Mai Thanh Hải - Nếu Lũng Cú là mảnh đất địa đầu Tổ quốc thì cột mốc 428 là mốc địa đầu, trên khắp dải biên cương và hành trình đến mốc, vất vả hơn những gì người bình thường tưởng tượng, nên ai thăm 428 mà bỏ cuộc giữa đường, cũng là điều hiển nhiên.
Thượng tá Nguyễn Hải Lý (Đồn trưởng Biên phòng Lũng Cú, BĐBP tỉnh Hà Giang) bấm đốt tay, chắc nịch với mình: "Xuất phát từ Xéo Lủng lúc 8 giờ, xuống mốc xong, lên lại Xéo Lủng khoảng 2 giờ chiều!" và quay sang nhắc Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú: "Nhớ mang theo lương khô ăn dọc đường!".
"10 km đi bộ, gì mà những 6 tiếng nhỉ?" - Thấy mình thắc mắc, Quỳnh cười: "Rất ít Đoàn đến được mốc 428, chỉ lưng chừng 427 đã không đi nổi rồi. Hôm trước, có mấy anh chị báo chí, tự hào là... leo Fan suốt cũng xuống mốc 428. Khi lên, không đi nổi nên anh em phải huy động ngựa thồ của đồng bào, cho các anh chị ấy bám đuôi ngựa kéo lên!".
Thế thì vất vả rồi! - Nhưng phải đến, bởi mốc 428 là điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S và chắc chắn dải đất nhỏ này chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước.
Xuất phát từ Xéo Lủng, mỗi người đút túi 1 chai nước, lương khô đựng hết trong ba lô dán chặt vào lưng, trượt theo triền dốc đứng, hướng sông Nho Quế trước mắt, xanh ngắt như 1 sợi chỉ.
Mùa này đồng bào vào vụ trồng ngô, cứ tý lại nép vách đá, nhường đường cho đám trẻ con vác cuốc, à à chạy theo mẹ mướt mải sọt gùi đựng phân - giống trên lưng, nhanh thoăn thoắt như chạy trên sân trường.
Thi thoảng, lại nghe tiếng ngựa thồ phì phò sau lưng. Những con ngựa Mông, vó đập mạnh lộp cộp xuống đường, liên tục xoay phải, xoay trái theo kiểu zích zắc để đi xuống con đường hẹp dốc đá, chỉ vừa 2 người tránh nhau.
Sùng Mí Mỷ, Bí thư Chi bộ thôn Xéo Lủng cũng vác cuốc đi làm ngô gần sông, ngại ngần nhìn đám chị em phụ nữ quần áo xanh đỏ, can: “Bảo chúng nó về đi, đường dốc lắm, không lên nổi đâu!”.
Mỷ nói, mình tin lắm, nhưng với mình, cái đích phía dưới là dòng Nho Quế xanh như ngọc và mốc 428 như một điểm đỏ vẫy gọi, không thể không đi.
Dù đã đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhưng không phải ai cũng biết sau Lũng Cú còn có một dải đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế.
Từ đây, dòng Nho Quế đổ vào đất Việt, ôm trọn rẻo đất rồi chảy sang Mèo Vạc, Xín Cái về Cao Bằng. Thế nhưng, cái mỏm đất cực Bắc này là ngưỡng khó vượt.
Đường đi khó không chỉ bởi xa và dốc, đến con ngựa Mông còn phải ngại, mà bởi đi chệch vài bước là có thể gặp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Nếu tính theo đường chim bay, khoảng cách từ bản Xéo Lủng xuống mỏm đất xa nhất chỉ 2km.
Nhưng con đường đi xuống thử thách chân người trọn một buổi sáng. Nắng trên những triền núi đá quả khó chịu.
Người dẫn đường cho chúng mình là Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú. Quỳnh quê Bắc Ninh, lấy vợ là cô giáo Nho, người thị trấn Đồng Văn, cũng dạy học tại xã Lũng Cú.
Hết đoạn đường dốc đá, cỡ khoảng 1 tiếng đồng hồ, bàn chân đã chùn lại trong khuôn dép rọ bộ đội đứt quai. Tiếng Quỳnh thập thõm từ vòng cua phía trước: "Có qua mốc 427 không?".
