Mai Thanh Hải - Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) Vị Xuyên, Hà Giang nằm phía ngoài thị xã Vị Xuyên, cách TP. Hà Giang gần 20 km và cổng đứng giấu sâu trong lùm cây um tùm, phải đi rất chậm, rất chú ý mới nhìn thấy.
Mình đưa gia đình ngược lên thăm các địa danh biên giới Hà Giang, đúng ngày Xuân đầu năm, nhằm cận ngày 17/2 để con biết thực tế, không thể quên cái ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc xua 60 vạn quân tấn công khắp lượt 6 tỉnh biên giới phía Bắc và cuộc chiến giữ đất biên cương, kéo dài cả chục năm sau đấy, rưới máu đỏ của hàng chục vạn chiến sĩ - đồng bào.
Đầu Xuân, mưa phùn lép nhép như những ai đó ngăn bước, khắp từ Hà Nội lên Hà Giang, mua cả 1 bao to hương - tiền vàng và bó hoa cúc vàng rực rồi, vẫn phải xin thêm mấy tờ báo dọc đường, sợ trời mưa làm ướt giấy, không thể thắp nổi lửa thơm, trên mộ hơn 1700 người lính đang lặng lẽ gối đầu bên nhau, trên triền đồi Vị Xuyên.
Ấy thế nhưng, xong bữa cơm trưa qua quýt quán xe tải ven bờ sông Lô thuộc huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), ngược lên Hà Giang, mưa nhỏ dần và đột ngột ngừng hẳn, đường đang nhầy nhụa bùn đất đen đúa, bỗng se lại mịn màng và khô cong trong nắng vàng, cũng vừa cúi xuống vén mây...
Hình như, các bác các chú các anh đón mình lên...
Giống như hôm nào, từ Y Tý chạy về Bát Xát (Lào Cai) đúng chiều tối, dừng lại ven đường và trèo tường vào NTLS Bát Xát, thắp hương - ghi hình gần 200 ngôi mộ giữ lại những người lính hy sinh ngay đầu tháng 2/1979, cứ tưởng sẽ phải chụp hình bằng đèn flas, nhưng không ngờ vừa châm xong bó hương, trời chợt sáng bừng, quạnh quẽ, như thể các anh các bác kéo mây, giúp cho mình bấm máy...
Chiều Vị Xuyên: Đám thanh niên choai choai chắc nhà ngay cạnh NTLS, phì phèo thuốc lá, rú ga xe máy rầm rĩ và bốc đầu, uốn lượn ngay trong sân biểu diễn, tròn xoe mắt nhìn chiếc xe nhà mình lấm lem bùn đất và cả nhà lục tục bước xuống, lỉnh kỉnh hương hoa...
Năm trước, mấy lần đi Lũng Cú, đều dừng lại thắp hương NTLS Vị Xuyên, nên không ngạc nhiên trước cảnh vắng lặng, đìu hiu.
Cái thay đổi so với 1 năm mình qua, là có thêm chiếc ô màu đen trước tượng đài liệt sĩ, để che mưa cho người khấn vái - thắp hương, càng làm NTLS nhuốm màu tang tóc với 2 gam màu đen - trắng...
Ngồi nói chuyện với người Quản trang, ông ngạc nhiên khi thấy mình xui: "Ngày 17/2, các bác dành chút thời gian thắp cho mỗi mộ 1 nén nhang!" và lảng lảng: "Hôm Tết cũng thắp rồi đấy chứ!. Thi thoảng anh em cũng thắp mà!".
Hỏi ra mới biết: Các mộ liệt sĩ được thắp hương nhiều nhất vào ngày 27/7, 22/12 và nữa mới đến dịp Tết. "Đúng ngày 23 tháng Chạp vừa rồi và trước giao thừa, anh em chúng tôi thắp đủ cho hơn 1.700 ngôi mộ!" - ông Quản trang hào hứng và dè dặt: "Nói thật. Ngày 17/2, chỉ những người tham gia chiến tranh biên giới, nhớ đồng đội đến thắp hương. Đôi khi có một vài đơn vị thiệt hại nặng trong những ngày đó, cũng đến viếng. Như gia đình chú, ít lắm!"...
Nghe nỏm câu chuyện của mình, con gái giật tay: "Sao lại có ít người đến thắp hương vậy ba?. Các bác ấy cũng là Liệt sĩ, như trong Nghĩa trang Trường Sơn mà!"...
