Mai Thanh Hải - Mình kể lại chuyện Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương "đào ngũ" khỏi Trường Sa và nhận được rất nhiều phản hồi của bạn đọc, qua comment, email, điện thoại.
Một chị ở Bình Dương có chồng đóng quân ngoài đảo An Bang, kể: Cuối tháng 3 vừa rồi, anh chồng nghe tin có đoàn Bình Dương ra thăm, cứ thấp thỏm đợi các đồng hương.
Sau nghe tin Bình Dương không ra, mấy anh em cùng quê buồn hẳn, ghen tỵ ra mặt với anh em quê TP. Hồ Chí Minh, có đến mấy đoàn đạp bão gió, ra tận nơi, thăm mọi ngóc ngách của đảo
Hôm rồi, có 1 Đoàn cao cấp của Bộ T... ra thăm đảo (điểm khó tiếp cận nhất Trường Sa), anh chồng cùng anh em lái xuồng, quanh co gần 1 tiếng đồng hồ mới lên được. Anh em đưa xuồng lên bãi cát, vội vã về phòng thay quân phục khô ráo ra nói chuyện, giao lưu với khách và nghe Văn công hát.
Thế nhưng nói chưa hết câu chuyện, bộ đội mới nghe được đúng 1 bài hát, thì các bác cao cấp Bộ T đã đứng dậy... đòi về.
Anh em lại phải thay quần áo công tác, huy động bộ đội toàn đảo giữ xuồng, chắn sóng, lạch tạch cả tiếng đồng hồ, đưa các bác ra lại tàu đậu phía ngoài.
Anh chồng ngoài đảo tâm sự qua điện thoại với chị vợ: "Sao các bác nhạt quá?. Chả hiểu cho bộ đội, mong ngóng có đoàn ra để được giao lưu, được nghe hát. Vậy mà chả ai quan tâm hỏi han gì, trao được mấy gói bánh quy rồi về!"...
Mình nghe xong chuyện của anh chị, cũng chẳng biết nói thêm gì, ngoài câu: "Đó chỉ là số rất ít, những người thờ ơ với Tổ quốc, đồng bào!" và cứ quay quắt với mặn mòi An Bang.
An Bang - Đảo mang cái tên nghe cứ hun hút ấy nằm ở 7 độ 52’ 10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’ 42” kinh độ Đông.
Đảo nằm tận cùng phía Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Thuyền Chài 22 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Trường Sa 72 hải lý về phía Đông Nam.
Đảo nằm trên nền bãi san hô ngập nước, cấu trúc của đảo như một cây nấm san hô khổng lồ tạo nên.
Do đó khi đào công sự, bộ đội thường gặp những chỗ võng nước. Thuỷ triều lên, các hầm hào công sự rất dễ bị ngập nước.
Bờ đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng cao 2m. Bờ Bắc, Đông và Tây của đảo là những bãi cát hẹp.
Đây là đảo nhỏ chạy dài theo hướng Bắc Nam. Hàng năm từ tháng 4-7 mùa gió Tây Nam, bờ Nam của đảo được bồi thêm một bãi cát dài, từ mép nước bãi cát này đến rìa ngoài bãi san hô ngập nước khoảng 30m.
Do cấu trúc san hô của đảo An Bang dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chuyến tàu từ đất liền đến thăm cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang vào đúng mùa sóng dữ đã không thể vào được đảo.
Ra với An Bang dịp biển lặng tháng 4- 5, việc vào đảo cũng không hề đơn giản.
"Đặc sản" của An Bang là sóng dữ.
Có khi vài chục bộ đội trai tráng, khỏe mạnh đánh vật với cái xuồng, nhưng cũng chả giữ được xuồng đứng yên cho người nhảy xuống, mà thậm chí còn bị sóng tạt, đến đứt cả chân.