Chắc chắn rồi. Bước chân ngoặt sang triền núi đất, rẽ cỏ lau - bụi cây thấp mà tìm đường, vòng chân khép lại, gượng nhẹ tránh những gốc ngô non mới vươn lá xanh bé tý, giữ những khoảnh đất hiếm hoi giữa hõm đá, triền rừng.
Mốc 427 nằm lưng chừng dốc, nhìn xuống xa là 428 chữ số sơn màu đỏ chót như mời gọi.
Ngồi bên 427 khoảng 15 phút, lại dò dẫm tìm đường ra lối mòn xuống 428 theo chiều dốc xuống, đứng nghỉ cũng thấy chùn chân. Không biết bao nhiêu lần muốn bỏ cuộc, rồi lại đi, lại nhìn về hướng sông Nho Quế.
Thêm vài lần trèo qua ruộng bậc thang, theo đúng bước chân của Quỳnh và chui qua lùm cây lút đầu, chợt vỡ òa cảm xúc khi mốc 428 hiện ra ngay trước mắt.
Cột mốc nhỏ thôi nhưng sừng sững trên kè đá, dưới là sông, trên là vách núi và Quỳnh bảo: "Gần 3 năm thống nhất địa điểm, xây dựng. Chỉ duy nhất sức người, sức ngựa gùi cõng từ hạt cát đến ca nước, mới tạo nên thành lũy dựng mốc biên cương.
Nói đến Lũng Cú và mốc 428, phải nhắc tới bản Xéo Lủng nằm chơi vơi trên vách núi sát đường biên.
Nơi đây, đúng 34 nóc nhà người Mông đã trụ vững ở mảnh đất này, trồng ngô, trồng màu và trở thành những người lính Biên phòng không đeo quân hàm canh giữ mỏm đất cực Bắc thiêng liêng, chặn đứng những âm mưu lấn chiếm từ bên kia biên giới.
Trên cao nguyên đá Hà Giang, đến đâu cũng thấy màu đá đen xám xịt. Nhưng ở cực bắc Xéo Lủng, người Mông bao đời nay đã kiên gan bám đá, bắt đá chuyển màu xanh ngắt rau - ngô.
Do đặc thù vùng biên, khách du lịch lên Lũng Cú, chỉ lên được cột cờ, còn Xéo Lủng và mốc 428, phải có sự đồng ý và bộ đội đi cùng, mới lên được. Chính vì hiếm hoi như vậy nên chặng đường xuống mốc, đồng bào trồng ngô ven đường cứ liên tục động viên: "Đi đi! Cố lên mà! Sắp tới rồi".
27km đường biên giới từ cột mốc 411 đến 428 do đồn biên phòng Lũng Cú đóng tại Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) canh giữ đều nằm cheo leo trên những mỏm núi đá xám.
Thượng úy Quỳnh kể ngày đường vào Xéo Lủng chưa được làm, mùa mưa hay mùa khô, bộ đội vẫn đều đặn đi tuần qua bản Xéo Lủng. Có những ngày tuyết rơi táp vào mặt, chân bị cước đau đớn nhưng vẫn phải bám chặt xuống đường đất đá. Ngay đêm giao thừa, Biên phòng cũng phải đi tuần dọc toàn tuyến, không bỏ một điểm mốc nào.
Câu chuyện về phân giới cắm mốc, về những buổi tuần tra, gian nan giữ mốc 428 của Quỳnh, như thể động lực khiến đôi chân của những người xuống tận mốc thêm dẻo dai, gắng sức leo lên đoạn đường vừa xuống, với lời thầm thì trong ngực: “Bộ đội đi suốt như thế, tại sao mình không thể?”...
Và chỉ cần có thế, lại động viên mình vượt qua mọi chông gai - vất vả để cùng đồng hành Áo ấm thực với những bạn bè cùng thực yêu quý biên giới, từ cột mốc địa đầu cho đến những đứa trẻ biên cương...
(Bài viết có sử dụng tư liệu của tác giả Hà Hương - Báo Tuổi trẻ TP.HCM).
------------------------------------------------------------------------------------------------
Thượng tá Nguyễn Hải Lý (Đồn trưởng Biên phòng Lũng Cú, BĐBP tỉnh Hà Giang) bấm đốt tay, chắc nịch với mình: "Xuất phát từ Xéo Lủng lúc 8 giờ, xuống mốc xong, lên lại Xéo Lủng khoảng 2 giờ chiều!" và quay sang nhắc Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú: "Nhớ mang theo lương khô ăn dọc đường!".
