24 tháng 9, 2011

"ANH HÙNG NHƯ MẸ VIỆT NAM TA"...

Mai Thanh Hải Blog - Câu chuyện về Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng (MVNAH), trong Quảng Nam, mà bây giờ sắp xong, báo chí - dư luận mới... ào ào "đánh hội đồng" theo kiểu đay nghiến, phê phán như thể đòi tỉnh Quảng Nam dừng công trình (thậm chí... đập tượng), mình chả bênh bên nào. Này nhé: Bên phía chủ đầu tư, dù nói gì đi nữa cũng mắc "bệnh sĩ", đói dài cổ nhưng vẫn cố xây dựng tượng đài cho "ra môn, ra khoai" hoành tráng; phía dư luận thì "té nước theo mưa", hồi người ta chuẩn bị, mới làm thì im thin thít, bây giờ sắp xong mới lên tiếng, phản ứng... Rút cục, lỗi vẫn thuộc "thằng cơ chế" và "có nguyên nhân lịch sử". Chỉ người dân là vẫn khổ, vẫn thấm thía cái sự mất mát thương đau. 

Đầu tuần, mình sẽ nói kỹ câu chuyện này. Bây giờ cuối tuần, đăng lại "bài phỏng vấn" của phóng viên Tuân phẹt, cũng liên quan đến việc Tượng đài MVNAH, cho mọi người chiêm nghiệm.
---------------------------------------------------------------------- ----------

Phóng viên (PV): Chào Mẹ Việt Nam Anh hùng!.

Mẹ Việt Nam Anh hùng ( MVNAH): Chào anh!. Lâu lắm mẹ mới thấy người lạ hỏi thăm!.
PV: Ơ!. Con cứ tưởng chuyện thăm hỏi là thường xuyên chứ ạ!. Anh hùng như mẹ cơ mà!.

MVNAH: Không có đâu!. Năm đôi ba bận thôi. Hỏi thăm kiểu nhân dịp ấy mà...

PV: À!. Ra thế!. Chắc mẹ buồn lắm?.

MVNAH: Chả buồn. Đau buồn như mất chồng, mất con mà mẹ còn sống đến giờ này nữa là...

PV: Năm nay mẹ bao tuổi rồi?.

MVNAH: Sắp trăm rồi. Khổ đau quá nên sống dai. Các cụ bảo Giời hành. Chứ đúng ra, mẹ muốn chết lúc nhận giấy báo tử của đứa con cuối cùng!.

PV: Mẹ là Anh hùng, là biểu tượng của dân tộc này, sao lại có thể thế được?.

MVNAH: Họ cứ đưa mẹ lên thế, chứ đâu mong muốn hay yêu cầu gì. Có chăng là muốn nhanh lên... nóc tủ ở với chồng con. Chứ một thân một mình như này, tủi lắm...

PV: Thì Nhà nước, xã hội cũng đã ra sức chăm lo, an ủi mẹ...

MVNAH: Chẳng vơi đi đâu. Đôi khi lại đầy thêm đấy!.

Phot_Phet: Người ta đang dựng tượng đài mẹ, nguy nga và hoành tráng lắm. Mẹ biết chứ?

MVNAH: Mới nghe chị Chủ tịch Hội Phụ nữ nói hôm qua. Nào đã thấy hình dạng ra sao...

PV: Đúc bằng xi măng và đá khối, rộng tới 15 ha, cao tới 18m. Ghi tên tất cả gần 50.000 Mẹ Anh hùng. Tiêu tốn 410 tỉ bạc...

MVNAH: Mẹ chả hình dung ra thế nào là khối, ha, mét, tỉ nên không biết nó to đến đâu. Gần trăm tuổi, mẹ vẫn không biết chữ.
PV: Thật thế ạ?.

MVNAH: Thật!. Chả riêng gì mẹ đâu. Mà mẹ nghĩ cả gần 50.000 bà mẹ kia cũng thế. Cả đời chỉ lo kiếm ăn, chạy giặc, rồi lại chồng con, chữ nghĩa nó xa xôi lắm.

PV: Nhưng mẹ phải mừng và tự hào khi được đúc tượng, vinh danh chứ ạ?

MVNAH: Tuổi của mẹ, phúc đức nhất là được về với đất cùng chồng con. Mẹ chỉ mừng khi nước ta bớt đi những tượng đài tạc hình hài các mẹ đau khổ, các con mẹ tay cầm súng đao hào hùng, các cháu mẹ lang thang đói rách. Mẹ cũng mong muốn, nếu được thì Nhà nước làm nhiều tượng đài cho tình yêu, sự ấm no và hoa trái...

PV: Nhưng Nhà nước cần giáo dục lịch sử và truyền thống Cách mạng, mẹ ạ!.

MVNAH: Lịch sử nó không nằm ở tượng đài. Nó lắng hồn trong đất, trong trầm tích thời gian, con ạ!.

PV: Ôi!. Mẹ không biết chữ mà nói như... thánh hiền.