Thế nhưng chỉ cần ào 1 cái là cái xuồng đã bị sóng đánh bay vèo phát, nằm gọn gàng trên bãi cát, để lại trong lòng xuồng mấy chục khuôn mặt khách khứa từ đất lền thất thần, ngơ ngác, xanh như tàu lá và... nôn ọe ầm ĩ.
Cũng như đảo Phan Vinh, trên đảo An Bang không có giếng nước ngọt, chất đất là cát sạn, san hô nên trồng rau xanh gặp rất nhiều khó khăn.
Trước sự khắc nghiệt đó, bộ đội trên đảo An Bang đã phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để trồng cây.
Đảo đã không phụ công người, trải qua hơn 3 thập kỷ cải tạo, đảo An Bang từ đảo bãi đá san hô trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây bàng vuông, phong ba, muống biển...
Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam ghi rõ: Đầu tháng 3/1978 tình hình khu vực quần đảo Trường Sa xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Trung đoàn 146 (nay là Lữ đoàn 146, Đoàn Trường Sa) đã cử đồng chí Cao Anh Đăng làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Nguyễn Mã làm Phó chỉ huy cùng với cán bộ, chiến sỹ đặc công Đoàn 126 hành trình theo tàu HQ-601.
Đúng 20 giờ ngày 10/3/1978 ta đã triển khai xong nhiệm vụ đóng giữ đảo.
Tháng 11/1978, Hải quân Malaixia đã cho tàu chiến đấu vây ép đảo An Bang trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu cao, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực.
***
Mùa biển lặng này, An Bang ở nơi tít tắp xa xôi nên không có nhiều Đoàn ra thăm như Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn... Nhưng chắc chắn một điều, An Bang luôn là dấu son trong ký ức của những người đã một lần đến với đảo.
Cũng như câu hát hôm rồi, mình nghe Bình, Chính trị viên HQ-936 hòa tiếng ghi ta bập bùng trước mũi tàu, dưới đêm trăng vằng vặc: "Ơi Sinh Tồn ơi, An Bang hay Thuyền Chài. Đồng đội tôi canh giữ suốt bao năm" khiến cả bọn nhoài ra mạn tàu, ngóng mắt về chấm đèn biển chớp mắt đưa đường.
Sống ở biển, nhất là nơi tận cùng phía Nam quần đảo, không chỉ nước mà gió cũng mặn, nên bộ đội quen với mặn mòi. Thế nên đồng đội người Bình Dương, đừng vì "vài bác nhạt nhẽo" mà tủi buồn nhé!..
Cả nước vẫn mặn mòi, sẻ chia và thương nhớ với những người con máu đỏ da vàng giữ đảo, ở nơi mang tên An Bang tít tắp, xa xôi...
Phản hồi của độc giả và người trong cuộc:
- "Chuyến đi của các bác Bộ T... khởi hành ngày 28/4/2012, kế hoạch lúc đầu là 6/5/2012 về, nhưng các bác ấy đòi rút bớt 1 ngày, hôm nay đã về bờ rồi. Thời gian bị rút ngắn, trừ hơn 3 ngày đi về, chỉ còn hơn 4 ngày thăm 10 điểm đảo và DK1. Các bác cưỡi ngựa xem hoa, muốn đi ít ngày nhưng xem được nhiều hoa, mới nên nỗi!"
- "Công bằng mà nói, đoàn đó đông, lên An Bang vất vả, mất nhiều thời gian. Từ khi người đầu tiên lên được đảo đến khi người cuối cùng từ đảo về tàu cũng mất vài ba tiếng. Lẽ ra đoàn công tác nên dành nhiều thời gian cho An Bang hơn".
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một chị ở Bình Dương có chồng đóng quân ngoài đảo An Bang, kể: Cuối tháng 3 vừa rồi, anh chồng nghe tin có đoàn Bình Dương ra thăm, cứ thấp thỏm đợi các đồng hương.