"10 km đi bộ, gì mà những 6 tiếng nhỉ?" - Thấy mình thắc mắc, Quỳnh cười: "Rất ít Đoàn đến được mốc 428, chỉ lưng chừng 427 đã không đi nổi rồi. Hôm trước, có mấy anh chị báo chí, tự hào là... leo Fan suốt cũng xuống mốc 428. Khi lên, không đi nổi nên anh em phải huy động ngựa thồ của đồng bào, cho các anh chị ấy bám đuôi ngựa kéo lên!".
Thế thì vất vả rồi! - Nhưng phải đến, bởi mốc 428 là điểm xa nhất về phía Bắc của Tổ quốc hình chữ S và chắc chắn dải đất nhỏ này chứa đầy cảm xúc với những người muốn khám phá từng điểm của dáng hình đất nước.
Xuất phát từ Xéo Lủng, mỗi người đút túi 1 chai nước, lương khô đựng hết trong ba lô dán chặt vào lưng, trượt theo triền dốc đứng, hướng sông Nho Quế trước mắt, xanh ngắt như 1 sợi chỉ.
Mùa này đồng bào vào vụ trồng ngô, cứ tý lại nép vách đá, nhường đường cho đám trẻ con vác cuốc, à à chạy theo mẹ mướt mải sọt gùi đựng phân - giống trên lưng, nhanh thoăn thoắt như chạy trên sân trường.
Thi thoảng, lại nghe tiếng ngựa thồ phì phò sau lưng. Những con ngựa Mông, vó đập mạnh lộp cộp xuống đường, liên tục xoay phải, xoay trái theo kiểu zích zắc để đi xuống con đường hẹp dốc đá, chỉ vừa 2 người tránh nhau.
Sùng Mí Mỷ, Bí thư Chi bộ thôn Xéo Lủng cũng vác cuốc đi làm ngô gần sông, ngại ngần nhìn đám chị em phụ nữ quần áo xanh đỏ, can: “Bảo chúng nó về đi, đường dốc lắm, không lên nổi đâu!”.
Mỷ nói, mình tin lắm, nhưng với mình, cái đích phía dưới là dòng Nho Quế xanh như ngọc và mốc 428 như một điểm đỏ vẫy gọi, không thể không đi.
Dù đã đứng trên đỉnh cột cờ Lũng Cú nhưng không phải ai cũng biết sau Lũng Cú còn có một dải đất nhỏ nhô ra phía dòng Nho Quế.
Từ đây, dòng Nho Quế đổ vào đất Việt, ôm trọn rẻo đất rồi chảy sang Mèo Vạc, Xín Cái về Cao Bằng. Thế nhưng, cái mỏm đất cực Bắc này là ngưỡng khó vượt.
Đường đi khó không chỉ bởi xa và dốc, đến con ngựa Mông còn phải ngại, mà bởi đi chệch vài bước là có thể gặp bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
Nếu tính theo đường chim bay, khoảng cách từ bản Xéo Lủng xuống mỏm đất xa nhất chỉ 2km.
Nhưng con đường đi xuống thử thách chân người trọn một buổi sáng. Nắng trên những triền núi đá quả khó chịu.
Người dẫn đường cho chúng mình là Thượng úy Nguyễn Vũ Quỳnh, Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Lũng Cú. Quỳnh quê Bắc Ninh, lấy vợ là cô giáo Nho, người thị trấn Đồng Văn, cũng dạy học tại xã Lũng Cú.
Hết đoạn đường dốc đá, cỡ khoảng 1 tiếng đồng hồ, bàn chân đã chùn lại trong khuôn dép rọ bộ đội đứt quai. Tiếng Quỳnh thập thõm từ vòng cua phía trước: "Có qua mốc 427 không?".
Chắc chắn rồi. Bước chân ngoặt sang triền núi đất, rẽ cỏ lau - bụi cây thấp mà tìm đường, vòng chân khép lại, gượng nhẹ tránh những gốc ngô non mới vươn lá xanh bé tý, giữ những khoảnh đất hiếm hoi giữa hõm đá, triền rừng.
Mốc 427 nằm lưng chừng dốc, nhìn xuống xa là 428 chữ số sơn màu đỏ chót như mời gọi.