Mình không thể trả lời nổi con, mới 7 tuổi học lớp 1 bởi câu hỏi, như vết cắt đau quặn trong ngực mà hàng triệu người Việt đang hỏi...
Vết đau đó chỉ tạm nguôi ngoai, khi nhìn con cùng mẹ - chị - ông bà tỉ mẩn cắm hương lên từng ngôi mộ và con, môi đỏ chót bi bô đọc tên tuổi, quê quán của những người anh hùng ghi trên bia mộ, giữa chiều nắng hửng hiếm hoi đầu năm...
Và mình chắc rằng: Con gái mình, sẽ không bao giờ quên ngày 17/2/1979 - Ngày Trung Quốc bất ngờ xua 60 vạn quân đồng loạt tấn công khắp dải biên giới phía Bắc, đốt phá, chém giết, cướp bóc và hơn 1.700 người lính đang nằm ở NTLS Vị Xuyên, chỉ là con số rất nhỏ so với những người đã nằm xuống trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm lược đầu năm 1979 và ròng rã giữ đất biên cương, cả chục năm sau...
Rời Vị Xuyên, con gái giật tay nhắc: "Hôm nào, ba lại đưa chị em lên đây thắp hương cho các bác các chú đã đánh bọn Trung Quốc xâm lược nhé!"...
Vâng, Con gái!. Một nén hương trầm, một điếu thuốc thơm thắp trước vong linh những người nằm xuống, cũng đủ để ấm cả triền đồi Vị Xuyên, trong sự tri ân, từ tận đáy lòng...
----------------------------------------------------------------------
Mình đưa gia đình ngược lên thăm các địa danh biên giới Hà Giang, đúng ngày Xuân đầu năm, nhằm cận ngày 17/2 để con biết thực tế, không thể quên cái ngày 17/2/1979, khi Trung Quốc xua 60 vạn quân tấn công khắp lượt 6 tỉnh biên giới phía Bắc và cuộc chiến giữ đất biên cương, kéo dài cả chục năm sau đấy, rưới máu đỏ của hàng chục vạn chiến sĩ - đồng bào.
Đầu Xuân, mưa phùn lép nhép như những ai đó ngăn bước, khắp từ Hà Nội lên Hà Giang, mua cả 1 bao to hương - tiền vàng và bó hoa cúc vàng rực rồi, vẫn phải xin thêm mấy tờ báo dọc đường, sợ trời mưa làm ướt giấy, không thể thắp nổi lửa thơm, trên mộ hơn 1700 người lính đang lặng lẽ gối đầu bên nhau, trên triền đồi Vị Xuyên.
Ấy thế nhưng, xong bữa cơm trưa qua quýt quán xe tải ven bờ sông Lô thuộc huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), ngược lên Hà Giang, mưa nhỏ dần và đột ngột ngừng hẳn, đường đang nhầy nhụa bùn đất đen đúa, bỗng se lại mịn màng và khô cong trong nắng vàng, cũng vừa cúi xuống vén mây...
Hình như, các bác các chú các anh đón mình lên...
Giống như hôm nào, từ Y Tý chạy về Bát Xát (Lào Cai) đúng chiều tối, dừng lại ven đường và trèo tường vào NTLS Bát Xát, thắp hương - ghi hình gần 200 ngôi mộ giữ lại những người lính hy sinh ngay đầu tháng 2/1979, cứ tưởng sẽ phải chụp hình bằng đèn flas, nhưng không ngờ vừa châm xong bó hương, trời chợt sáng bừng, quạnh quẽ, như thể các anh các bác kéo mây, giúp cho mình bấm máy...
Chiều Vị Xuyên: Đám thanh niên choai choai chắc nhà ngay cạnh NTLS, phì phèo thuốc lá, rú ga xe máy rầm rĩ và bốc đầu, uốn lượn ngay trong sân biểu diễn, tròn xoe mắt nhìn chiếc xe nhà mình lấm lem bùn đất và cả nhà lục tục bước xuống, lỉnh kỉnh hương hoa...
Năm trước, mấy lần đi Lũng Cú, đều dừng lại thắp hương NTLS Vị Xuyên, nên không ngạc nhiên trước cảnh vắng lặng, đìu hiu.
Cái thay đổi so với 1 năm mình qua, là có thêm chiếc ô màu đen trước tượng đài liệt sĩ, để che mưa cho người khấn vái - thắp hương, càng làm NTLS nhuốm màu tang tóc với 2 gam màu đen - trắng...