Sau nghe tin Bình Dương không ra, mấy anh em cùng quê buồn hẳn, ghen tỵ ra mặt với anh em quê TP. Hồ Chí Minh, có đến mấy đoàn đạp bão gió, ra tận nơi, thăm mọi ngóc ngách của đảo
Hôm rồi, có 1 Đoàn cao cấp của Bộ T... ra thăm đảo (điểm khó tiếp cận nhất Trường Sa), anh chồng cùng anh em lái xuồng, quanh co gần 1 tiếng đồng hồ mới lên được. Anh em đưa xuồng lên bãi cát, vội vã về phòng thay quân phục khô ráo ra nói chuyện, giao lưu với khách và nghe Văn công hát.
Thế nhưng nói chưa hết câu chuyện, bộ đội mới nghe được đúng 1 bài hát, thì các bác cao cấp Bộ T đã đứng dậy... đòi về.
Anh em lại phải thay quần áo công tác, huy động bộ đội toàn đảo giữ xuồng, chắn sóng, lạch tạch cả tiếng đồng hồ, đưa các bác ra lại tàu đậu phía ngoài.
Anh chồng ngoài đảo tâm sự qua điện thoại với chị vợ: "Sao các bác nhạt quá?. Chả hiểu cho bộ đội, mong ngóng có đoàn ra để được giao lưu, được nghe hát. Vậy mà chả ai quan tâm hỏi han gì, trao được mấy gói bánh quy rồi về!"...
Mình nghe xong chuyện của anh chị, cũng chẳng biết nói thêm gì, ngoài câu: "Đó chỉ là số rất ít, những người thờ ơ với Tổ quốc, đồng bào!" và cứ quay quắt với mặn mòi An Bang.
An Bang - Đảo mang cái tên nghe cứ hun hút ấy nằm ở 7 độ 52’ 10” vĩ độ Bắc, 112 độ 54’ 42” kinh độ Đông.
Đảo nằm tận cùng phía Nam quần đảo Trường Sa, cách đảo Thuyền Chài 22 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Trường Sa 72 hải lý về phía Đông Nam.
Đảo nằm trên nền bãi san hô ngập nước, cấu trúc của đảo như một cây nấm san hô khổng lồ tạo nên.
Do đó khi đào công sự, bộ đội thường gặp những chỗ võng nước. Thuỷ triều lên, các hầm hào công sự rất dễ bị ngập nước.
Bờ đảo được bao bọc bởi hệ thống tường chắn sóng cao 2m. Bờ Bắc, Đông và Tây của đảo là những bãi cát hẹp.
Đây là đảo nhỏ chạy dài theo hướng Bắc Nam. Hàng năm từ tháng 4-7 mùa gió Tây Nam, bờ Nam của đảo được bồi thêm một bãi cát dài, từ mép nước bãi cát này đến rìa ngoài bãi san hô ngập nước khoảng 30m.
Do cấu trúc san hô của đảo An Bang dựng đứng nên 4 mùa sóng vỗ, việc ra vào đảo gặp nhiều khó khăn, nguy hiểm. Nhiều chuyến tàu từ đất liền đến thăm cán bộ, chiến sỹ đảo An Bang vào đúng mùa sóng dữ đã không thể vào được đảo.
Ra với An Bang dịp biển lặng tháng 4- 5, việc vào đảo cũng không hề đơn giản.
"Đặc sản" của An Bang là sóng dữ.
Có khi vài chục bộ đội trai tráng, khỏe mạnh đánh vật với cái xuồng, nhưng cũng chả giữ được xuồng đứng yên cho người nhảy xuống, mà thậm chí còn bị sóng tạt, đến đứt cả chân.
Thế nhưng chỉ cần ào 1 cái là cái xuồng đã bị sóng đánh bay vèo phát, nằm gọn gàng trên bãi cát, để lại trong lòng xuồng mấy chục khuôn mặt khách khứa từ đất lền thất thần, ngơ ngác, xanh như tàu lá và... nôn ọe ầm ĩ.
Cũng như đảo Phan Vinh, trên đảo An Bang không có giếng nước ngọt, chất đất là cát sạn, san hô nên trồng rau xanh gặp rất nhiều khó khăn.
