Mai Thanh Hải - Từ Trung tâm xã Sen Thượng (Mường Nhé, Điện Biên) lên đến bản Tả Ló San, ngay sát đường biên giáp với Trung Quốc, phải đi bộ và xe máy đúng 30 km đường xuyên qua rừng già âm u, dốc núi dốc ngược, san sát cột mốc 14 - 15 - 16.
Bộ đội Biên phòng Đồn Sen Thượng công tác tuyến đường này, ai cũng đi theo đội hình - cảnh giác từ mọi tiếng động lạ...
Ấy thế mà 2 đứa "chúng nó" - 2 cô giáo sinh năm 90,91, quê mãi tít Hòa Bình - Hải Dương, cứ đều đặn mỗi tuần 2 lần lùi lũi ra xã - vào bản, mặc trời nắng mưa, lũ lụt, đất lở, núi sập.
Hỏi, "chúng nó" bảo: "Phải ra mua lương thực - thực phẩm và để nghe... tiếng người!".
Băn khoăn: "Đi lại nhiều làm gì cho vất vả?", nhưng có đi cùng chúng nó vào bản, mới thấy cái chặng đường ra vào cuối tuần, có khi lại là "cứu cánh", để bám giữ niềm tin vào sự lần hồi kiếm đồng lương và mong manh giữ tuổi trẻ, chờ sự đổi thay công tác sau 3 năm dằng dặc bám bản, giữ trường...
Không điện sáng, không sóng điện thoại, không tivi, không cả sóng phát thanh nói tiếng Việt và dĩ nhiên, tiếng Kinh phổ thông, chỉ hãn hữu lắm mới gặp trong bản, khi có bộ đội Biên phòng ghé qua...
"Chúng nó" kể: Ngày nấu 1 bữa cơm, ăn cho cả ngày, dè sẻn từ giọt nước mắm; 2 ngày 1 lần, lọ mọ vào rừng kiếm củi; 3 ngày 1 lần, dắt nhau đi 6 km lên đỉnh cao có sóng điện thoại, nhắn tin - gọi điện cho người thân hoặc ra ngoài Trường chính, báo cáo công việc...
"Ngày 20/11 và 8/3, chúng em mua rượu uống say và ngồi trên giường, thi nhau hát!" - "Chúng nó" hồn nhiên kể vậy, khi nghe mình hỏi về ngày 20/11 sắp tới và bảo: "Cả xã toàn những điểm bản thế này, có được chuyển, cũng chỉ vậy mà thôi!"...
Trước khi về, mình định nhờ Trung úy Lò Văn Huyền, Đội trưởng Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Sen Thượng: Trước ngày 20/11, mua giúp mấy thùng mì tôm thay hoa, mang vào tặng "chúng nó", nhưng Huyên bảo: "Chả biết ngày ấy, mưa lũ có sạt đường hay không mà vào?", khiến mình cứ lẩn thẩn mãi, về cái khái niệm "người gieo chữ", "người lái đò" mà báo chí đang ầm ầm tung hô, những ngày này...
Bộ đội Biên phòng Đồn Sen Thượng công tác tuyến đường này, ai cũng đi theo đội hình - cảnh giác từ mọi tiếng động lạ...
Ấy thế mà 2 đứa "chúng nó" - 2 cô giáo sinh năm 90,91, quê mãi tít Hòa Bình - Hải Dương, cứ đều đặn mỗi tuần 2 lần lùi lũi ra xã - vào bản, mặc trời nắng mưa, lũ lụt, đất lở, núi sập.
Hỏi, "chúng nó" bảo: "Phải ra mua lương thực - thực phẩm và để nghe... tiếng người!".
Băn khoăn: "Đi lại nhiều làm gì cho vất vả?", nhưng có đi cùng chúng nó vào bản, mới thấy cái chặng đường ra vào cuối tuần, có khi lại là "cứu cánh", để bám giữ niềm tin vào sự lần hồi kiếm đồng lương và mong manh giữ tuổi trẻ, chờ sự đổi thay công tác sau 3 năm dằng dặc bám bản, giữ trường...
Không điện sáng, không sóng điện thoại, không tivi, không cả sóng phát thanh nói tiếng Việt và dĩ nhiên, tiếng Kinh phổ thông, chỉ hãn hữu lắm mới gặp trong bản, khi có bộ đội Biên phòng ghé qua...
"Chúng nó" kể: Ngày nấu 1 bữa cơm, ăn cho cả ngày, dè sẻn từ giọt nước mắm; 2 ngày 1 lần, lọ mọ vào rừng kiếm củi; 3 ngày 1 lần, dắt nhau đi 6 km lên đỉnh cao có sóng điện thoại, nhắn tin - gọi điện cho người thân hoặc ra ngoài Trường chính, báo cáo công việc...
"Ngày 20/11 và 8/3, chúng em mua rượu uống say và ngồi trên giường, thi nhau hát!" - "Chúng nó" hồn nhiên kể vậy, khi nghe mình hỏi về ngày 20/11 sắp tới và bảo: "Cả xã toàn những điểm bản thế này, có được chuyển, cũng chỉ vậy mà thôi!"...
Trước khi về, mình định nhờ Trung úy Lò Văn Huyền, Đội trưởng Vận động quần chúng của Đồn Biên phòng Sen Thượng: Trước ngày 20/11, mua giúp mấy thùng mì tôm thay hoa, mang vào tặng "chúng nó", nhưng Huyên bảo: "Chả biết ngày ấy, mưa lũ có sạt đường hay không mà vào?", khiến mình cứ lẩn thẩn mãi, về cái khái niệm "người gieo chữ", "người lái đò" mà báo chí đang ầm ầm tung hô, những ngày này...
Nỗi buồn như con sóng trào.Buồn này chưa hết buồn nào tới thêm.Chúc em chân cứng đá mềm.Vì đàn em dại đành quên xuân thì.Tim anh tưởng đã chai lì.Hôm nay thấy nghẹn cũng vì các em.
Trả lờiXóa