Ngồi nói chuyện với người Quản trang, ông ngạc nhiên khi thấy mình xui: "Ngày 17/2, các bác dành chút thời gian thắp cho mỗi mộ 1 nén nhang!" và lảng lảng: "Hôm Tết cũng thắp rồi đấy chứ!. Thi thoảng anh em cũng thắp mà!".
Hỏi ra mới biết: Các mộ liệt sĩ được thắp hương nhiều nhất vào ngày 27/7, 22/12 và nữa mới đến dịp Tết. "Đúng ngày 23 tháng Chạp vừa rồi và trước giao thừa, anh em chúng tôi thắp đủ cho hơn 1.700 ngôi mộ!" - ông Quản trang hào hứng và dè dặt: "Nói thật. Ngày 17/2, chỉ những người tham gia chiến tranh biên giới, nhớ đồng đội đến thắp hương. Đôi khi có một vài đơn vị thiệt hại nặng trong những ngày đó, cũng đến viếng. Như gia đình chú, ít lắm!"...
Nghe nỏm câu chuyện của mình, con gái giật tay: "Sao lại có ít người đến thắp hương vậy ba?. Các bác ấy cũng là Liệt sĩ, như trong Nghĩa trang Trường Sơn mà!"...
Mình không thể trả lời nổi con, mới 7 tuổi học lớp 1 bởi câu hỏi, như vết cắt đau quặn trong ngực mà hàng triệu người Việt đang hỏi...
Vết đau đó chỉ tạm nguôi ngoai, khi nhìn con cùng mẹ - chị - ông bà tỉ mẩn cắm hương lên từng ngôi mộ và con, môi đỏ chót bi bô đọc tên tuổi, quê quán của những người anh hùng ghi trên bia mộ, giữa chiều nắng hửng hiếm hoi đầu năm...
Và mình chắc rằng: Con gái mình, sẽ không bao giờ quên ngày 17/2/1979 - Ngày Trung Quốc bất ngờ xua 60 vạn quân đồng loạt tấn công khắp dải biên giới phía Bắc, đốt phá, chém giết, cướp bóc và hơn 1.700 người lính đang nằm ở NTLS Vị Xuyên, chỉ là con số rất nhỏ so với những người đã nằm xuống trong cuộc chiến đấu đánh trả quân xâm lược đầu năm 1979 và ròng rã giữ đất biên cương, cả chục năm sau...
Rời Vị Xuyên, con gái giật tay nhắc: "Hôm nào, ba lại đưa chị em lên đây thắp hương cho các bác các chú đã đánh bọn Trung Quốc xâm lược nhé!"...
Vâng, Con gái!. Một nén hương trầm, một điếu thuốc thơm thắp trước vong linh những người nằm xuống, cũng đủ để ấm cả triền đồi Vị Xuyên, trong sự tri ân, từ tận đáy lòng...
----------------------------------------------------------------------
Khâm phục bố con, vợ chồng nhà này quá. Sao lính HP hy sinh nhiều thế. Mình sẽ xin 1 tấm ảnh trong số này để viết 1 bài.
Trả lờiXóaBác Admin ơi ! bức ảnh mộ Ls Nguyễn Văn Vân sao lại : Nhập ngũ 1984 ma hy sinh là 1979. Có sự nhầm lẫn gì chăng ?.
Trả lờiXóaBác Nhà Quê ơi Bác vào trang www.nguoiduado.vn mà xem Bác sẽ lý giải được sự "vô lý" ấy Bác ạ.
Xóanhà quê ơi, Liệt sĩ Nguyễn Văn Vân sinh năm 1963. tai với chả là mắt!
Trả lờiXóaBác này mới bị tai mũi họng nè.
XóaLiệt sỹ Nguyễn Văn Vân nhập ngũ 2/1984 sao lại hy sinh 8/1/1979 ?
Trả lờiXóaVô lý vậy sao lại không sửa đi ?
Lại một ngày Quốc Hận bị dìm trong quên lãng.
Trả lờiXóaRất cảm ơn Báo cả nhà đã làm được một việc trọng nghĩa. Đó là ước mơ của rất nhiều người dân nước Việt muốn mà chưa có điều kiện thực hiện được. Theo vòng khói nhang gia đình Hải thắp ngày ấy nơi nghĩa trang biên giới có vòng nha tâm nguyện từ gia đình mình - Hai thế hệ lính. Hải ạ!