Ngồi bên 427 khoảng 15 phút, lại dò dẫm tìm đường ra lối mòn xuống 428 theo chiều dốc xuống, đứng nghỉ cũng thấy chùn chân. Không biết bao nhiêu lần muốn bỏ cuộc, rồi lại đi, lại nhìn về hướng sông Nho Quế.
Thêm vài lần trèo qua ruộng bậc thang, theo đúng bước chân của Quỳnh và chui qua lùm cây lút đầu, chợt vỡ òa cảm xúc khi mốc 428 hiện ra ngay trước mắt.
Cột mốc nhỏ thôi nhưng sừng sững trên kè đá, dưới là sông, trên là vách núi và Quỳnh bảo: "Gần 3 năm thống nhất địa điểm, xây dựng. Chỉ duy nhất sức người, sức ngựa gùi cõng từ hạt cát đến ca nước, mới tạo nên thành lũy dựng mốc biên cương.
Nói đến Lũng Cú và mốc 428, phải nhắc tới bản Xéo Lủng nằm chơi vơi trên vách núi sát đường biên.
Nơi đây, đúng 34 nóc nhà người Mông đã trụ vững ở mảnh đất này, trồng ngô, trồng màu và trở thành những người lính Biên phòng không đeo quân hàm canh giữ mỏm đất cực Bắc thiêng liêng, chặn đứng những âm mưu lấn chiếm từ bên kia biên giới.
Trên cao nguyên đá Hà Giang, đến đâu cũng thấy màu đá đen xám xịt. Nhưng ở cực bắc Xéo Lủng, người Mông bao đời nay đã kiên gan bám đá, bắt đá chuyển màu xanh ngắt rau - ngô.
Do đặc thù vùng biên, khách du lịch lên Lũng Cú, chỉ lên được cột cờ, còn Xéo Lủng và mốc 428, phải có sự đồng ý và bộ đội đi cùng, mới lên được. Chính vì hiếm hoi như vậy nên chặng đường xuống mốc, đồng bào trồng ngô ven đường cứ liên tục động viên: "Đi đi! Cố lên mà! Sắp tới rồi".
27km đường biên giới từ cột mốc 411 đến 428 do đồn biên phòng Lũng Cú đóng tại Ma Lé (Đồng Văn, Hà Giang) canh giữ đều nằm cheo leo trên những mỏm núi đá xám.
Thượng úy Quỳnh kể ngày đường vào Xéo Lủng chưa được làm, mùa mưa hay mùa khô, bộ đội vẫn đều đặn đi tuần qua bản Xéo Lủng. Có những ngày tuyết rơi táp vào mặt, chân bị cước đau đớn nhưng vẫn phải bám chặt xuống đường đất đá. Ngay đêm giao thừa, Biên phòng cũng phải đi tuần dọc toàn tuyến, không bỏ một điểm mốc nào.
Câu chuyện về phân giới cắm mốc, về những buổi tuần tra, gian nan giữ mốc 428 của Quỳnh, như thể động lực khiến đôi chân của những người xuống tận mốc thêm dẻo dai, gắng sức leo lên đoạn đường vừa xuống, với lời thầm thì trong ngực: “Bộ đội đi suốt như thế, tại sao mình không thể?”...
Và chỉ cần có thế, lại động viên mình vượt qua mọi chông gai - vất vả để cùng đồng hành Áo ấm thực với những bạn bè cùng thực yêu quý biên giới, từ cột mốc địa đầu cho đến những đứa trẻ biên cương...
(Bài viết có sử dụng tư liệu của tác giả Hà Hương - Báo Tuổi trẻ TP.HCM).
------------------------------------------------------------------------------------------------
ơi Tổ quốc mến yêu của ta đó.....
Trả lờiXóaMình ở Hà Giang cũng hơn 2 năm lính vậy mà cho đến bây giờ chưa đặt chân lên đây lần nào. Có lẽ 12-7 này sau khi ở Vị Xuyên xong mình đi lên đó một chuyến để biết thêm về một vùng đất mà ngày xưa đơn vị mình có một đại đội cối 120 tăng cường cho huyện đội Đồng Văn.
Trả lờiXóaThật tuyệt vời. Mình sẽ sớm trở lại cột mốc này
Trả lờiXóaooh hum nọ đi tới đấy mà mình ko biết mốc 428 ở đó
Trả lờiXóa