Trước sự khắc nghiệt đó, bộ đội trên đảo An Bang đã phải chắt chiu từng giọt nước ngọt để trồng cây.
Đảo đã không phụ công người, trải qua hơn 3 thập kỷ cải tạo, đảo An Bang từ đảo bãi đá san hô trở thành một hòn đảo xanh tươi, rợp bóng mát của các loại cây bàng vuông, phong ba, muống biển...
Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam ghi rõ: Đầu tháng 3/1978 tình hình khu vực quần đảo Trường Sa xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp. Trung đoàn 146 (nay là Lữ đoàn 146, Đoàn Trường Sa) đã cử đồng chí Cao Anh Đăng làm Chỉ huy trưởng và đồng chí Nguyễn Mã làm Phó chỉ huy cùng với cán bộ, chiến sỹ đặc công Đoàn 126 hành trình theo tàu HQ-601.
Đúng 20 giờ ngày 10/3/1978 ta đã triển khai xong nhiệm vụ đóng giữ đảo.
Tháng 11/1978, Hải quân Malaixia đã cho tàu chiến đấu vây ép đảo An Bang trong suốt 11 ngày đêm, nhưng cán bộ, chiến sỹ trên đảo đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, không sợ hy sinh, kiên quyết bám trận địa sẵn sàng chiến đấu cao, bình tĩnh đối phó với địch, buộc chúng phải rút khỏi khu vực.
***
Mùa biển lặng này, An Bang ở nơi tít tắp xa xôi nên không có nhiều Đoàn ra thăm như Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn... Nhưng chắc chắn một điều, An Bang luôn là dấu son trong ký ức của những người đã một lần đến với đảo.
Cũng như câu hát hôm rồi, mình nghe Bình, Chính trị viên HQ-936 hòa tiếng ghi ta bập bùng trước mũi tàu, dưới đêm trăng vằng vặc: "Ơi Sinh Tồn ơi, An Bang hay Thuyền Chài. Đồng đội tôi canh giữ suốt bao năm" khiến cả bọn nhoài ra mạn tàu, ngóng mắt về chấm đèn biển chớp mắt đưa đường.
Sống ở biển, nhất là nơi tận cùng phía Nam quần đảo, không chỉ nước mà gió cũng mặn, nên bộ đội quen với mặn mòi. Thế nên đồng đội người Bình Dương, đừng vì "vài bác nhạt nhẽo" mà tủi buồn nhé!..
Cả nước vẫn mặn mòi, sẻ chia và thương nhớ với những người con máu đỏ da vàng giữ đảo, ở nơi mang tên An Bang tít tắp, xa xôi...
Phản hồi của độc giả và người trong cuộc:
- "Chuyến đi của các bác Bộ T... khởi hành ngày 28/4/2012, kế hoạch lúc đầu là 6/5/2012 về, nhưng các bác ấy đòi rút bớt 1 ngày, hôm nay đã về bờ rồi. Thời gian bị rút ngắn, trừ hơn 3 ngày đi về, chỉ còn hơn 4 ngày thăm 10 điểm đảo và DK1. Các bác cưỡi ngựa xem hoa, muốn đi ít ngày nhưng xem được nhiều hoa, mới nên nỗi!"
- "Công bằng mà nói, đoàn đó đông, lên An Bang vất vả, mất nhiều thời gian. Từ khi người đầu tiên lên được đảo đến khi người cuối cùng từ đảo về tàu cũng mất vài ba tiếng. Lẽ ra đoàn công tác nên dành nhiều thời gian cho An Bang hơn".