MVNAH: Sư bố anh!.

PV: Mẹ ăn cam không, con bóc?

MVNAH: Cam là thứ gì mà ăn được hả con. Tiện tay giã cho mẹ cối giầu không, ở đầu giường kia kìa.

PV: Mẹ không còn răng mà vẫn nhai giầu được cơ ạ?.

MVNAH: Không! Mẹ nuốt đắng cay đấy chứ. Quen rồi, tự thủa chưa là con gái!.

PV: Giã giầu cho mẹ, con cũng thấy cay mắt.

MVNAH: Anh để xa ra!. Người ta đến thăm mẹ, còn bôi cao lên mắt đấy!.

PV: Để làm gì ạ?.

MVNAH: Để họ khóc!.

PV: Ôi mẹ! Con khóc thật mất rồi!.

MVNAH: Khẹc! Khẹc! Khẹc!. Sư bố anh!.

PV: Thôi!. Chào mẹ, con đi!.

MVNAH: Nghe y nhời thằng út khi mẹ tiễn đi chiến trường. Ối con ôi! Hậc! Hậc! Hậc!...

11 nhận xét:

  1. Ồ thế hóa ra là đã khởi công rồi à? Rất mong bài viết của chú giải thích vì sao dư luận lại bỗng dưng rộ lên như vậy. Đọc đoạn cuối, thấy người ta phải bôi cao vào mắt để giả vờ khóc, vừa thấy hài hài mà lại cay cay.

    Trả lờiXóa
  2. đọc xong bài phỏng vấn của bạn anh thấy đắng trong cổ họng.ko khóc được

    Trả lờiXóa
  3. Những người con Liệt sỹ09:27:00 25 thg 9, 2011

    Kính gửi Anh Mai Thanh Hải.

    Đọc câu này của anh:

    "Không có đâu!. Năm đôi ba bận thôi. Hỏi thăm kiểu nhân dịp ấy mà..."

    Chúng tôi những con Liệt sỹ đã có tuổi (thân nhân chủ yếu của Liệt sỹ) những người nhà nước không nuôi nữa thấy đắng trong cổ họng. Theo những người soạn thảo pháp lệnh ưu đãi người có công với nước. CHÚNG TÔI BÂY GIỜ KHÔNG PHẢI THÂN NHÂN CHỦ YẾU CỦA LIỆT SỸ mà chỉ là NGƯỜI THỜ CÚNG LIỆT SỸ bằng số tiền 600 ngàn đồng khi bố mẹ chúng tôi (những người họ phải nuôi dưỡng) mất đi là họ hết trách nhiệm kiểu như các cụ nhà ta nói: "CẬU CHẾT MỢ RA NGƯỜI DƯNG". Chúng tôi nghĩ rằng họ đã truất đi một cái quyền cơ bản của con người quyền được nhận cha mẹ, quyền được có cha mẹ, quyền được thừa kế. Theo luật dân sự của nước ta hàng thừa kế thứ nhất gồm cha mẹ, vợ con. Vậy mà chúng tôi không được thừa kế dù chỉ là cái danh theo kiểu năm một lần “kiểu nhân dịp ấy mà…”. Không hiểu họ nghĩ thế nào mà lại xếp chúng tôi ra ngoài hàng thừa kế thứ nhất. Hay là họ nghĩ không có 600 ngàn kia ngày giỗ bố, mẹ chúng tôi không có bát cơm quả trứng trên bàn thờ? Nghĩ mà thấy đau lòng!

    Thực tế ở nước ta có rất nhiều Liệt sỹ khi được công nhận thì con của các Liệt sỹ này đã quá tuổi trưởng thành nên không được trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Các trường hợp hình như là trước những năm 1970 cả con Liệt sỹ dưới 18 tuổi (có bố mẹ đi làm nhà nước hoặc có trợ cấp từ ngân sách) và vợ hoặc chồng Liệt sỹ đã có thu nhập dù rất nhỏ từ nhà nước đều không được hưởng trợ cấp tiền tuất. Do đó đã có những con Liệt sỹ dưới 18 tuổi, và rồi họ trưởng thành chưa bao giờ được một đồng xu nuôi dưỡng từ nhà nước. Đến bây giờ chúng tôi lớn rồi có thu nhập cũng không đòi hỏi họ phải nuôi chúng tôi. Nhưng chúng tôi phải là thân nhân Liệt sỹ chủ yếu. Điều đó chỉ để động viên chúng tôi trước mất mát người thân, chỉ để thực quyền cơ bản của con người là quyền được nhận cha nhận mẹ, quyền được thừa kế di sản chẳng có gì của người đã mất. Chỉ để công nhận sự hy sinh của các Liệt sỹ. Thế nhưng họ đã tước mất của chúng tôi?!

    Trả lờiXóa
  4. Tâm sự của một thằng bé mồ côi12:50:00 25 thg 9, 2011

    Gửi Anh Mai Thanh Hải!

