình cũng không rành vụ này...
Trả lờiXóaBác nặc danh 11:10, lần này lên Tây Nguyên vội quá nên không nên thăm Đức Cơ được, lần sau sẽ dành thời gian qua và giúp bác ợ!..
Trả lờiXóaHì. Anh hứa em rùi đó nhé.. Tặng anh tấm Quy Nhơn toàn cảnh do em chụp.[http://farm4.static.flickr.com/3548/3864244765_a190ae7624_b.jpg] vi trí chụp là từ cái trạm khí tượng thuỷ văn trên núi đó anh ạ. Em sẽ kéo anh lên đó trong 1 ngày gần nhất.. hee :D.... Rất vui khi nhận dc tin nhăn dt của anh. Em chào anh :)... Giữ liên lạc anh nhé...
Trả lờiXóa"KHÔNG CÓ AI BỊ LÃNG QUÊN VÀ KHÔNG CÓ GÌ BỊ LÃNG QUÊN".
Trả lờiXóaKỳ sau tôi về QN sẽ tới ủnng hổ anh này. Ở Mỹ đọc báo mới biết anh này ở gần nhà bà gì tôi.
Trả lờiXóa