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Kéo xuồng thắng sóng |
Đã đưa xuồng lên với đảo |
Chiến thắng |
Sóng vẫn cố vớt vát kéo lại xuồng |
Tường bê tông chắn sóng, cho đảo bình yên |
Hải đăng An Bang phía cuối đảo |
Cổng vào đảo |
Tuổi còn trẻ con đấy, nhưng vẫn lặn lội ra với An Bang (ảnh: Phạm Thái) |
Đẩy xuồng, đưa khách về tàu |
Sóng tràn lên, chỗ 2 chàng lính giả vờ... đọc thư |
Cả đảo cùng chào |
Em có một ý kiến này, kể ra cũng hơi mông muội nhưng bác Hải thử xem nhé. ở ngoài Trường Sa em thấy gió rất nhiều, điện gió thì ko phải nói rồi, ko biết có dùng được điều hòa nhiệt độ ko bác nhỉ, nếu dùng được thì quyên góp cho ae ngoài đó mang ra chống cái nóng của đảo, nước thải của điều hòa, ta mang bình lọc ra lọc lại thành nước sạch dùng cho bộ đội. bác đi nhiều, xem ý kiến em thế nào. người mông muội. hi. CZ
Trả lờiXóaEm nghe nói là điện được lấy từ các tấm pin năng lượng Mặt trời, hôm nào không có MT là hôm đó mất điện cả ngày, chỉ tối mới chạy máy phát điện. AB còn được gọi là đảo Lò Vôi nên chắc nóng kinh khủng lắm. Các thiết bị thì cũ kỹ, hư hỏng hầu hết nhưng nếu trả lời thì phải nói là mọi thứ tốt he he
XóaCác bác yên tâm, nước ngọt ở Trường Sa bây giờ cũng không đến nỗi khó khăn như cách đây 10 năm vì các đảo đều có hệ thống bể chứa cùng nhiều phương tiện tích trữ nước mưa cho bộ đội dùng. Chính vì vậy mà tàu HQ 936 cũng không còn phải đi tiếp nước nhiều như trước. Riêng khoản máy phát điện bằng sức gió thì nên học tập kinh nghiệm của Bạch Long Vỹ (hiện chiếc máy trên đảo này đang đắp chiếu) trước khi mang ứng dụng ngoài Trường Sa để anh em ngoài đó khỏi mang tiếng là được trang bị nhiều phương tiện hiện đại mà sao vẫn kêu khổ.
XóaHôm rồi, có 1 Đoàn cao cấp của Bộ T ra thăm đảo (điểm khó tiếp cận nhất Trường Sa), anh chồng cùng anh em lái xuồng, quanh co gần 1 tiếng đồng hồ mới lên được. Anh em đưa xuồng lên bãi cát, vội vã về phòng thay quân phục khô ráo ra nói chuyện, giao lưu với khách và nghe Văn công hát.
Trả lờiXóaThế nhưng nói chưa hết câu chuyện, bộ đội mới nghe được đúng 1 bài hát, thì các bác cao cấp Bộ T đã đứng dậy... đòi về.
không hiểu những kẻ này,đầu óc có vấn đề không nhỉ,Bao công sức tiền bạc mới vào được đảo với anh em chiến sĩ,thế mà,,,,, Hay vào đó,không được phong bao,phong bì như đi họp ở đất liền.Qua bài học này,kết hợp với vụ Bình dưong " đào ngũ " Ban tổ chức chuyến đi,cũng lên rút kinh nghiệm để bố trí làn sau,như thông báo thời gian vào giao lưu với anh em ít nhất là mấy tiếng; đang nói với điều kiện thời tiết tốt: Để những kẻ cơ hội biết mà rút lui luôn,nhừong cho người khác suất đi thăm anh em CS,Vì không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn đi
Tôi tán thánh. Trường sa không phải là nơi những kẻ cơ hội kiếm điểm, kiếm hình cho kỳ ĐH tới (mong không bao có nửa).
XóaF 361
Xin lỗi 7 chớ không phai 17 hay 70.
Trả lờiXóaHình như bác nhầm vĩ độ của đảo An Bang phải không ? Chắc là 7 chớ không phải 70 bác nhỉ ?