    Bố tôi hy sinh năm 1954 lúc gần đến ngày hòa bình lập lại (20/07/1954), chú tôi, bác tôi đều mất đi cái quý giá nhất của con người là mạng sống các cụ đã cống hiến cái quý giá nhất của đời người cho chính quyền hôm nay. Sau này từ khi ông nội, bà nội tôi còn sống cho đến khi các cụ về gặp tổ tiên. Hai cụ già không nơi nương tựa, phải dựa vào nhau mà sống. Những người con của các cụ đã mất cả rồi. Mẹ tôi không đi bước nữa ở vậy nuôi tôi. Mỗi lần vể thăm ông bà nội tôi đều phải giành dụm ít đồng lương một nhân viên quèn của nhà nước đưa giúp đỡ ông bà tôi. Còn tôi lớn lên với thân phận của một thằng bé mồ côi, “con không cha cha như nhà không nóc” chẳng được hưởng một xu tiền nuôi dưỡng từ nhà nước chỉ vì mẹ tôi là một nhân viên quèn của họ. Ông bà tôi khi đó đã già lắm rồi (trên 80) những vẫn phải cuốc đất trồng rau, trồng lúa lấy cái ăn. Ông nội tôi vẫn phải vào rừng hái cây lá về làm thuốc nam chữa bệnh cho người dân. Dù nghề thuốc nam vất vả nhưng thu nhập hầu như rất ít, có lúc còn âm. Vì gặp người nghèo cụ không lấy tiền mà còn cho người ta ăn ở miễn phí tại nhà mình. Đâm ra nhà nghèo lắm, rồi các cụ cũng lần lượt qua đời trong đói nghèo khốn khó. Câu chuyện xẩy ra đã trên 50 năm. Tôi bây giờ cũng có gia đình cuộc sống ổn định tôi cũng chẳng đòi hỏi gì ở nhà nước này. Nhưng gần đây biết mình được cái pháp lệnh ưu đãi người có công với nước đưa ra khỏi danh sách thân nhân chủ yếu của Liệt sỹ thì thấy lòng đắng ngắt. Thế là đời tôi một đứa trẻ mồ côi con của người được “Tổ quốc ghi công” không có quyền được thừa kế một di sản chẳng có gì từ người cha quá cố của mình. Nói thật tôi cũng không hiểu thế nào là đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của mấy cái đầu ngồi làm chính sách kia nữa, và chỉ có một kết luận rút ra nhân dân là người chịu thiệt thòi nhất trong các cuộc chiến tranh dù bên nào thua, bên nào thắng!

    Cám ơn Anh đã đọc cái còm này!

    Trả lờiXóa
  5. không phủ nhận công lao các mẹ được, nhưng làm cách này thì quá lãng phí và không thiếc thực, còn rất nhiều bà mẹ khác vẫn còn sống còn rất nhiều gia đình có công cách mạng nhiều gia đình liệt sĩ hoặc thương bệnh binh các em bé bị nhiễm dioxin cần được sự quan tâm giúp đỡ của nhà nước trong cuộc sống. Và vấn đề khi xây xong đưa vào hoạt động sẽ kèm theo khoảng kinh phí hoạt động bảo dưỡng ( tiền ở đâu ra chi vào việc đó chưa nói đến công trình bị rút ruột như tượng đài điện biên phủ ). Quá lãng phí trong khi nền kinh tế quá èo uột ( làm như thế các mẹ đã mất không thể nào nhắm mắt được ).

    Trả lờiXóa
  6. xong cái tượng này khối thằng lên đời bằng BMW, Mẹc...

    Trả lờiXóa
  7. Học sinh giỏi toán IOM 180009:44:00 26 thg 9, 2011

    Xin bác đừng xoá nhé, em chỉ gơi ý thế này,
    thất thoát trong XDCB là 30%, nhưng bỏ đi lấy 10% thôi thì :
    81.000.000.000 x 10% = 8.100.000.000 nó khác xa với 410.000.000.000 x 10% = 41.000.000.000
    Em là "học sinh giỏi toán" và như bác gì ấy thì em cũng vào đội IOM năm 1800 rồi đấy bác Hải ạ.

    Trả lờiXóa
  8. đã xây đâu bác, cái đang làm chỉ là bản mẫu để tham khảo thôi đấy chứ!!!

    Trả lờiXóa
  9. Ơ Anh Hải ơi, nhà báo Tuân Phẹt có phải là chủ trang phot_phet không anh nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. nghĩ cho kĩ thì người việt nam sẵn sàng hy sinh là vì tinh thần bên trong mỗi con người, chứ nhìn toàn cảnh " kiến trúc thượng tầng' bây giờ thì nản lắm, chỉ sợ khi dân nản quá, có chiến sự chả ai buồn theo nữa.

    Trả lờiXóa
  11. Kheo bi AiCap kien vi an cap ban quyen tuong nhan su day.

    Trả lờiXóa