Ôi bác Hải vẫn nhớ ngày 17/2/1979 à, tài thế! VTV, báo Nhân Dân và hàng trăm tờ báo khác quên rồi. Hình như họ bị bệnh gì đó nên chỉ nhớ những chuyện khác, hàng vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để bảo vệ biên cương là chuyện nhỏ, đáng quên.
Trả lờiXóaMong có nhiều gia đình như gia đình anh Mai Thanh Hải có tâm, có tầm nhớ đến những người con đã xả thân vì nước trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc!
Trả lờiXóaCảm động vô cùng anh Hải ơi. Tôi không có điều kiện như anh để lên HG vào dịp Tết này. Nhưng mỗi khi đi công tác lên các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc thì việc đầu tiên của tôi là đến viếng nghĩa trang liệt sĩ chống Tàu. Lần nào cũng thế, lặng lẽ, cô đơn trước bạt ngàn những ngôi mộ... Những nghĩa trang năm thì mười họa mới có người đến viếng thăm.
Trả lờiXóaChiều 30 Tết năm nào tôi cũng dắt thằng con trai đi viếng đài liệt sĩ ở nơi cư trú. Và năm nào cũng gặp cảnh tượng: ai cũng nhìn bố con tôi như những người lạ lẫm vậy. Ô hay, dân ta bao giờ mới có được phong tục này nhỉ? Nườm nượp người đi trảy hội, hương đốt ở vô vàn nơi đáng và không ( bao giờ cũng nhiều hơn) đáng đốt nhưng hầu như chẳng thấy ai ( trừ một vài đoàn đại biểu nào đó) đến viếng các nghĩa trang Liệt sĩ.
Cảm giác chung là buồn anh Hải ạ.
Thôi thì cái nước mình nó thế.
Tối hôm qua tôi cũng đơn lẻ đến Chùa PL lặng lẽ cúng những đồng bào của mình chết trong cái cuộc chiến tranh biên giới oan nghiệt năm nào.
Rất ít người nhớ ngày 17 tháng 2 là ngày kỉ niệm thật buồn của dân tộc ta. Cái ngày SỰ PHẢN BỘI TRÂNG TRÁO XUẤT HIỆN ĐỂ MẤY MƯƠI NĂM SAU NÓ KÉO THEO VÔ VÀN NHỮNG SỰ PHẢN BỘI KHÁC ĐẾN TỪ CHÍNH NGƯỜI VIỆT NAM TA.
Buồn.
Thank you mr. Mai Thanh Hai.
Trả lờiXóaNgày 17-2 nghĩa trang Vị Xuyên vắng vẻ vì ở đó có rất ít liệt sỹ hy sinh hôm 17-2. Đa số là các liệt sỹ hy sinh hôm 12-7 nên ở Vị Xuyên chỉ hôm 12-7 là rất đông.Sao MTH không chụp ảnh những hàng ghế của các bạn sư 356 tặng để mọi người nghỉ chân khi thăm viếng Liệt sỹ, đồng đội của các anh đâu có quên các anh vẫn từ khắp mọi nơi về với các anh vào những ngày sư đoàn mở chiến dịch.
Trả lờiXóaĐúng là NTLS Vị Xuyên không nhiều các anh hy sinh vào năm 1979, năm 1984 mới là năm chiến tranh ác liệt hơn ở Cửa khẩu Thanh Thủy anh Hải ạ. Tuy nhiên, đúng là rất vắng vẻ, nhất là so với các chùa chiền!
Trả lờiXóarất thích cách chú dạy con. cháu cũng đang cố gắng đi nhiều để học hỏi thêm. nhìn, xem cách chú đi, cháu nghĩ bản thân mình cần phải thay đổi, chứ đi như vậy vẫn còn vô thưởng vô phạt :)
Trả lờiXóaChúc anh và gia đình mạnh khỏe, may mắn và đi lại bình an vô sự
Trả lờiXóaMỘT TẤM LÒNG VỚI CÁC LIỆT SỸ! MONG CÓ NHIỀU NGƯỜI NHƯ VỢ CHỒNG BẠN
Trả lờiXóaMột nghĩa cử cao đẹp! Chúc bạn và gia đình gặp nhiều may mắn!
Trả lờiXóaYêu những tấm lòng như bạn!