Trả lờiXóaĐọc xong cảm thấy thêm thương yêu các bạn trẻ đang sống và làm nhiệm vụ trên đảo xa càng thấy ghét thêm"một bộ phận không nhỏ"quan chức ngày nay đang ngày càng xuống cấp về đạo đức,phẩm chất hành vi lối sống.Làm sao mà tống cổ loại người này ra khỏi cộng đồng xã hội cho đất nước đỡ bị ô nhiễm thói đạo đức giả đây
Trả lờiXóaBác Hải có biết tại sao ko dùng tời (chạy máy) để kéo thuyền vào đảo không?
Trả lờiXóaKhông có điện hay không khả thi hả bác?
Các bác muốn biết rõ thì . . . ra ngoài đó một lần!!!
XóaCó thể làm một giàn con lăn cố đinh dài khoảng 5m rộng 2m.Khi xuống dùng xong thì mang gian lăn ra và chỉnh cho đáy mũi xuồng vào và kéo thì nhẹ và nhanh hơn, sau khi kéo xong thì chỉ cần 5 chú khiêng vào và phủ bạt đề phòng hơi nước biển mặn sẽ ăn mòn thép.
Trả lờiXóaCầu chúc anh em chân cứng đá mềm nơi địa đầu Đất Mẹ, ôi thương anh em quá!
Trả lờiXóaƯớc gì được ra đảo Trường Sa nhỉ?.
Trả lờiXóaCực kỳ đơn giản! Mời bác xung phong đi bộ đội HQ rồi xin vào phục vụ ở Vùng 4 (Lữ 146) là được đi ngay thôi mà (mỗi đợt 2 năm)!!!
XóaBộ T là bộ nào, T. tin T. Thông hay TNMT, hay Tài chính... nói mẹ ra, còn úp mở chi nữa. Đến ông chủ tịch tỉnh còn chỉ đích danh được thì bộ kia sao khg dám nói. Bực cả mình.
Trả lờiXóaBác Mai Thanh Hải sống ngụ cư ở Hà Nội thì phải ngán mấy lão cơ quan Trung ương là đúng rồi (vớ vẩn nó trục xuất về An Lão HP thì bỏ mẹ), chứ sợ gì mấy thằng "cha căng chú kiết" mãi trong Bình Dương.
XóaNHẤT TRÍ VỚI BẠN.SỢ MẸ GÌ THẰNG C.. NÀO.LÀM BẬY THÌ CỨ PHANG THẲNG VÀO MẶT NÓ CHO NÓ NHỤC.MÀ CHẮC MẶT BỌN NÓ CHAI NHƯ ĐÍT KHỈ RỒI.
XóaBộ Thủy Sản của Bác Hải à , Bác sợ hay sao không dám nói
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCảm ơn anh Hải rất nhiều vì bài viết đậm chất biển. CHúc anh sức khỏe tốt , may mắn và an toàn trong những hành trình vì đại nghĩa.
Trả lờiXóaMuối An Bang mặn!
Trả lờiXóaMáu anh em mình nhuộm làm nước biển Hoàng Sa - Trường Sa càng mặn hơn.
Vẫn có không ít những kẻ đến đánh giặc bằng...miệng cũng câm tịt. H ơi
MTH không dám nói đích danh Bộ T là Bộ nào vì chắc Bộ đó có sếp quê ở Tiên lãng nên sợ bị hoa cà hoa cải bắn vào mông ấy mà.
Trả lờiXóa2 chú lính giả vờ đọc thơ trong sổ tay thì đúng hơn chứ ạ. Đọc bài anh Hải để thấy thương anh em chiến sĩ hơn, nhưng cũng tức mấy lão đã được đi Trường Sa mà lại nhạt nhẽo, hờ hững với anh em quá, trong lúc bao người mơ được ra đó chỉ để nắm những bàn tay kéo xuồng, ôm những tấm lưng cõng khách, nhìn những bát cơm với thịt hộp... mà không được. Biết đến khi nào mới có những tour du lịch ra Trường Sa nhỉ? Đó cũng là một cách khẳng định chủ quyền của ta mà. Tin rằng khi đó sẽ có nhiều đại gia bỏ tiền ra để được đi đến vùng biển đảo thiêng liêng của máu thịt Tổ Quốc.
Trả lờiXóaÝ kiến của bac Tom là dùng tời để kéo xuồng lên đảo cũng là ý kiến đáng quan tâm đấy chứ ạ ? chưa cần dùng động cơ mà chỉ dùng tời quay tay cũng đỡ sức lính hơn bao nhiêu rồi , mà làm cái đó là chắc không khó .
Trả lờiXóakhông biết có phải đoàn 200 quan khách của BTC do thứ trưởng Minh dẫn đầu ra đảo T.S hôm 3/5 dự lễ Tưởng niêm các anh hùng liệt sĩ không nhỉ.
Trả lờiXóaChuẩn không cÀn chỉnh bác à
XóaBác đó đây.
Trả lờiXóahttp://www.tienphong.vn/xa-hoi/576167/Bo-truong-giao-thong-dem-dan-cho-chien-sy-Truong-Sa-tpov.html
Chào bác. Hôm nay ngồi đọc loạt bài của bác thực sự xúc động chợt nhớ lại ngày xưa. Lại truyện ngày xưa (khoảng năm 1994-1996). Hồi đó em là lính HQ may mắn là lính tầu sướng lắm và đặc biệt là hay làm nhiệm vụ ở trường sa, hay được gặp Anh Em ngoài đó có mấy truyện góp thêm với các bác.
Trả lờiXóaTháng 9/1994 tàu e chở đoàn công tác ra làm việc ở TS đến đảo đá đông e lên đảo(e đi máy xuồng) gặp ngay ông bạn cùng đi lính, thời đó lính đảo thiếu thốn hơn bây giờ nhiều. Gặp nó hai thằng vui quá hỏi han nhiều nhưng trước khi về tầu nó dặn mày có viết thư về nhà thi nói có gặp tao ở ngoài này nhưng phải bảo là tao "béo đen và đừng nói là chúng tao vất vả thiếu thốn không Mẹ tao lại lo" khổ thế đấy. Lúc chia tay mình cứ rưng rưng nó chửi cho trận đéo gì dân hai ngón(dân hai phòng) mà cứ như đàn bà.
Nói về sự kiện 14/3/88 một lần ngồi uống rượu với Anh Hòa lúc đó là chủ nhiệm thông tin Lữ 125. Năm 88 anh ấy là đài trưởng HQ505 là người cuối cùng rời tàu HQ505 vì còn phải phát liên lạc về đất liền. Anh kể truyện lúc đánh nhau với TQ thực ra chỉ có 3 người một QNCN và hai chiến sĩ chơi tay bo với gần chục thằng tàu mà chúng nó không giằng nổi cờ của minh cuối cùng chúng nó phải xả sung bắn các Anh ấy. lúc đó quân mình đang bốc đá xuông cách rất xa chỗ các Anh đứng giữ cờ. Không biết lúc đó lấy đâu ra sức mạnh như thế nhỉ. Mình giữ được hai đảo như bây giờ phải ngàn lần biết ơn các Anh ấy.
Em cung tung ra den An Bang ma khong len duoc dao vi song qua du doi anh a, tiec qua! Giua thang 5 nay em co mot chuyen di Truong Sa nua ma khong the di duoc vi con trai em moi 1 tuoi. Co hoi khong nhieu nen tiec lam! Thay anh di nhieu ma ghen ti! (Xin loi, em comment bang dien thoai nen khong co dau a!)
Trả lờiXóaBác hải ơi! có cách nào được ra Trường Sa 1 lần không? Em mong ước được thăm các anh lắm. Ngày xưa đi lính có thông tin đơn vị em sẽ tăng cường cho Trương Sa, mới nghe thì thấy gian khổ nhưng thật lòng em vẫn muốn xung phong. Nhưng rồi chẳng thấy gì cả bọn em là lính Phòng Không bác ạh!
Trả lờiXóa